Người Nhật Bản thích ăn đồ sống
Nhiều món ở Nhật Bản được thưởng thức tươi, không qua các công đoạn như chiên, rán, nấu… Cách ăn này khiến nhiều người e sợ về độ an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khi đặt chân tới xứ anh đào, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức ẩm thực đặc biệt với những món đồ sống. Các loại đồ ăn này đều đã được đầu bếp xử lý kỹ trước khi đến với thực khách. Văn hóa ăn sống đang dần vươn xa khỏi Nhật Bản, trở nên phổ biến hơn trên thế giới.
Vì sao người Nhật ăn đồ sống?
Đây là vấn đề được nhiều người đặt ra trên trang web chuyên hỏi đáp Quora. Chỉ cần tìm kiếm từ khóa “người Nhật” và “đồ ăn sống”, bạn sẽ nhận được lượng lớn câu hỏi cùng lời giải đáp từ thành viên diễn đàn.
Một số người tin đây là thói quen được “du nhập” từ miền Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, văn hóa đồ sống ở Trung Quốc khá hạn chế. Số ít tài liệu chưa kiểm chứng nói người Nhật ăn đồ sống vì ảnh hưởng từ Bách Tế – một vương quốc cổ nằm ở phía tây nam bán đảo Triều Tiên xưa.
Lý do người Nhật Bản thích ăn đồ sống vẫn chưa có lời giải đáp xác thực. Ảnh: Matador Network.
Sau khi vương triều sụp đổ, nhiều hoàng tộc và dân chúng Bách Tế đã di cư đến Nhật Bản. Họ quen ăn đồ sống nên đã tạo ảnh hưởng không nhỏ đến cách dùng bữa của người xứ anh đào.
Lịch sử của việc ăn đồ sống cũng có thể đến từ thời kỳ Jomon (giai đoạn đồ đá mới ở Nhật Bản). Người Jomon sống ở ven biển miền Đông Nhật Bản ngày nay. Thực phẩm của họ chủ yếu đến từ việc săn bắt hải sản và hái lượm thực vật như hạt dẻ, quả óc chó…
Dù vậy, hầu như không thể tìm thấy tài liệu chính xác lý giải việc người Nhật Bản thích ăn đồ sống. Văn hóa này đã len lỏi và ăn sâu vào tiềm thức của người dân xứ Phù Tang. “Chỉ khi lớn lên, tôi mới biết người nước ngoài không ăn trứng sống”, chủ blog ẩm thực Ikechan’s Japanese Food chia sẻ.
Bên cạnh đó, người Nhật Bản coi trọng độ tươi của nguyên liệu. Điều này khiến thực phẩm thô trở nên phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, thói quen ăn uống của mỗi người là khác nhau. Không phải người dân xứ anh đào nào cũng thích kiểu ăn đồ sống.
Những món ăn sống an toàn
Nỗi sợ đồ ăn sống của nhiều người đa số đến từ nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, ở một đất nước có trình độ khoa học cao như Nhật Bản, điều này có thể hạn chế đáng kể.
Salmonella, loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, thường xuất hiện khi ăn trứng gà chưa đủ chín. Tại Nhật Bản, điều này dường như không đáng bận tâm. Xứ anh đào nổi tiếng với món tamago kake gohan, hiểu đơn giản là cơm kèm trứng sống.
Món cơm trứng sống an toàn của người Nhật Bản. Ảnh: Love Foods.
Video đang HOT
Công thức món này khá đơn giản. Bạn chỉ cần đập quả trứng sống lên bát cơm chín rồi cho thêm nước tương, trộn đều. Vị béo ngậy của trứng kết hợp với cơm dẻo tạo nên món ngon.
Tinh túy của món tamago kake gohan nằm ở chính những quả trứng sống. Để được xét vào dạng “ăn được”, quả trứng phải trải qua nhiều quy trình kiểm tra gắt gao.
Tại các trại gà, người nuôi phải mặc đồ bảo hộ khi vào chuồng. Họ còn thực hiện các biện pháp bảo hộ bổ sung để ngăn gà tiếp xúc với nguồn lây bệnh hoang dã như chim, côn trùng và một số loài động vật khác. Do đó, gà nuôi ở Nhật Bản có khả năng nhiễm khuẩn salmonella thấp hơn. Từ đó, nguy cơ trứng nhiễm khuẩn độc cũng giảm.
Sau khi xuất chuồng, trứng được cho chạy qua một máy rửa, khử trùng, đồng thời kiểm tra vết nứt trên bề mặt vỏ. Những quả không đạt tiêu chuẩn sẽ bị bỏ. Khi đem bán ra thị trường, trứng ở Nhật Bản thường được mặc định dùng để ăn sống. Do đó, nó chỉ có hạn sử dụng khoảng 2 tuần để đảm bảo độ tươi ngon.
Quy trình kiểm tra nghiêm ngặt và cách chế biến đặc biệt giúp người Nhật Bản ăn được đồ sống. Ảnh: Getty.
Ngoài trứng sống, Nhật Bản còn nổi tiếng với món cá sống. Người dân xứ anh đào thích món này vì cá sống có lợi cho sức khỏe. Nếu nấu nướng, cá sẽ bị mất lượng lớn axit béo omega-3 lành mạnh. Tuy nhiên, nguyên nhân món cá sống trở nên phổ biến ở Nhật Bản cần được hiểu theo góc độ địa lý và tôn giáo.
Về địa lý, Nhật Bản là quốc gia được bao quanh bởi đại dương. Do đó, hải sản như cá trở nên phổ biến từ lâu đời. Các dòng hải lưu thay đổi trong năm giúp Nhật Bản có sự khác biệt về loại cá theo mùa. Những dòng sông sạch sẽ cũng tạo điều kiện cho cá nước ngọt sinh sôi, phát triển.
Nhật Bản chịu ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo. Tôn giáo này đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 hoặc 8. Do ảnh hưởng của đạo Phật, việc ăn thịt tại Nhật Bản đã giảm hẳn từ thế kỷ thứ 10. Việc tránh ăn thịt không phải điều lạ ở Nhật Bản bởi Thần đạo cũng coi loại thực phẩm này là thứ ô uế.
Không được ăn thịt, người dân nước này tìm đến cá như nguồn bổ sung protein. Họ bắt đầu tiêu thụ cá đánh bắt từ đại dương trong thời kỳ Edo. Món cá sống cũng dần phổ biến và được thay đổi với nhiều cách thưởng thức. Hiện nay, Nhật Bản có nhiều món ăn nổi tiếng với nguyên liệu chính là cá sống như sashimi, sushi, narezushi hay tekkadon…
Để món cá sống trở nên an toàn, người Nhật Bản luôn tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt. Họ áp dụng 2 phương pháp loại bỏ ký sinh trùng trên cá là cấp đông ở nhiệt độ sâu hoặc làm nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi đánh bắt, cá thường được giữ lạnh ở âm 20 độ C. Khi làm nóng, họ sẽ xử lý cá ở nhiệt độ cao (trên 60 độ C) trong ít nhất 1 phút.
Người dân xứ Phù Tang cũng diệt giun, sán bằng cách rắc một lớp muối mỏng trên cá. Khi ăn, họ thường dùng cá sống với những món có tính diệt khuẩn cao như wasabi, gừng, lá tía tô…
Rủi ro tiềm ẩn
Các loại đồ ăn sống đều có nguy cơ lây nhiễm sán, vi khuẩn. Điều này thường được xem nhẹ ở Nhật Bản vì họ có quy trình xử lý nghiêm ngặt thực phẩm trước khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên, nếu không ở xứ Phù Tang hoặc dùng bữa tại những nhà hàng chuẩn Nhật Bản, việc ăn đồ sống nên được cân nhắc kỹ.
Tờ Indian Today từng có bài báo khuyến cáo không bắt chước ăn torisashi như người Nhật Bản. Đây là món ăn biến tấu từ sashimi nhưng thay nguyên liệu chính thành thịt gà sống.
Lý do tờ này đưa ra là các chủ trại có thể tiêm thuốc kháng sinh cho gà – điều vốn đã gây hậu quả xấu cho người tiêu dùng. Mặt khác, gà nuôi ở các trang trại không đảm bảo vệ sinh an toàn có nguy cơ nhiễm khuẩn, sán cao hơn.
Ngay cả khi dùng bữa ở Nhật Bản, ít ai dám chắc 100% rủi ro sẽ không xảy ra. Năm 2011, 4 người đã tử vong khi ăn thịt bò sống ở chuỗi nhà hàng Foods Forus Co. Khoảng 180 người khác xuất hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm sau khi dùng bữa tại 6 nhà hàng thuộc chuỗi này ở các tỉnh Kanagawa, Toyama, Ishikawa, và Fukui.
Năm 2018, Tòa án Tokyo đã yêu cầu Foods Forus Co bồi thường 1,6 triệu USD cho gia đình các nạn nhân.
Rùng mình 5 món ăn sống ở Việt Nam khiến khách Tây "khiếp sợ"
Gỏi cá sống ở Sơn La, rượu tim rắn, tiết canh... đều được xem là những món ăn đặc sản được nhiều người Việt ưa chuộng nhưng lại khiến khách quốc tế rùng mình, "khiếp sợ" .
"Cá nhảy" là một món ăn đặc sản và quen thuộc trong nhiều gia đình người Thái ở Sơn La. Điểm khác biệt của món này chính là ở cách ăn rất lạ lùng. Cá phải còn sống, được chế biến và ăn ngay tại bàn. Muốn có món cá nhảy đúng chuẩn, người dân phải chọn loại cá được nuôi ở ao tự nhiên hoặc bắt ở suối nguồn, cách xa khu dân cư. Cá bắt về phải còn sống, thả vào chậu nước sạch thấy còn bơi khoẻ là đạt yêu cầu.
Điểm khác biệt của món ăn chính là cá phải còn sống và ăn kèm với các loại gia vị
Món này chế biến khá đơn giản nhưng yêu cầu phải đầy đủ nguyên liệu, bao gồm lõi chuối tươi, rau thơm, tỏi, ớt, mắc khén... Khi ăn, người ta bắt cá trực tiếp từ chậu, dùng dao nhỏ khía nhanh vào bụng cá, nặn ruột bỏ ra ngoài rồi thả nhanh vào hỗn hợp ăn kèm. Khi mổ cá phải nhanh tay để cá vẫn còn sống, thả ra còn có thể giẫy được. Cá mổ đến đâu thì ăn đến đó, như vậy thịt mới giòn ngọt, không có mùi tanh. Mỗi thực khách dùng một chiếc thìa nhỏ xúc cá kèm theo lõi chuối và nước chua đưa lên miệng thưởng thức.
Món tim rắn khiến nhiều người "rùng mình"
Tim rắn là món ăn lạ tại Việt Nam đã được rất nhiều chương trình truyền hình, phóng sự hay các blog đề cập đến. Tuy nhiên, đây cũng là món được xếp vào dạng những món ăn "kinh dị" bậc nhất thế giới.
Đây được xếp vào dạng những món ăn kinh dị bậc nhất thế giới
Theo đó, quả tim vừa lấy ra từ con rắn, vẫn còn đập và nóng hôi hổi được đặt giữa một chiếc đĩa nhỏ đựng tiết, sau đó, nó được thả vào chiếc cốc chứa rượu. Người thưởng thức sẽ uống liền một hơi cả rượu và tim rắn. Nhưng có những người lại có sở thích thưởng thức món tim rắn kỳ lạ và độc: nuốt trọn quả tim ngay khi nó vẫn còn đang đập mà không cần nhúng vào cốc rượu.
Tiết canh
Theo quan niệm của người Việt, tiết canh có tác dụng bồi bổ khí huyết. Tuy nhiên, hầu hết du khách quốc tế đều không dám thử món ăn được xem là "đặc sản" này. Theo đó, nguyên liệu của món ăn này là tiết động vật tươi được pha với nước mắm, hành hoa, và trộn với phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết. Khi ăn có thể ăn kèm với chanh và rau sống.
Dù được nhiều người Việt ưa chuộng nhưng các du khách quốc tế đều không dám thử
Theo quan niệm của người Việt, tiết canh có tác dụng bồi bổ khí huyết và là món ăn khá phổ biến trong các dịp lễ, Tết ở các làng quê Việt. Tuy nhiên, hầu hết du khách quốc tế đều không dám thử món ăn làm từ huyết động vật còn sống.
Đuông dừa
Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương - món ăn đặc sản của vùng Tây Nam Bộ. Trong đó, món ăn phổ biến nhất được chế biến từ đuông dừa là chấm mắm ớt ăn sống. Con đuông còn ngọ nguậy đặt trong bát nước mắm ớt cay, cứ thế gắp bỏ vào miệng sẽ cảm nhận được vị béo bùi mà nhiều người nói giống y như lòng đỏ trứng gà tan dần trong khoang miệng.
Con đuông dừa còn sống được bỏ trong mắm ớt khi ăn cứ thế thưởng thức trực tiếp để cảm nhận vị bùi béo của món ăn. Ảnh: H.T
Tuy vậy, không phải ai cũng dám thử món đặc sản này vì hình dạng đuông dừa dễ gây cảm giác sợ nhất là việc thưởng thức chúng khi còn sống. Hiện nay, loại vậy này đã bị cấm nuôi và phân tán dưới mọi hình thức do có hại cho môi trường.
Đặc sản "gỏi cá sống kiến vàng" ở Kon Tum
Đến huyện Sa Thầy, Kon Tum nơi sinh sống của dân tộc Rơ Măm bạn phải thức món cá gỏi kiến vàng độc và lạ. Món ăn mới nghe tên nhiều người cảm thấy sợ, nhưng khi được ăn rồi thì khó mà quên được hương vị đặc trưng "có một không hai".
Món gỏi trứng kiến vàng được xem là đặc sản của bà con huyện Sa Thầy, Kon Tum.
Theo đó, để làm được món ăn này, cá suối phải bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng chọn ổ kiến non, còn cả trứng đem về giã nhỏ để riêng. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo bột gạo rang cháy xém, dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miếng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của kiến non, vị cay xé của tiêu, ớt tạo nên hương vị ngon tuyệt vời.
Mắm tôm
Mắm tôm là một loại gia vị được làm chủ yếu từ muối ăn và tôm tươi, qua quá trình lên men tạo nên hương vị đặc trưng. Mắm tôm được dùng với bún đậu, bún thang, thịt chó, hoặc đơn giản là ăn kèm với vài miếng đậu hũ chiên cùng rau thơm. Nghe hấp dẫn là thế nhưng không phải thực khách nào cũng dám thử bởi mùi vị rất đặc trưng và có phần "khó chịu" của nó.
Mắm tôm là loại gia vị được ưa chuộng ở Việt Nam nhưng lại khiến khách Tây "khiếp sợ".
Trong tín ngưỡng của người Việt Nam, mắm tôm là thức ăn có tác dụng xua đuổi tà ma. Người ta cho rằng ăn mắm tôm sẽ không bị ma quỷ làm hại. Một số dân tộc trên miền núi còn có tục lệ, dù nhà nghèo đến mấy khi giỗ cha cũng phải có mắm tôm để cúng.
Những món ăn sống nổi tiếng của Nga và Trung Quốc Ẩm thực Trung Quốc được xem là đại diện cho một trong những di sản ẩm thực phong phú và đa dạng nhất trên thế giới. Với nguồn gốc phong phú ở các khu vực khác nhau của Trung Quốc, ẩm thực nơi đây đã được giới thiệu rộng rãi đến các khu vực còn lại trên thế giới - từ Đông Nam...