Người nhập cư chiếm cảng của Pháp
Hàng trăm người nhập cư hôm qua tràn vào một cảng ở miền bắc nước Pháp, xô đổ các rào chắn và chiếm một con thuyền đậu tại đây.
Những người nhập cư hôm qua tràn vào cảng Calais của Pháp. Ảnh: London News Pictures
35 người bị bắt giữ khi cố gắng đột nhập vào cảng Calais, miền bắc Pháp,BFMTV, một chi nhánh của CNN, dẫn thông tin từ nhà chức trách tỉnh Pas-de-Calais, cho biết. Trong số này, 24 người là dân nhập cư và 11 người là thành viên của nhóm hoạt động ủng hộ người nhập cư No Borders. 50 người leo lên một con tàu trong cảng để sang Anh nhưng bị binh sĩ ngăn chặn kịp thời. Khoảng 110 người khác đã được giải tán khỏi khu vực.
Vụ việc khiến giao thông giữa Calais và Dover, Anh, bị gián đoạn trong khoảng hai giờ. Cảng Calais hiện bị đóng cửa, theo bình luận được đăng tải trên mạng xã hội Twitter của DFDS Seaways, một công ty phà đến từ nước Anh.
“Một lần nữa, đây là bằng chứng cho thấy những tổ chức giả mạo ủng hộ người nhập cư đang nhắm tới việc gây bất ổn cho đời sống kinh tế”, Thị trưởng Calais Natacha Bouchart viết trên Facebook.
Trước đó, một cuộc biểu tình ủng hộ quyền của người nhập cư cũng diễn ra tại trung tâm thành phố Calais với khoảng 2.000 người tham gia.
Video đang HOT
6.000 người nhập cư và dân tị nạn sống tại Jungle, một trong những trại tị nạn nổi tiếng nhất châu Âu, nằm gần Calais, đang cố gắng tìm đường sang Anh một cách bất hợp pháp với hy vọng thay đổi số phận. Những người này hiện phải sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt và thiếu vệ sinh bởi trại Jungle được lập trên một khu đất thải.
Quang cảnh tại trại tị nạn Jungle gần Calais. Ảnh: EPA
Vũ Hoàng
Theo VNE
Thủ tướng Merkel báo động làn sóng bài Do Thái ở Đức
Làn sóng bài người Do Thái đang lan rộng ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức, khiến Thủ tướng Angela Merkel phải lên tiếng báo động và kêu gọi ngăn chặn.
Một người tị nạn chụp hình với Thủ tướng Đức Angela Merket - Ảnh: Reuters
Trên chương trình truyền thông hàng tuần của mình, Thủ tướng Merkel hôm 23.1 cho biết phong trào bài Do Thái đang phát triển mạnh ở Đức và đáng báo động hơn những gì người Đức có thể hình dung.
"Bài Do Thái ở Đức lan rộng nhanh hơn nhiều người nghĩ và hành động này cần phải được ngăn chặn, đặc biệt là trong những người trẻ đến từ những nước có mối thù hằn đối với người Israel (Do Thái)", bà Merkel phát biểu, theo Haaretz. Thủ tướng Merkel kêu gọi tăng cường giáo dục giới trẻ ở Đức về sự đóng góp của cộng đồng Do Thái vào sự phát triển khoa học, văn hóa, xã hội và kinh tế của nước Đức.
Phong trào bài Do Thái không chỉ tồn tại ở Đức với những cuộc biểu tình đòi tẩy chay và đe dọa cộng đồng này mà còn lan sang nhiều nước ở châu Âu, trong đó có Pháp và Anh, là những nước có cộng đồng người Do Thái sinh sống đông hơn nhiều ở Đức. Các tổ chức cực hữu "mọc lên như nấm" ở Pháp, Anh, Đức, Hy Lạp, Hungary, Thụy Điển và Ý nhằm chống lại người Do Thái, theo RT.
Nguyên do từ người tị nạn?
Biểu tình phản đối Israel và bài Do Thái lan rộng ở châu Âu - Ảnh minh họa: Reuters
Tổ chức của những người Israel JNS cho biết những người tị nạn xuất phát từ những quốc gia vốn có "hận thù sắc tộc" với người Do Thái và Israel đã làm bùng lên phong trào bài Do Thái ở Đức khi có những nhà lãnh đạo Đức gốc Do Thái phản đối tiếp nhận dòng người tị nạn.
JNS cho biết nhiều lãnh đạo gốc Do Thái xem dòng người tị nạn là mối đe dọa cho an ninh và trật tự xã hội của nước Đức. Chính những nhà lãnh đạo này đã làm họ tức giận và trả thù bằng những cuộc biểu tình phản đối, kể cả tổ chức những tấn công trực tiếp vào người gốc Do Thái trên đường phố ở Đức.
Ông Josef Schuster, Chủ tịch Hội đồng trung ương người Do Thái ở Đức, trong bài phát biểu hồi tháng 11.2015 cho biết dòng người người tị nạn đến Đức "đã tạo ra môi trường khiến sự thù địch nhằm vào người Israel và phong trào bài Do Thái trở nên phổ biến hơn", theo IsraelNationalNews. Phát biểu này được Thủ tướng Merkel nhắc lại hôm 23.1.
Khoảng 10.000 người Do Thái đã phải rời bỏ châu Âu để trở về Israel hồi năm 2015, Washington Post dẫn nguồn từ truyền thông của người Do Thái.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng bày tỏ quan ngại phong trào này khi tiếp một đoàn người Do Thái ở Đức tại Điện Kremlin hôm đầu tuần. Ông Putin nói rằng sẵn sàng chào đón người Do Thái nếu họ đến nước Nga và xin làm công dân nước này. Nga từng là nơi sinh sống của cộng đồng người Do Thái sau Thế chiến thứ II nhưng đã phải di cư sang châu Âu và Mỹ trong những năm cuối cùng của Liên bang Xô Viết, theo RT.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Đức là đất nước tuyệt nhất thế giới Đức là đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới này, ít nhất là theo nhận định của hơn 16.000 người khắp hành tinh vừa tham gia cuộc thăm dò ý kiến của tạp chí U.S. News and World Report. Nước Đức được cư dân toàn cầu bình chọn ở vị trí số 1 - Ảnh: Shutterstock Bất chấp cuộc khủng hoảng người...