Người nhà cán bộ, công an xã cũng làm… cát tặc
Cát tặc hoành hành, phá tan nát một khúc sông Lục Nam tại thôn Chản Đồng – Yên Sơn – Lục Nam (Bắc Giang) là hậu quả của việc quản lý đất đai lỏng lẻo. Thậm chí, cả con em cán bộ, công an xã cũng tham gia làm… cát tặc
Con em cán bộ, công an xã cũng tham gia làm…cát tặc
Trước vấn nạn cát tặc đang đục khoét dòng sông Lục Nam gây hiểm họa khôn lường, khi khu vực tàn phá đã đến gần sát chân đê, người dân thôn Chản Đồng cùng UBND xã Yên Sơn gửi đơn kêu cứu nhiều lần đến các cơ quan chức năng nhưng việc giải quyết sau nhiều năm của các cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang vẫn chỉ theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”.
Trước sự việc, PV Dân trí đã liên hệ làm việc với UBND huyện Lục Nam. Ông Vũ Trí Học – Phó trưởng phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Lục Nam – cho biêt căn nguyên nhân dẫn đến nạn cát tặc hoành hành tại xã Yên Sơn là do sự cẩu thả trong quản lý đất đai và vi phạm trong việc bán đất trái thẩm quyền của chính quyền thôn, xã và người dân chính tại thôn Chản Đồng thời gian trước.
Ông Vũ Trí Học cho biết căn nguyên nhân dẫn đến nạn cát tặc hoành hành tại xã Yên Sơn là do sự cẩu thả trong quản lý đất đai.
“Trước đây, lãnh đạo thôn, xã và một số hộ dân bán đất trái thẩm quyền thông qua các hợp đồng thầu khoán đất đốt gạch, khai thác cá, trông nom bãi sông… nhưng thực chất là tạo điều kiện cho các đối tượng có cớ vào khai thác cát trái phép. Tuy khu vực này là đất công ích do địa phương quản lý, nhưng đối tượng tên Giáp Văn Khánh, trú tại thôn Trại Cầu (Yên Sơn) lại đứng ra vận động mua lại đất từ các hộ dân được nhận thầu khoán để “bảo kê”cho người thân và một số đối tượng khác vào khai thác cát trái phép”, ông Học cho biết.
Theo ông Học, một thực trạng đáng buồn hơn là đa số chủ tàu, người làm thuê cho các tàu khai thác cát trái phép tại đây lại chính là người địa phương, chỉ tính riêng thôn Trại Cầu, xã Yên Sơn đã có 7 tàu chuyên hút cát trái phép. Đặc biệt, trong đó nhiều chủ tàu, người làm thuê là con, em cán bộ xã, thậm chí người nhà của công an xã nên công an có bắt được cũng… không thê xử lý.
Cát tặc lộng hành phá tan nát một khúc sông Lục Nam.
Ông Học than, khi các đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện Lục Nam đi kiểm tra, xử lý cát tặc, đoàn chưa ra khỏi trụ sở ủy ban huyện thì thông tin đã đên tai cát tặc; đoàn đên nơi thì các đôi tượng đã… trôn sạch.
Để giải quyết vấn nạn cát tặc, đến nay, UBND xã Yên Sơn đã hủy hết hợp đồng thầu khoán, trông nom, thuê đất tại khu vực này nhưng do những người nhận thầu khoán đã mất khoản tiền lớn để mua đất nên vẫn bất chấp tất cả, tiếp tục đẩy mạnh khai thác cát trái phép.
Video đang HOT
“Chủ tịch UBND huyện Lục Nam cũng giao nhiệm vụ cho Công an huyện tổ chức điều tra, làm rõ việc các đối tượng giao đất, mua bán đất trái thẩm quyền dọc bờ sông, bảo kê cho cát tặc, gây mất trật tự… để xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Học cho biết.
Điểm danh cát tặc đục khoét sông Lục Nam
Giữ cương vị Chủ tịch UBND xã Yên Sơn, ông Phùng Văn Thỏa khẳng định với quyền hạn và cơ chế xử phạt hiện nay, nếu không có sự vào cuộc phối hợp, hỗ trợ có trách nhiệm cao của các cơ quan chức năng cấp trên thì chính quyền cấp xã bất lực với cát tặc.
Cụ thể ông Thỏa cho biết, đã nhiều lần đích thân ông lập “ nóng” một tổ công tác đi bắt cát tặc. Bị “ốp” đột ngột, nhiều chủ tàu cát đã bị bắt nhưng chính quyền cấp xã chỉ được phép phạt hành chính tối đa 2 triệu đồng thì chỉ như… kiến đốt voi.
Ông Thỏa đưa ra cả một tập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính với cát tặc. Nhiều cát tặc ngay trên địa bàn đã quá quen mặt với chính quyền địa phương bởi năm lần bảy lượt đi nộp phạt. Nhưng nộp phạt về họ lại hút cát rầm rầm.
Lần xử lý gần đây nhất vào ngày 12/3/2013 là trường hợp chủ tàu cát Trần Văn Thọ, trú ngay tại thôn Trại Cầu, xã Yên Sơn với mức phạt 1 triệu đồng. Trước đó, hàng loạt cát tặc như Nguyễn Văn Soi, Giáp Văn Khánh… đều là người địa phương bị bắt quả tang hút cát nhiều lần.
Ông Thỏa cho biết trong các cuộc họp với lãnh đạo thôn và người dân thôn Chản Đồng, ông được báo cáo về việc nhiều lần thấy lực lượng cảnh sát đường thủy kiểm tra khu vực cát tặc nhưng sau khi lực lượng này rút đi thì đâu vẫn hoàn đấy.
Xử phạt hành chính cát tặc tối đa 2 triệu đồng
Điều khôi hài nhất, theo ông Thỏa, là nhiều cát tặc còn lên tận trụ sở UBND xã Yên Sơn đề nghị được thầu cả khúc sông Lục Nam theo hình thức xin cấp phép hợp pháp để hút cát. Trước đây, hút trộm mà cát tặc còn rầm rộ như thế, nay mà được cấp phép chắc là chỉ vài hôm, họ phá tan cả khúc sông. Vì thế, ông Thỏa trả lời rằng kiên quyết không bao giờ có chuyện đó.
“Hiện nay cúng tôi cảm thấy bất lực hoàn toàn trước cát tặc rồi, cứ đà này diễn ra chỉ vài năm nữa toàn bộ bãi bồi ven sông sẽ bị hút hết, không những đất sản xuất, đất nguyên liệu đắp đê mà ngay cả con đê cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lúc đó an nguy của hàng trăm hộ dân trong khu vực không biết phải trông cậy vào đâu. Rất mong các cấp chính quyền khẩn trương có biện pháp hỗ trợ địa phương dẹp bỏ triệt để vấn nạn này, đảm bảo an toàn cho tuyến đê”, ông Thỏa nói.
Ông Vũ Trí Học cho biết thêm, trên địa bàn huyện Lục Nam hiện có 38km đường sông. Từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh Bắc Giang đã cấp phép cho 6 công ty vào khai thác cát, sỏi trên sông. Tuy nhiên, do buông lỏng quản lý, nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên để cát tặc hoành hành gây sạt lở bờ sông, làm mất đất sản xuất của người dân, ảnh hưởng đến đê điều…
Do vậy, UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định rút giấy phép khai thác của 3 doanh nghiệp đã được cấp phép trên địa bàn. Hiện theo nắm bắt của UBND huyện Lục Nam, trên địa bàn hiện có khoảng hơn 50 tàu hút cát động trái phép.
Tại Hải Dương, trước vấn nạn “cát tặc” ngang nhiên hoành hành trên sông Kinh Thầy, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Mạnh Hiển – Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, có thông tin vê hàng trăm lượt tàu lớn không tên, không số hiệu ngang nhiên đưa máy móc phương tiện xâm nhập vào sông Kinh thầy, thuộc địa bàn xã Lê Ninh, huyện Kinh Môn – Hải Dương hút trộm cát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân ven sông thời gian gần đây.
Cát tặc đang hoành
hành trên ngã ba sông Kinh Thầy giữa ban ngày. (Ảnh chụp cuối tháng 5/2013) Đặc biệt, người dân xã Lê Ninh “tố cáo” đã nhiều lần viết đơn kiến nghị cơ quan chức năng về việc cho 1 công ty “núp bóng” việc nạo vét, khơi thông dòng chảy nhưng mục đích chính là khai thác hàng vạn khối cát đã gây sạt lở ven bờ. Nếu việc này tiếp diễn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu đất dự án nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây lâu năm của người dân, trực tiếp đe doạ đến sự tồn tại của con đường dân sinh của gần 100 hộ dân tại địa phương. Tiếp nhận thông tin, ông Hiển đã lập tức chỉ đạo Công an tỉnh vào cuộc điều tra làm rõ các đối tượng cát tặc để xử lý theo quy định pháp luật.
Cùng đó, Chủ tịch tỉnh Hải Dương cũng đã chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn nhanh chóng làm việc với cơ quan chuyên môn tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của việc cát tặc hoành hành trên sông Kinh Thầy; tình hình sạt lở ven sông gây ảnh hưởng đến đời sông dân sinh, báo cáo về UBND tỉnh để có hướng giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Theo Dantri
Vụ công an tạm giữ 2 tấn bạch tuộc: Chủ hàng dọa kiện ra tòa
Phòng Cảnh sát môi trường (CSMT) Công an tỉnh Hải Dương vừa chính thức kết luận cơ quan công an làm đúng quy định pháp luật trong vụ giữ hơn 2 tấn bạch tuộc. Tuy nhiên, nhiều chủ hàng cho biết sẽ kiện ra tòa nếu không được bồi thường hợp lý.
Liên quan đến việc hàng chục chủ hàng "bắt đền" Phòng CSMT Công an tỉnh Hải Dương về lô bạch tươi sống hơn 2 tấn, trị giá gần 1 tỷ đồng, bị phân hủy sau khi bị lực lượng chức năng tạm giữ với lý do "không có giấy chứng nhận kiểm dịch", phía Công an tỉnh Hải Dương đã phối hợp thành lập đoàn liên ngành của tỉnh Hải Dương gồm: Chi cục Thú ý, Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Phòng Cảnh sát Kinh tế và Phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm môi trường, cùng họp bàn giải quyết sự việc.
Theo đó, đoàn liên ngành đã kết luận: Phòng CSMT Công an tỉnh Hải Dương đã làm đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương căn cứ vào các thông tư 06 và 32 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm dịch đối với hàng thủy sản khẳng định lô hàng hơn 2 tấn bạch tuộc của 40 chủ hàng ở huyện Cần Giờ, TPHCM vận chuyển chưa qua kiểm dịch là sai.
Thượng tá Nguyễn Trọng Thái - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Hải Dương - cho rằng cơ quan chức năng không tiến hành tạm giữ lô bạch tuộc mà chỉ đưa về bãi đỗ để xác minh, tìm hiểu rõ nguồn gốc vì hàng hóa vận chuyên không có giấy kiểm dịch và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các chủ hàng kiên quyết không nhận chiếc xe chở hàng cùng hơn 2 tấn bạch tuộc đang phân hủy từ Công an tỉnh Hải Dương.
Thượng tá Thái cũng khẳng định, vào lúc 1h15 ngày 28/5, Phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm môi trường đã có văn bản trả phương tiện cho lái xe và yêu cầu đi kiểm dịch nên trách nhiệm quản lý hàng là của tài xế. Điều các chủ hàng thắc mắc là Công an tỉnh Hải Dương không tiến hành tạm giữ phương tiện và lô hàng thì làm sao phải có văn bản bàn giao trao trả lại phương tiện?
Phía Phòng CSMT Công an tỉnh Hải Dương cho biết, vẫn chưa xác định được ai là chủ của số bạch tuộc trên vì dù có một số người tự nhận là chủ hàng nhưng nhất định không chịu ký vào biên bản làm việc với cơ quan công an.
Anh Nguyễn Trung Hải (SN 1975), một chủ hàng trú tại huyện Cần Giờ - TPHCM, cho biết toàn bộ số bạch tuộc nói trên là do người dân huyện Cần Giờ khai thác từ tự nhiên. Từ 3 năm nay, một số người dân vẫn gom hàng, vận chuyển theo đường nói trên, mặc dù có bị kiểm tra nhưng chưa bao giờ bị bắt giữ.
Anh Đặng Văn Hùng, một chủ hàng khác, bất bình: "Cảnh sát môi trường tỉnh Hải Dương đã làm trái quy định gây thiệt hại cho người dân. Vì vậy chúng tôi kiến nghị đến các cơ quan chức năng yêu cầu Phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm môi trường tỉnh Hải Dương phải bồi thường cho chúng tôi theo quy định pháp luật".
Các chủ hàng cho biết, trong trường hợp vụ việc không được làm sáng tỏ, không nhận được bồi thường chính đáng, họ sẽ đưa vụ việc ra tòa án.
Các chủ hàng cho biết sẽ khởi kiện ra tòa nếu không nhận được bồi thường thỏa đáng.
Trao đổi với PV Dân trí về sự việc, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) - cho biết, việc Phòng CSMT Công an tỉnh Hải Dương yêu cầu chủ phương tiện đưa phương tiện và hàng hóa về kho lưu giữ để kiểm tra mà không tiến hành lập biên bản cũng như không yêu cầu chủ hàng tự bảo quản trong khi biết rõ hàng hóa là hải sản tươi sống, cần phải xem xét yếu tố lỗi và có dấu hiệu vi phạm khi việc kiểm dịch động vật không thuộc thẩm quyền của cơ quan CSMT. Việc này đã gây thiệt hại cho chủ hàng. Ngoài ra việc vận chuyển lô hàng bạch tuộc của chủ hàng được xuất phát từ nơi không có dịch hoặc không có công bố dịch bệnh thì không bắt buộc phải kiểm dịch theo tinh thần quy định tại Điều 29 Nghị định 33 ngày 13/5/2005 của Chính phủ về nguyên tắc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
Theo điểm 4, Điều 43; Điều 91 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Điều 38 Nghị định số 31/2010 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, cần xem xét trách nhiệm đối với cơ quan CSMT tỉnh Hải Dương. Chủ hàng bị gây thiệt hại hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ án yêu cầu được Phòng CSMT tỉnh Hải Dương bồi thường thiệt hại đối với lô hàng nêu trên.
Theo Dantri
Taxi Hà Nội: Vừa hô cấm vừa cấp phép Taxi ở Hà Nội ngày càng dư thừa, hoạt động nhốn nháo. Ngành giao thông vận tải Thủ đô nhiều lần tuyên bố ngừng cấp phép, nhưng số lượng vẫn phình ra. Lệnh cấm dường như để tạo điều kiện cho tiêu cực? Ngừng cấp phép, xe vẫn tăng Việc ngừng cấp phép đối với taxi Thủ đô dấy lên từ tháng 1/2010....