Người nhà nạn nhân Airbus A320: Từ bình tĩnh đến “hóa điên”
Nỗi đau của các gia đình nạn nhân trong thảm kịch Airbus A320 nhân lên gấp bội khi đi kèm với đó là sự giận dữ, phẫn nộ tột cùng khi được tin cơ phó cố tình lái máy bay đâm vào núi, cướp đi mạng sống của 149 người khác.
Mặc dù đau đớn vì đột ngột mất đi người thân, gia đình các nạn nhân vụ Airbus A320 sáng 26.3 vẫn gắng gượng tập trung ở sân bay Marignane của thành phố cảng Marseille, nước Pháp để ngóng tin tức.
Và tất cả mọi người đều bị sốc nặng khi trong cuộc họp báo được tổ chức tại đây, vị công tố viên thành phố Marseille thông báo với họ rằng, cơ phó người Đức Andreas Lubitz, 27 tuổi đã cố tình “hủy diệt” máy bay, lái chiếc Airbus A320 đâm vào núi, cướp đi sinh mạng của 149 người khác.
Một phụ nữ òa khóc khi hay tin người thân gặp nạn trên chiếc máy bay Airbus A320 mang số hiệu 4U9525 rơi xuống vùng núi cao hẻo lánh Apls, miền nam nước Pháp hôm 24.3.
“Ban đầu, khi đến đây, họ đều cố gắng giữ bình tĩnh và giữ yên lặng”, một trong các thông dịch viên tại cuộc họp báo ở Marseille trả lời phỏng vấn báo Pháp La Provence. “Khi công tố viên xuất hiện để công bố những thông tin liên quan đến người thân của họ, họ bắt đầu đặt ra rất nhiều câu hỏi. Mọi người đều sốt sắng muốn biết, chuyện gì đã xảy ra với những người thân yêu của họ. Mọi người muốn biết, người thân của họ phải chịu đựng những gì trong những phút cuối cùng”, thông dịch viên cho biết.
Tuy nhiên, sau khi công tố viên tiết lộ chi tiết thông tin thu được từ máy ghi dữ liệu buồng lái, mọi nỗ lực giữ bĩnh tĩnh bị phá vỡ, mọi người đều sụp đổ. Những tiếng la hét, kêu gào như điên dại vang lên khi công tố viên công bố rằng, cơ phó máy bay Andreas Lubitz đã cố tình lái phi cơ đâm vào sườn núi hẻo lánh miền nam nước Pháp, giết chết những người thân yêu của họ.
“Những tiếng la hét, kêu gào điên dại vang lên. Nước mắt vỡ òa. Nhiều người nức nở. Thật khó để chịu đựng nỗi đau đó. Thật khó khăn đối với họ (gia đình các nạn nhân) cũng như chúng tôi để tiếp nhận thông tin đó. Rất nhiều bác sĩ và chuyên gia tâm lý đã đến an ủi, xoa dịu họ”, người thông dịch viên nói.
Một số người cố nén lòng, đặt câu hỏi “Vì sao?” đầy ám ảnh về động cơ của cơ phó – người được mô tả là vẫn thở rất bình thường và không một chút do dự khi lái máy bay đâm vào núi, giết chết hàng trăm người vô tội.
“Chúng tôi chưa thể lý giải động cơ của anh ta”, công tố viên Marseille Brice Robin tuyên bố.
Công tố viên Marseille Brice Robin trong buổi họp báo
Trong khi đó, bao trùm thành phố Haltern-am-See (Đức), quê hương của đoàn học sinh gồm 16 em đều trong độ tuổi 15, 16, thiệt mạng khi đang ngồi trên chiếc máy bay xấu số để trở về nhà là bầu không khí tang thương, sốc và phẫn nộ. Các em học sinh và 2 giáo viên đã mãi mãi ra đi sau chuyến thực tế kéo dài 1 tuần rất bổ ích và thú vị tại Barcelona, Tây Ban Nha theo một chương trình trao đổi học sinh.
Một giáo viên trường Joseph-Koenig-Gymnasium, nơi 16 học sinh học tập chia sẻ toàn bộ thành phố đang phẫn nộ trước tin cơ phó đã cố tình “hủy diệt” máy bay.
Video đang HOT
“Một cuộc tự sát sao có thể dẫn đến cái chết của 149 người khác chứ?”, một giáo viên cất lời.
Một nữ sinh trường Joseph-Koenig-Gymnasium, nơi 16 người bạn của cô thiệt mạng trong thảm kịch mang tên Airbus A320 khóc nức nở
Hiệu trưởng của trường Joseph Koenig Gymnasium, ông Ulrich Wessel cho hay, chính ông là người thông báo diễn biến mới nhất của thảm kịch với các giáo viên và “tất cả họ đều choáng váng như tôi”.
“Nếu nguyên nhân gây ra tai nạn là lỗi kỹ thuật thì nó có thể được sửa chữa để ngăn chặn các sự cố trong tương lai. Nhưng trong trường hợp này, một cuộc tự sát lại có thể dẫn đến cái chết của 149 người khác. Và đó chính là điều khiến tất cả chúng phẫn nộ. Tôi không thể tưởng tưởng nội gia đình các nạn nhân đang phải chịu đựng những gì”, ông Wessel nhấn mạnh.
Học sinh trường Joseph Koenig Gymnasium đau đớn trước sự ra đi đột ngột của các bạn học.
Ông Bodo Klimpel, thị trưởng của thành phố Haltern-am-See chia sẻ: “Tôi choáng váng, phẫn nộ, sốc và không thể nói nên lời trước thông tin mới nhất này. Tôi tự hỏi khi nào cơn ác mộng này sẽ kết thúc”.
“Các gia đình nạn nhân đã phải chịu đựng đủ những đau đớn và mất mát khi hay tin nguời thân của họ đột ngột ra đi. Nhưng khi nguyên nhân được làm sáng tỏ là do một cá nhân cố tình gây ra, nỗi đau thậm chí càng nhân lên gấp bội. Chúng tôi không thể tưởng tượng nổi chuyện này”, ông Klimpel phát biểu trong một cuộc họp báo.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã lên tiếng tuyên bố, thông tin mới nhất về vụ tai nạn mang lại “một bi kịch mới”. Đức có 75 công dân trên máy bay.
Các quan chức Pháp, Đức và Mỹ cho biết, họ chưa xác định được liệu có dấu hiệu của chủ nghĩa khủng bố trong vụ tai nạn này hay không. Hiện họ đang tập trung điều tra “đời sống cá nhân, gia đình và môi trường làm việc của cơ phó nhằm cố gắng xác định động cơ thúc đẩy anh ta hành động cực đoan như vậy.
Ngày 24.3, chiếc máy bay Airbus A320 mang số hiệu 4U9525 của hãng hàng không giá rẻ Germanwings bị rơi xuống thung lũng giữa vùng Digne và Barcelonnette (tỉnh Alpes-de-Haute-Provence, miền Nam nước Pháp) trên đường bay từ thành phố Barcelona của Tây Ban Nha tới thành phố Dusseldorf của Đức. Giới chức trách Pháp khẳng định, Airbus A320 đã vỡ tan tành và toàn bộ 150 người trên máy bay đã thiệt mạng (bao gồm 144 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn).
Theo Dân Việt
Cứu hộ Pháp gồng mình tìm thi thể nạn nhân máy bay trên núi cao
Các đội cứu hộ đang đối mặt với một nhiệm vụ khổng lồ là tìm kiếm các phần thi thể nạn nhân trên một khu vực núi rộng hàng nghìn mét, địa hình hiểm trở. Lực lượng tìm kiếm không thể tiếp cận hiện trường bằng đường bộ và phải dựa hoàn toàn vào trực thăng.
Hiện trường vụ rơi máy bay của hãng Germanwings là một khu vực núi hẻo lánh và hiểm trở, cao 2.000 m thuộc dãy An-pơ, miền nam nước Pháp.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các phần thi thể tại hiện trường tai nạn.
Giới chức Pháp cho hay các phần thi thể và mảnh vỡ máy bay rơi xuống một khu vực rộng khoảng 2 héc-ta, từ 1.600-2.000 m.
Khu vực nơi chiếc A320 của Germanwings rơi xuống rất hẻo lánh và có địa hình hiểm trở. Lực lượng cứu hộ không thể tiếp cận hiện trường bằng đường bộ và chỉ có thể dựa vào trực thăng.
Nhưng trực thăng lại không thể hạ cánh trên các sườn núi vì không nơi nào đủ bằng phẳng để hạ cánh an toàn.
Các đội tìm kiếm được đưa xuống hiện trường bằng dây cáp.
Lực lượng cứu hộ giàu kinh nghiệm đã được triển khai cho chiến dịch tìm kiếm.
Họ phải rất thận trọng để không bị trượt trân xuống các vách núi.
Các đội tìm kiếm phải rà soát hiện trường để thu thập các phần thi thể và chuyển bằng trực thăng xuống khu vực tập kết.
Giới chức Pháp dự đoán chiến dịch tìm kiếm và thu thập tất cả các mảnh thi thể có thể mất vài tuần.
Chiếc máy bay A320 đã đâm xuống núi hôm 24/3 khi đang trên hành trình từ Tây Ban Nha đi Đức. Phần lớn trong số 144 hành khách trên chuyến bay xấu số là công dân Tây Ban Nha và Đức.
Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Tây Ban Nha đã tới hiện trường vụ tai nạn hôm 25/3.
Lãnh đạo 3 nước hướng mắt về phía khu vực nơi máy bay gặp nạn.
Khu vực tập kết của lực lượng cứu hộ.
An Bình
Theo Dantri/AFP, Getty, AP
Cơ phó máy bay Đức hành động giống "kẻ giết người máu lạnh" Một chuyên gia tâm lý hàng đầu của Anh cho rằng cơ phó trên chuyến bay 4U9525, người cố tình cho chiếc A320 lao xuống núi ở miền nam nước Pháp, hành động giống một kẻ giết người hàng loạt "máu lạnh". Cơ phó Andreas Lubitz (Ảnh: CBC) Một loạt các thông tin gây sốc về viên cơ phó Andreas Lubitz, 28 tuổi,...