Người nhập cảnh vào Việt Nam phải tự chi trả chi phí cách ly và xét nghiệm Covid-19
Tất cả người nhập cảnh tự chi trả chi phí cách ly và xét nghiệm; phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế điện tử (NCOVI)…
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 326/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 sáng ngày 11/9.
Từng bước tăng tần suất chuyến bay từ các nước ít nguy cơ lây nhiễm bệnh
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế theo lịch trình kiểm soát tốt dịch bệnh các chuyến bay, không để sơ xuất xảy ra. Lịch bay cụ thể do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xem xét, quyết định.
Tất cả người nhập cảnh tự chi trả chi phí cách ly và xét nghiệm; phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế điện tử (NCOVI); đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Phối hợp với các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Y tế xem xét, giải quyết các vấn đề khi mở lại đường bay thương mại quốc tế bao gồm việc lựa chọn các nhóm đối tượng ưu tiên nhập cảnh, lựa chọn cảng hàng không tiếp nhận chuyến bay thương mại quốc tế, phương án giải tỏa tại các cảng hàng không, phương án quản lý các trường hợp nhập cảnh, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, cách ly y tế phù hợp và các hướng dẫn khác đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch. Từng chuyến bay đều phải có phương án cụ thể, chặt chẽ, bảo đảm an toàn.
Phối hợp với Bộ Ngoại giao từng bước, thận trọng tăng tần suất chuyến bay từ các nước ít nguy cơ lây nhiễm bệnh để đưa chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nhập cảnh và đón công dân về nước.
Video đang HOT
Lựa chọn các cơ sở lưu trú làm nơi cách ly người nhập cảnh có thu phí
Về thực hiện cách ly người nhập cảnh tại cơ sở lưu trú có thu phí, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện cách ly người nhập cảnh tại các cơ sở lưu trú và có thu phí.
Các địa phương, trước hết là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh lân cận 3 thành phố trên khẩn trương chỉ đạo lựa chọn các cơ sở lưu trú làm nơi cách ly người nhập cảnh có thu phí, bảo đảm cơ số cách ly tối thiểu 10 ngàn người và có thể tăng dần trong thời gian tới.
Bộ Công an và chính quyền các địa phương nhất là ngành y tế tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ việc cách ly tại cơ sở lưu trú, bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch, không để lây nhiễm chéo và lây nhiễm trong cộng đồng.
Bộ Quốc phòng tiếp tục duy trì việc bố trí và chuẩn bị tốt các cơ sở cách ly tập trung tại các cơ sở quân đội.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép; xử lý nghiêm việc tổ chức nhập cảnh trái phép, các cơ sở lưu trú, khách sạn nhận người nhập cảnh trái phép lưu trú, doanh nghiệp nhận lao động là người nhập cảnh trái phép.
Các Bộ, ngành, nhất là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất với thủ tục nhanh gọn, rõ ràng, có thời hạn cụ thể và đầu mối chịu trách nhiệm việc cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao nước ngoài nhập cảnh làm việc tại Việt Nam.
Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy triển khai công việc theo hình thức trực tuyến trên môi trường mạng; tăng cường tuyên truyền hướng dẫn thực hiện phòng, chống dịch trong tình hình mới, đề cao cảnh giác, thường xuyên rà soát, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các cơ sở và hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện mục tiêu kép không để đình trệ, đứt gãy các hoạt động kinh tế.
Các Bộ, ngành, địa phương theo trách nhiệm và thẩm quyền được giao tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không để phải nhắc lại.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ việc giải ngân giai đoạn 2 gói an sinh xã hội, nhất là cho người lao động mất việc, mất thu nhập.
Xe khách liên tỉnh được hoạt động 100% tần suất, khách vẫn phải khai báo y tế điện tử
Bộ GTVT vừa cho phép các đơn vị kinh doanh vận tải cố định liên tỉnh được hoạt động 100% số chuyến xe trong biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt.
Tối 29/4, Bộ GTVT đã có công văn hỏa tốc gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các tỉnh, thành phố hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kết luận tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Bộ GTVT cho phép vận tải hành khách liên tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Nhóm có nguy cơ và Nhóm có nguy cơ thấp: Các đơn vị kinh doanh vận tải cố định liên tỉnh được hoạt động 100% số chuyến xe trong biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt; tuân thủ các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch.
Xe khách liên tỉnh được chạy đủ 100% tần suất biểu đồ đã đăng ký
Quyết định trên được đưa ra nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, phù hợp với thực tế hiện nay.
Cũng theo Bộ GTVT, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, bến xe nào có lượng khách tăng đột biến, Sở GTVT các địa phương có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc bố trí phương tiện tăng cường để giải toả hành khách và phải tuân thủ đúng các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch.
Liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong mùa dịch, theo quy định của Bộ GTVT, phải sắp xếp, bố trí hành khách ngồi giãn cách trên phương tiện cách nhau một ghế hoặc đảm bảo cách nhau 1m.
Tuy nhiên, việc giãn cách này không áp dụng đối với xe khách giường nằm nhưng phải bảo đảm chở đúng số người cho phép chở, theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và không được vượt quá 30 người trên phương tiện, kể cả lái xe, phụ xe.
Nhóm hành khách là thành viên sống trong cùng một gia đình không cần phải giãn cách 1m hoặc cách một ghế như quy định chung.
Bộ GTVT nhấn mạnh để đảm bảo các hoạt động giao thông vận tải được an toàn, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, các đơn vị kinh doanh vận tải cần trang bị dung dịch rửa tay (có ít nhất 60% nồng độ cồn), dung dịch khử khuẩn, thùng rác có nắp đậy trên mọi phương tiện vận tải hành khách.
Tất cả người điều khiển phương tiện, người phục vụ và hành khách đi trên phương tiện phải luôn đeo khẩu trang đúng cách. Hành khách trước khi đi phải khai báo y tế điện tử bắt buộc (chỉ khai báo y tế giấy khi không thực hiện được khai báo y tế điện tử); Kiểm tra thân nhiệt; Sát khuẩn tay.
Các đơn vị sắp xếp, bố trí hành khách ngồi giãn cách trên phương tiện: cách nhau một ghế hoặc đảm bảo cách nhau 1m; Hạn chế nói chuyện, ăn uống trong chuyến đi; Không khạc nhổ bừa bãi...
Bộ GTVT cũng khuyến khích thông gió tự nhiên trên phương tiện; Thực hiện khử khuẩn các bề mặt phương tiện trước và ngay sau khi kết thúc chuyến đi, trong quá trình di chuyển cần khử khuẩn thường xuyên tùy tình hình thực tế.
Thủ tướng: Mở cửa làm ăn nhưng không được chủ quan Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo các hãng hàng không xem xét mở lại đường bay thương mại giữa Việt Nam với một số quốc gia, khu vực. Sáng 11-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19. 20.000 người sắp nhập cảnh vào Việt...