Người nhập cảnh được mua hàng miễn thuế
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định 24/2009/QĐ-TTg, trong đó bổ sung quy định đối tượng và điều kiện được mua hàng miễn thuế là người nhập cảnh.
Cụ thể, người nhập cảnh ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh được mua hàng miễn thuế ngay tại cửa khẩu quốc tế sân bay nhập cảnh; không được mua hàng miễn thuế sau khi đã ra khỏi khu vực quản lý, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan tại cửa khẩu quốc tế sân bay nhập cảnh.
Người nhập cảnh khi mua hàng miễn thuế phải xuất trình hộ chiếu có đóng dấu nhập cảnh, thẻ lên tàu bay – Boarding pass. Cửa hàng miễn thuế phải sao chụp lưu một trong những chứng từ này.
Người nhập cảnh được mua hàng miễn thuế theo định mức hành lý miễn thuế quy định tại Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1-7-2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế.
Video đang HOT
Theo ANTD
Tặng danh hiệu không "cãi chày, cãi cối" cho Bộ Giáo dục?
Bộ Giáo dục và Đào tạo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vừa xác lập thành tích quy định có tuổi thọ ngắn nhấn, đó là quy định cộng điểm thi đại học cho Mẹ VN anh hùng, ban hành được 12 ngày thì phải bãi bỏ.
Cụ thể, ngày 4/7 Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên dự thi đại học, cao đẳng chính quy, trong đó có điều khoản bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03 (cộng 2 điểm thi đại học), gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng;Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/8/2013.
Đúng 12 ngày sau, chiều 16/7, Bộ GD&ĐT lại ra Thông tư số 28 thông báo bãi bỏ đối tượng ưu tiên thi tuyển sinh là 3 nhóm đối tượng trên. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/8/2013.
Quy định cộng 2 điểm ưu tiên thi đại học cho các Bà mẹ VN anh hùng của Bộ GD&ĐT phải bãi bỏ sau 12 ngày ban hành.
Quyết định bãi bỏ quy định trên được Bộ GD&ĐT đưa ra khi dư luận có nhiều ý kiến không đồng tình, thiếu tính khả thi vì hiện nay cả 3 nhóm đối tượng được đưa bổ sung trên tuổi đều đã cao, những người còn sống cũng phải 70-80 tuổi.
Tuy nhiên, cũng khó lòng trách Bộ GD&ĐT được vì tình trạng ban hành văn bản, quy định trên giấy, thiếu thực tế nên khi đưa ra lấy ý kiến hoặc thực hiện bị người dân, xã hội phản đối phải sửa đổi, bãi bỏ đã không còn xa lạ đối với các cơ quan quản lý.
Vì vậy, không khó để hiểu khi giải thích về quy định trên, lãnh đạo Bộ GD&ĐT có nói "nhằm cụ thể hóa pháp lệnh số 04 - Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định 31 của Chính phủ". Ra vì thế mà Bộ DG&ĐT ra quy định không cần xét rằng nó có thực tế, có thực hiện hay không, chỉ biết rằng cần phải có quy định như thế để thể hiện tinh thần "đền ơn, đáp nghĩa" là được.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tình trạng ban hành quy định thiếu thực tế ở Việt Nam nhiều vô kể, hầu như lĩnh vực quản lý nào cũng có, nhưng không phải cơ quan ban hành văn bản nào cũng "luôn luôn lắng nghe, nhanh thấu hiểu" như Bộ GD&ĐT do Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đứng đầu. Dư luận phản đối, thấy quy định mình ban hành thiếu thực tế là lập tức Bộ này cho hủy, dù quy định mới đưa ra được 12 ngày và còn chưa tới ngày có hiệu lực.
Đâu như các quy định khác, khi ban hành bị dư luận phản đối vẫn cố làm cho bằng được, chỉ khi dư luận quá bức xúc, cơ quan kiểm tra văn bản nhắc nhở, yêu cầu mới hủy bỏ, có thể kể ra đây như Nghị định 105 về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức của Bộ VH-TT-DL (cấm mang vòng hoa, qua tài không được lắp kính...); xử phạt xe chính chủ của Bộ GTVT; Chứng minh thư nhân dân để tên cha mẹ; xử phạt người đội mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng; thịt không được bán qua 8 tiếng của Bộ NN&PTNT...
Nhưng để những quy định đấy được hủy bỏ, cũng phải mất thời gian khá dài, có quy định thậm chí đã đưa vào thí điểm, thực hiện được một thời gian...
Tình hình nghiêm trọng tới mức Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng phải thốt lên rằng: "Ban hành nghị định về chứng minh nhân dân có tên cha mẹ, dân người ta bức xúc, bây giờ bảo phải dừng lại, Chính phủ lại đề xuất cái Luật căn cước. Căn cước là cái gì, chắc là chứng minh nhân dân chứ còn gì nữa, sao lắm tên gọi thế, lại còn thêm Luật hộ tịch nữa, bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi... Các đồng chí cứ vẽ ra lắm loại giấy tờ như vậy là tôi không chịu, có ra Quốc hội tôi cũng nói như vậy".
Như thế mới thấy thái độ biết lắng nghe, biết chỉnh sửa của bộ GD&ĐT là rất đáng hoan nghênh, không cố "cãi chày, cãi cối" cho cái sai của mình. Như vậy rất đang để tặng thêm cho Bộ GD&ĐT thành tích "cơ quan ban hành quy định có tuổi đời ngắn nhất".
Theo Phunutoday
"Phản bác" Giám đốc Sở Y tế đề nghị dân đi khám bệnh... buổi chiều Nêu biện pháp giảm tải cho các bệnh viện, Giám đôc Sở Y tê Hậu Giang đề nghị người dân nên đi khám bênh vào buổi chiều. Đê nghị "tréo ngoe" này bị cả Chủ tịch HĐND lân Chủ tịch UBND tỉnh phản bác. Chiều ngày 11/7, kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Hậu Giang khóa 8 thực hiện phiên chất vấn và...