Người nhà Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt kháng cáo về khối tài sản lớn
Trong khi Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì mẹ và vợ của ông chủ Việt Á có đơn kháng cáo liên quan đến khối tài sản lớn.
Sau khi nhận mức án 29 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong khi đó, vợ và mẹ bị cáo Việt đều có kháng cáo liên quan đến khối tài sản lớn.
Cụ thể, bà Đàm Thị Trịnh (mẹ của ông Phan Quốc Việt) đề nghị tòa án cấp phúc thẩm hủy bỏ kê biên, phong tỏa 52 sổ tiết kiệm đứng tên của bà tại các Ngân hàng VIB, BacABank, ĐongABank và VietinBank.
Bà Hồ Thị Thanh Thủy (vợ ông Phan Quốc Việt) cũng có đơn kháng cáo với nội dung đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm hủy bỏ việc kê biên, phong tỏa 2 sổ/thẻ tiết kiệm đứng tên 2 con của bà và bị cáo Phan Quốc Việt với tổng số tiền là 20 tỷ đồng tại Ngân hàng ACB.
Bị cáo Phan Quốc Việt tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: CTV
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX dành nhiều thời gian để thẩm vấn Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt và những người liên quan về số tài sản lớn đã kê biên.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Phan Quốc Việt xác nhận có 3 tài khoản ngân hàng, 55 sổ tiết kiệm đứng tên mình với tổng số tiền hơn 321 tỷ đồng bị phong tỏa. Cơ quan chức năng cũng phong tỏa 52 sổ tiết kiệm đứng tên mẹ bị cáo Việt (tổng số tiền 142 tỷ đồng) và 2 sổ tiết kiệm đứng tên con bị cáo (trị giá 20 tỷ đồng).
Video đang HOT
Trình bày về 52 sổ tiết kiệm đứng tên mẹ mình, bị cáo Phan Quốc Việt cho hay, đây là số tiền mà bị cáo trả nợ cho mẹ.
Trước câu hỏi của HĐXX về cơ sở nào để xác định số tiền 142 tỷ đồng trong các sổ tiết kiệm là của mẹ bị cáo, ông chủ Việt Á khẳng định, quá trình làm ăn nhiều lần phải vay tiền gia đình. Số tiền mẹ bị cáo có được có thể do vay bạn bè và các nguồn khác. HĐXX đã triệu tập mẹ của bị cáo Việt nhưng người này không có mặt tại tòa.
Ở phần tuyên án, về số tiền trong tài khoản tiết kiệm của mẹ và con bị cáo Phan Quốc Việt, HĐXX cho rằng, đây là tiền liên quan đến tiền bán kit test nên yêu cầu bị cáo Việt nộp lại để sung công quỹ nhà nước.
Trong số các tài sản mà CQĐT kê biên của bị cáo Phan Quốc Việt còn có 16 bất động sản ở số 9 Mạc Đĩnh Chi, phường Bến Nghé, TP.HCM.
Trình bày về các bất động sản trên, Chủ tịch Việt Á cho rằng, đây là tài sản của ông H.N.L (bạn thân của bị cáo) trước đó vì rắc rối trong việc hợp tác làm ăn đã phải đem thế chấp cho một ngân hàng.
Để giúp bạn “đảo nợ”, bị cáo Việt đồng ý đứng tên mua lại 16 bất động sản rồi sau đó lại mang thế chấp ngân hàng để vay tiền giúp bạn. Tại tòa, ông H.N.L. thừa nhận việc này.
Có mặt tại tòa, đại diện ngân hàng đề nghị được xử lý tài sản trên, cụ thể là phát mại 16 bất động sản để thu nợ gốc và lãi đến thời điểm tháng 12/2023 là 853 tỷ đồng. Trong khi đó, ông H.N.L. chấp nhận phương án để các bên ngồi lại với nhau tự giải quyết.
Về việc này, HĐXX cấp sơ thẩm đưa ra phán quyết yêu cầu xem xét kết quả và cam kết 3 bên để giải quyết.
Bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng, ông Trần Hùng kháng cáo kêu oan
Ông Trần Hùng (cựu phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường) bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt mức án 9 năm tù về tội "Nhận hối lộ".
Bị cáo đã kháng cáo toàn bộ bản án, từng cho rằng mình bị vu khống.
Ngày 22/1 tới, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo kêu oan của ông Trần Hùng (cựu phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường).
Trước đó, hồi cuối tháng 12/2023, phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Trần Hùng đã bị hoãn do một số luật sư vắng mặt và có đơn xin hoãn tòa.
Tháng 7/2023, ông Trần Hùng bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt mức án 9 năm tù về tội "Nhận hối lộ" theo điểm c, khoản 2, Điều 354 Bộ luật hình sự. Ông Hùng còn bị phạt bổ sung 80 triệu đồng.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: T.N
Theo cáo buộc, năm 2020, Công ty Phú Hưng Phát bị Đội quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra, thu giữ số lượng lớn sách giáo khoa của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Kết quả kiểm tra phát hiện, thu giữ 27.360 quyển sách giáo khoa ghi "Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam" không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Đội QLTT số 17 đã lập biên bản, tạm giữ số sách trên để tiếp tục xác minh, làm rõ.
Do lo sợ bị xử lý hình sự, Cao Thị Minh Thuận (Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát) bàn bạc, trao đổi với Nguyễn Mạnh Hà (Phó Giám đốc Công ty CP In Hà Nội) về việc đến gặp Nguyễn Duy Hải (người thường xuyên cung cấp các thông tin vi phạm của các cơ sở in sách cho ông Hùng) nhờ Hải nói ông Trần Hùng xin xử lý nhẹ đối với vụ việc.
Cáo buộc cho rằng, quá trình Đội QLTT số 17, Cục QLTT Hà Nội giải quyết vụ việc vi phạm xảy ra tại Công ty Phú Hưng Phát do Thuận làm giám đốc, lợi dụng chức vụ là Tổ trưởng Tổ công tác 304, Tổng cục QLTT, ông Trần Hùng đã nhận 300 triệu đồng của bị cáo Thuận thông qua Nguyễn Duy Hải.
Ông Trần Hùng đã tiếp nhận yêu cầu của Thuận, hướng dẫn bị cáo này thay đổi lời trình bày về nguồn gốc số sách thu giữ, làm sai lệch bản chất sự việc, đồng thời chỉ đạo việc tạo điều kiện cho Thuận theo hướng xử lý hành chính đối với vụ việc.
Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Hùng cho rằng mình bị một số đối tượng vu khống, không đúng sự thật. "Suốt 10 năm công tác, không một ai buôn bán hàng giả có thể mua chuộc được tôi", bị cáo Hùng trình bày.
Theo bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội, tại phiên tòa, bị cáo Trần Hùng và các luật sư bào chữa cho bị cáo khẳng định, ông Hùng không phạm tội như cáo trạng truy tố với lý do: Bị cáo Hùng không có chức vụ, quyền hạn; bị cáo không có vai trò gì trong việc kiểm tra Công ty Phú Hưng Phát; bị cáo không tiếp nhận yêu cầu của bị cáo Thuận xin xử lý nhẹ vụ việc.
Cáo trạng sử dụng lời khai của bị cáo Nguyễn Duy Hải có nhiều mâu thuẫn để làm chứng cứ kết tội bị cáo là không có cơ sở. Thời điểm đại diện VKS xác định bị cáo Hùng nhận 300 triệu đồng thì bị cáo Hùng đang ở nhà.
Tại tòa, ông Trần Hùng cho rằng mình bị oan. Nhưng theo nhận định của HĐXX, căn cứ vào tài liệu có trong vụ án, lời khai của các bị cáo, nội dung các cuộc điện thoại... cho thấy, bị cáo nhận yêu cầu của bị cáo Thuận, thông qua bị cáo Hải để nhận tiền hối lộ... Ông Hùng không khai nhận hành vi, nên không được xem xét tình tiết giảm nhẹ.
Hôm nay, tuyên án 38 bị cáo trong vụ Việt Á VKS xác định, tổng số tiền Phan Quốc Việt đưa hối lộ là hơn 106 tỷ đồng. Hành vi của bị cáo gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 431 tỷ đồng. Chiều nay 12/1, HĐXX vụ Việt Á sẽ tuyên án 38 bị cáo về 6 nhóm tội: Đưa hối lộ; Nhận...