Người nhà nạn nhân TNGT vây Huyện ủy, phản đối bản án vừa tuyên
Sau 7 ngày xét xử, TAND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đã tuyên phạt bị cáo Đặng Thị Thuấn (SN 1982, trú tại phường Đông Vĩnh, TP Vinh) 24 tháng tù giam. Tuy nhiên, khi tòa vừa tuyên án xong, rất đông người nhà nạn nhân đã kéo sang trụ sở huyện ủy phản đối vì cho rằng tòa chưa xử đúng người đúng tội.
Sáng 27.11, TAND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) tiếp tục xét xử và đã tuyên phạt bị cáo Đặng Thị Thuấn (SN 1982, trú tại phường Đông Vĩnh, TP.Vinh) mức án 24 tháng tù giam về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.
Bị cáo Thuấn tại phòng xét xử
Trước đó, sáng 20.11 đến TAND huyện Hưng Nguyên mở phiên tòa xét xử, nhưng do sự phức tạp của phiên tòa nên đến sáng nay (27.11) TAND huyện Hưng Nguyên mới tuyên án.
Theo cáo trạng, vào 20 giờ 40 phút ngày 18.3.2015, Nguyễn Hữu Tưởng (SN 1986, trú tại xã Thành Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) điều khiển xe ô tô BKS 37A – 11678, chở chị Đặng Thị Thuấn và ba người khác. Khi về đến địa phận xã Nam Giang, Nam Đàn, xe dừng lại cho mọi người đi vệ sinh.
Sau đó, Tưởng nhờ Thuấn lái xe hộ một đoạn vì mệt và buồn ngủ (Thuấn đã có bằng lái xe hạng B1). Thuấn điều khiển xe đi theo Quốc lộ 46 đến đường tránh thành phố Vinh thì rẽ theo đường tránh ra phía Bắc.
Khi đến đoạn đèn xanh đèn đỏ giao giữa Quốc lộ 1A và Quốc lộ 46B (địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên) thì có người trên xe nói “rẽ phải chứ răng lại đi thẳng”. Thuấn đánh tay lái chuyển hướng rẽ phải nhưng không giảm tốc độ đã đâm vào xe ô tô BKS 37C 074.01 do anh Phạm Văn Tuấn điều khiển chở theo 4 người khác đang dừng đèn xanh đèn đỏ trên Quốc lộ 46B.
Hậu quả, anh Tuấn tử vong trên đường đi cấp cứu, ông Nguyễn Văn Thu ngồi trên xe anh Tuấn bị thương tổn 15% sức khỏe, chiếc xe của anh Tuấn hư hỏng, thiệt hại hơn 448 triệu đồng.
Khi vụ án đang được điều tra, tòa án chưa xét xử nhưng ngày 6.6.2015 Công an huyện Hưng Nguyên đã ra quyết định trả vật chứng là chiếc xe ô tô BKS 37A-11678 cho chủ phương tiện là ông Nguyễn Hữu Tịch và xe ô tô BKS 37C07.401 cho chị Hồ Thị Huyền (vợ anh Tuấn).
Video đang HOT
Con của nạn nhân Phạm Văn Tuấn cầm di ảnh bố tại phiên tòa
Trong phiên tòa xét xử sáng nay, người nhà nạn nhân yêu cầu bị cáo Thuấn và anh Nguyễn Minh Tưởng phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.
HĐXX đã tuyên phạt Đặng Thị Thuấn án 24 tháng tù giam, buộc bị cáo Thuấn và anh Nguyễn Minh Tưởng phải chịu trách nhiệm dân sự, đền bù số tiền hơn 530 triệu cho gia đình nạn nhân gồm: tiền tổn thất tinh thần, tiền mai táng phí, tiền thiệt hại chiếc xe ô tô BKS 37C 074.01.
Ngoài ra, cả Thuấn và anh Tưởng phải chịu trách nhiêm cấp dưỡng cho vợ nạn nhân là chị Hồ Thị Huyền 800 ngàn đồng/tháng; chu cấp tiền nuôi dưỡng 4 con của nạn nhân mỗi cháu 600 ngàn đồng/tháng cho đến 18 tuổi; cấp dưỡng nuôi mẹ nạn nhân mỗi tháng 500 ngàn đồng/tháng.
Sau khi kết thúc phiên tòa, người nhà nạn nhân đã vây ở cổng Huyện ủy huyện Hưng Nguyên phản đối phán quyết của tòa
Tuy nhiên, khi tòa vừa tuyên án xong, hàng chục người nhà nạn nhân đã kéo đến cổng Huyện ủy phản đối bản án.
Đến khi có sự can thiệp của lực lượng Công an thì người nhà nạn nhân mới bình tĩnh hơn. Đại diện người nhà nạn nhân cho biết, gia đình sẽ làm đơn kháng cáo.
Theo Danviet
Cần làm gì khi cấp cứu người bị tai nạn giao thông?
Khi gặp vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, cần nhanh chóng gọi người hỗ trợ, cấp cứu (115). Trường hợp nạn nhân chảy nhiều máu, cần băng bó lại cho cầm máu, sau đó di chuyển nạn nhân tới bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương.
Tối 8.11, một chiếc taxi đã đâm liên tiếp nhiều xe máy tại cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc (Hà Nội). Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong và 7 người khác bị thương.
Sau khi xảy ra tai nạn, tài xế taxi là anh Đặng Ngọc Cường (SN 1975) nhảy từ cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc xuống đất. Hiện, anh Cường đang trong tình trạng nguy kịch.
Hiện trường vụ tai nạn trên cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc khiến 1 người tử vong, 7 người bị thương.
Tuy nhiên, sau vụ tai nạn, nhiều người đã tranh luận về cách cứu người bị nạn thế nào cho đúng. Phóng viên có cuộc trao đổi với tiến sĩ Hoàng Bùi Hải, bác sĩ Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Bác sĩ Hải cho biết, khi người dân chứng kiến các vụ tai nạn nghiêm trọng và tham gia cấp cứu, cần lưu ý một số bước cơ bản sau:
Bước 1: Nhanh chóng gọi người hỗ trợ.
Bước 2: Xem nạn nhân bị ngừng tim chưa (gọi hỏi không biết, ngừng thở hoặc thở ngáp, mạch cổ không đập). Nếu nạn nhân ngừng tim, cần để nạn nhân nằm ngửa nhẹ nhàng, duỗi thẳng chân tay, tránh gập cổ...
Sau đó ép tim ngay, đặt 2 tay chồng lên nhau giữa ngực nạn nhân và ép thật mạnh, thật nhanh, thả tay để ngực nở tối đa sau mỗi lần ép tim. Ép tim liên tục không nghỉ, sau 2 phút có người thay.
Người cấp cứu ép cho đến khi tim nạn nhân đập lại (tỉnh ra, thở được, có mạch cổ đập), hoặc cho đến khi nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp đến. Chỉ di chuyển nạn nhân bị ngừng tim vào bệnh viện khi tim đã đập lại.
Nếu nạn nhân vẫn tỉnh, hoặc lơ mơ, vẫn tự thở thì sang bước 3.
Bước 3: Đặt nạn nhân nằm nghiêng an toàn, nằm nghiêng một bên, 2 tay duỗi, một chân vắt chéo sang bên đối diện.
Bước 4: Cố định cột sống cổ của nạn nhân, yêu cầu cột sống cố phải thẳng với trục cơ thể. Có thể dùng 2 bao cát hay 2 viên gạch chèn 2 bên tai khi bệnh nhân nằm.
Bước 5: Tìm các vết thương chảy máu để cầm máu bằng cách băng ép bằng quần áo, dây. Với nạn nhân chảy máu ở đầu, người cứu phải quấn băng quanh đầu để cầm máu, nhưng vẫn phải luôn giữ đầu cố định.
Bước 6: Cố định các vết thương gãy xương như xương đùi, xương cẳng tay bằng nẹp, giúp giảm đau cho nạn nhân.
Bước 7: Di chuyển nạn nhân vào bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương, có thể bằng ô tô... Tuyệt đối không vận chuyển bằng xe máy. Giữ tư thế đầu thẳng với trục cơ thể trong suốt quá trình vận chuyển.
Bác sĩ Hoàng Bùi Hải lưu ý, trong quá trình tham gia cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn, phải bảo vệ cột sống cổ của bệnh nhân khi di chuyển bằng cách một người đỡ đầu để thẳng trục với thân, một người xốc nách từ sau, một người đỡ hai chân. Cả 3 người cùng lùi cùng tiến để đầu, cột sống cổ luôn thẳng trục với thân mình. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn tỉnh táo nhưng chấn thương cột sống cổ mất vững, khi di chuyển và sơ cứu, người giúp đỡ vô tình xốc ngược người bị nạn lên, cổ không được bảo vệ đã gây đứt tủy cổ dẫn đến nạn nhân choáng tủy có thể chết ngay hoặc có thể bị liệt cơ hô hấp, liệt tứ chi không hồi phục. Đây là sai lầm dễ mắc phải của người cứu hộ thiếu kiến thức.
Theo Nguyễn Đức (danviet.vn)
Vợ mang thai 4 tháng nhìn chồng chết dưới bánh xe tải Trên đường chở vợ đi làm về bằng xe máy, xe của anh Dũng va chạm với một xe tải khiến hai vợ chồng té ngã ra đường. Anh Dũng bị xe tải cán chết tại chỗ, người vợ may mắn thoát nạn. Gần 22 giờ đêm qua 6.11, CSGT Công an H.Hóc Môn (TP.HCM) mới xử lý xong hiện trường vụ tai...