Người nhà nữ du khách Việt bị đánh bom chết được cảnh sát hộ tống đến bệnh viện
15 giờ 30 ngày 30.12, em trai nạn nhân tử nạn trong vụ đánh bom vào xe chở đoàn khách Việt tại Ai Cập cho biết đã có mặt tại Ai Cập để lo cho người thân của mình.
Hiện trường vụ đánh bom ở Giza REUTERS
Liên quan đến vụ đoàn xe chở du khách Việt bị đánh bom ở Ai Cập, em trai của nạn nhân Nguyễn Thúy Quỳnh (sinh năm 1962) cho biết đã đáp máy bay xuống Ai Cập vào lúc 14 giờ 30 ngày 30.12 theo giờ Việt Nam.
Chị của hướng dẫn viên Việt Nam tử nạn ở Ai Cập vì đánh bom giấu mẹ về cái chết của em trai
Chị của hướng dẫn viên Việt Nam tử nạn ở Ai Cập: “Tối đó, Tiến còn livestream cho mẹ xem Kim Tự Tháp”
Em trai của nạn nhân cho biết, trong chuyến xe chở đoàn khách trên còn có anh Lê Đức Minh (chồng chị Quỳnh). Anh Minh bị thương nhẹ ở tay phải. Sau vụ đánh bom, chị Quỳnh bị thương nặng nên được cách ly riêng với chồng, nhưng sau đó chị Quỳnh không qua khỏi.
Hiện em trai của 2 nạn nhân đang trên đường di chuyển từ sân bay về bệnh viện. Được biết, thời gian di chuyển về đến bệnh viện khoảng 1 giờ đồng hồ.
Có 3 xe cảnh sát của Ai Cập đi theo hộ tống đoàn từ Việt Nam đến trong chuyến bay này.
Trước đó, theo giới chức Ai Cập, 3 du khách Việt Nam đã thiệt mạng cùng một hướng dẫn viên người Ai Cập trong vụ đánh bom ở quận Haram, thành phố Giza tối 28.12.
Chiếc xe buýt bị trúng bom khi đang di chuyển qua tuyến đường gọi là hành lang El-Maryoutiya ở quận Haram, cách khu vực kim tự tháp và tượng nhân sư khoảng 7 km.
Theo thông báo sáng 29.12 của Bộ Ngoại giao, vụ đánh bom xảy ra vào lúc 18 giờ 15 ngày 28.12 tại Cairo, Ai Cập.
Đoàn xe chở 15 khách du lịch Việt Nam của Saigontourist đã trúng bom làm 3 người tử vong, 12 người bị thương, trong đó 10 người bị thương nặng hiện đang điều trị tại bệnh viện và 2 người bị thương nhẹ đã được đưa về trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập chăm sóc.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Trần Thành Công đã đến hiện trường và tới bệnh viện Al Haram nơi điều trị các nạn nhân để thăm hỏi, động viên và nắm tình hình.
Thủ tướng Ai Cập cũng đến bệnh viện để thăm hỏi và chia buồn với các nạn nhân. Đại sứ đã làm việc với Bộ trưởng Du lịch và Bộ Y tế đề nghị có biện pháp hỗ trợ điều trị tích cực cho các nạn nhân bị thương và tạo thuận lợi để giúp công dân Việt Nam sớm trở về nước an toàn.
Bộ Ngoại giao đã liên hệ với Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam, đề nghị hỗ trợ cấp thị thực khẩn cho thân nhân của những người bị nạn, để sớm sang Ai Cập, phối hợp với các bên liên quan giải quyết quyền lợi cho các nạn nhân.
Theo TNO
Xe chở du khách Việt bị đánh bom: Không thể hủy hết tour đến Ai Cập
Trả lời Báo Lao Động, ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, sau sự cố xe chở khách du lịch Việt Nam bị đánh bom tại Ai Cập, Tổng cục không thể ra lệnh cấm hay hủy các tour du lịch đến đất nước này được.
Việc hủy tour sẽ gây nên nhiều thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp lữ hành và làm ảnh hưởng đến nhu cầu của khách du lịch.
Xe chở du khách Việt Nam bị ném bom tại ngoại ô thủ đô Cairo. Ảnh: AFP
Sự việc chiếc xe chở 15 du khách người Việt bị đánh bom tại ngoại ô thủ đô Cairo, Ai Cập đang gây nên những hoang mang đối với những ai đang có ý định đi du lịch đến đất nước này.
Sau sự cố đau lòng này, Tổng Cục Du lịch đã có văn bản khuyến cáo các công ty lữ hành không đưa khách du lịch đến những nơi nhạy cảm, nguy hiểm, có khả năng bị đánh bom tại Ai Cập.
Có ý kiến cho rằng, trong thời điểm này, Tổng cục Du lịch cần khuyến cáo công ty lữ hành và khách du lịch không nên đến Ai Cập. Trả lời Lao Động về vấn đề này, ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, nếu bắt buộc phải dừng lại các tour du lịch đến Ai Cập thời điểm này, sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề.
"Tour du lịch đến Ai Cập có chi phí rất lớn, bao gồm visa, vé máy bay, khách sạn. Việc hủy tour sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp lữ hành, đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến nhu cầu của du khách. Không phải địa điểm nào ở Ai Cập cũng nguy hiểm. Chỉ có vài ba địa điểm có nguy cơ xảy ra khủng bố, còn trung tâm thủ đô Cairo và một số địa phương khác, vấn đề an ninh rất tốt", ông Ngô Hoài Chung nhấn mạnh.
Đại diện Tổng cục Du lịch nhấn mạnh, giải pháp tốt nhất đối với các công ty lữ hành hiện nay khi tổ chức tour du lịch đến Ai Cập là thường xuyên liên hệ với nhà chức trách địa phương, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập để có những thông tin cần thiết, kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho khách du lịch.
Liên quan đến công tác xử lý sau sự cố, ông Ngô Hoài Chung khẳng định, hiện nay lãnh đạo Công ty Saigontourist và Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã sang Ai Cập để phối hợp với các cơ quan chức năng Ai Cập tìm hiểu và xử lý về sự việc. Công tác hỗ trợ người nhà nạn nhân và các nạn nhân cũng đang được tiến hành. Một số người nhà nạn nhân được cấp phép visa và đã có mặt tại Ai Cập.
Năm 2018 khép lại với những sự cố ngoài mong muốn đối với ngành du lịch. Theo ông Ngô Hoài Chung, đây đều là những sự cố đáng tiếc. "Du lịch là một ngành nhạy cảm, ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề từ chính trị đến thiên tai, dịch bệnh, cả những vụ việc như khủng bố. Không ngoại trừ cả những việc lợi dụng chính sách du lịch, con đường du lịch để lừa đảo. Lúc đó du lịch trở thành nạn nhân", ông Chung nói.
PHI YẾN
Theo LĐO
Danh tính 3 người Việt thiệt mạng trong vụ đánh bom khủng bố ở Ai Cập Tới chiều ngày 29-12 theo giờ Việt Nam, danh tính 3 du khách người Việt Nam bị thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ở quận Haram, Cairo (Ai Cập) đã được xác định. Theo phóng viên VOV thường trú tại Cairo (Ai Cập), tới 11 giờ trưa ngày 29-12 (giờ địa phương, tức 16 giờ cùng ngày theo giờ Việt Nam),...