Người nhà 28 bị cáo gây náo loạn tại tòa sau tuyên án
HĐXX tuyên án xong, người nhà của 28 bị cáo gây náo loạn tại sân tòa vì cho rằng mức án quá nặng. Lực lượng Cảnh sát cơ động phải vào can thiệp.
Sau khi tuyên các bị cáo được dẫn giải ra xe đặc chủng.
Sáng 29/5, HĐXX TAND thị xã Cai Lậy ( Tiền Giang) đã tuyên án đối với 28 bị cáo trong vụ nổ súng, ném bình gas truy sát người tại tiệm cầm đồ Lê Thúy ở thị xã Cai Lậy.
Mức án 15 năm tù cho bị cáo Lê Hoàng Tân (SN 1973, biệt danh Tân “móp”), 11 năm 6 tháng tù cho bị cáo Lê Hữu Tiến (SN 1997, con ruột của Tân). Bị cáo Nguyễn Long Nhân (người nổ 3 phát súng tại tiệm cầm đồ) lãnh án 10 năm tù. Riêng 25 bị cáo còn lại nhận mức án từ 1 năm đến 9 năm tù giam.
Năm tội danh dành cho 28 bị cáo gồm: Cố ý gây thương tích, cố ý làm hư hỏng tài sản, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, gây rối trật tự công cộng và che giấu tội phạm.
HĐXX vừa tuyên án xong, rất đông người nhà của các bị cáo kéo ra sân tòa la hét, chửi bới… buộc lực lượng cảnh sát cơ động phải vào can thiệp để đảm bảo an ninh trật tự. Đến khi các bị cáo được lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp dẫn giải lên xe đặc chủng rời tòa, người nhà mới thôi chửi bới và giải tán.
Như Báo Giao thông đưa tin, tối 14/7/2019, sau khi dự tiệc sinh nhật con của Vũ Thanh Bình tại một nhà hàng ở khu phố 1, phường 4, thị xã Cai Lậy xong, hai cha Tân và Tiến ra trước cổng nhà hàng để chuẩn bị về.
Trong lúc đợi ô tô đến rước, Tân gặp anh Khổng Minh Sang (chủ vựa mít tại thị xã Cai Lậy). Do Tân muốn chở anh Sang về vườn kiểng nhà Tân ở xã Thanh Hòa, thị xã Cai Lậy nhưng anh Sang không đồng ý. Tân kêu Tiến và 1 người khác đẩy anh Sang lên xe. Lúc này một người bạn của anh Sang thấy vậy đã đến kéo anh Sang ra khỏi xe.
Video đang HOT
Lực lượng Cảnh sát cơ động giải tán đám đông tụ tập gây náo loạn trước sân tòa
Tiến thấy anh Sang bị kéo ra khỏi xe nên đánh anh Sang gây thương tích. Vụ việc đã được những người dự tiệc nhóm Bình can ngăn, anh Sang đã được giải cứu. Sau đó anh Sang có đơn yêu cầu xử lý hình sự hành vi vô cớ đánh người của Tiến.
Ngày 19/7/2019, vợ của Tiến điện thoại báo cho Tân và Tiến biết việc bị nhóm của vợ anh Bình đánh. Chiều cùng ngày, hai cha con Tân – Tiến huy động “đàn em” gần 30 người mang theo súng, bình gas, dao mã tấu… bịt khẩu trang kín mặt đi trên hai xe ô tô đến tiệm cầm đồ Lê Thúy ở thị xã Cai Lậy (do vợ chồng anh Bình làm chủ) tìm nhóm người của Bình trả thù. Trước khi đi, Tân nổ một phát súng chỉ thiên tại nhà để làm hiệu lệnh xuất phát.
Khi đến tiệm cầm đồ Lê Thúy, Tân và Tiến ra lệnh cho những người đi cùng, mở van 3 bình gas (loại 12kg) ném vào tiệm cầm đồ với mục đích đốt tiệm. Tân ra lệnh cho “đàn em” là Nguyễn Long Nhân lấy súng bắn vào các bình gas gây nổ. Nhân sợ nguy hiểm cho bản thân và đồng bọn nên đã bắn 3 phát vào tường và đưa súng lại cho Tân cất giữ. Còn Tiến cùng một số người khác cầm dao xông vào tiệm cầm đồ chém anh Nguyễn Văn Phát (19 tuổi) gây thương tích và đập phá tài sản.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai liên quan gì với bị cáo vừa lãnh án 13 năm tù?
Ông Nguyễn Văn Quân, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Viện trưởng Viện KSND tỉnh Gia Lai chống lại Ủy ban Kiểm sát để đình chỉ vụ án đối với bà Lê Thị Tường Vân. Bị cáo Vân vừa bị TAND tỉnh tuyên phạt 13 năm tù giam hôm 7/5.
Như Dân Việtđã phản ánh trong bài viết " Tuyên án bị cáo từng được nguyên Viện trưởng Viện KSND tỉnh đình chỉ", ngày 7/5, TAND tỉnh Gia Lai tuyên bị cáo Lê Thị Tường Vân 13 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đơn phương đình chỉ vụ án
Tìm hiểu của Dân Việt, năm 2010, bà Lê Thị Tường Vân (42 tuổi, trú TP.Pleiku, Gia Lai) bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lý do, Vân vay của 3 người ở Gia Lai 15,25 tỷ đồng nhưng không trả. Trước thời điểm vay tiền một ngày, vợ chồng bà Vân đã làm "hợp đồng" tặng hai căn nhà cho cha mẹ ruột, "sang nhượng" xe máy SH và xe ô tô cho em rể.
Năm 2013, Tòa án cấp sơ thẩm 2 lần xét xử bà Lê Thị Tường Vân 15 và 19 năm tù (1 lần hủy án điều tra bổ sung). Ông Nguyễn Văn Quân, lúc này đương chức Viện trưởng Viện KSND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo đình chỉ vụ án bằng Quyết định số 04 (ngày 12/8/2015), mặc dù trước đó chính cơ quan này truy tố bị can Vân ra tòa.
Bị cáo Vân tại tòa. Ảnh: Thùy Dung
Điều tra của Dân Việt, trước khi ra quyết định đình chỉ vụ án, vào tháng 7/2015, Viện KSND tỉnh Gia Lai tổ chức cuộc họp Ủy ban kiểm sát với 5 thành viên để quyết định có nên đình chỉ vụ án hay không.
5 thành viên gồm ông Nguyễn Văn Quân (lúc bấy giờ là Viện trưởng) chủ trì cuộc họp, 3 Phó Viện trưởng gồm ông Nguyễn Đình Quang, Trần Công Hùng, bà Lê Thị Thu Hà cùng ông Võ Ngọc Anh - Trưởng phòng 2, Viện KSND tỉnh Gia Lai. Cuộc họp này còn có sự tham gia của Phòng 3 với 4 thành viên.
Tại cuộc họp này, Phó Viện trưởng Nguyễn Đình Quang ý kiến: "Bị can Vân có hành vi tẩu tán, chuyển dịch tài sản để từ chối trả nợ. Đây là dấu hiệu gian dối trong tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cơ sở truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản yếu thì chuyển qua tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Ý kiến của Phó Viện trưởng Trần Công Hùng: "Bị can Vân nói dối để vay tiền. Các bị hại tin tưởng và hám lợi (cho mượn để hưởng lãi suất cao - PV) đã cho mượn tiền, thể hiện tại 3 giấy vay tiền. Giữ nguyên quan điểm Vân phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Phó Viện trưởng Lê Thị Thu Hà nêu quan điểm: "Sau khi Vân vay 15 tỷ và nhận tiền, có hành vi tẩu tán tài sản gồm 2 căn nhà, xe ô tô, 1 xe mô tô. Đây là hành vi gian dối trong tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Trưởng phòng 2 - ông Võ Ngọc Anh khẳng định: "Bà Vân có hành vi tẩu tán tài sản, đề nghị chuyển sang tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
UBKS Viện KSND tỉnh tham khảo thêm ý kiến của đại diện Phòng 3. Bà Doãn Thị Chúc - Phó Phòng 3 khẳng định: "tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có cơ sở. Sau khi vay tiền, Vân có hành vi gian dối tẩu tán tài sản".
Trong khi các ý kiến đều khẳng định bị can Lê Thị Tường Vân có tội thì, ông Nguyễn Văn Quân, Viện trưởng, chủ trì cuộc họp, đã đơn phương khẳng định: "Không đủ căn cứ truy tố bị can Vân về hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Bác tất cả các ý kiến của thành viên UBKS, ông Quân giao Phó Viện trưởng Trần Công Hùng ký Quyết định số 04/QĐ-VKS-P3, đình chỉ vụ án.
Miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Vân là trái luật
Việc đình chỉ đã vấp phải sự phản đối từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, TAND tỉnh và Ban Nội chính Tỉnh ủy Gia Lai. Khi Ban Nội chính Trung ương vào cuộc, tháng 8/2017, tỉnh Gia Lai đã khôi phục lại vụ án để điều tra lại từ đầu.
Năm 2019, Viện KSND ra cáo trạng truy tố bà Vân. Ngày 7/5/2020, Tòa án tỉnh tuyên bị cáo Vân 13 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vì dấu hiệu đình chỉ vụ án khuất tất trên, tháng 4/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã công bố Quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Nguyễn Văn Quân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Viện trưởng Viện KSND tỉnh Gia Lai.
Luật sư Tạ Quang Tòng - Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk nói: "Hành động tự mình quyết định theo ý của mình mà không tôn trọng tinh thần cuộc họp là hành vi độc đoán của lãnh đạo. Đây là hành vi không bao giờ được chấp nhận trong UBKS".
Đồng thời ông Tòng cho rằng, việc nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh Gia Lai chỉ đạo đình chỉ vụ án, áp dụng Điều 25 Bộ luật Hình sự để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo Vân là sai. Bởi lẽ, ý thức gian dối đã hình thành trong đầu từ khi đem tài sản tặng cho cha mẹ, em rể; ý thức chiếm đoạt tài sản đã có ngay từ đầu thì không thể áp dụng Điều 25. Bà Vân phạm vào quy định ở Điều 39 Bộ luật Hình sự năm 1999 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuyên án vụ sai phạm về xây dựng ở Bình Chánh HĐXX cho rằng các bị cáo phạm tội vì động cơ cá nhân và đều cố ý thực hiện tội phạm, gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Chiều nay, 25-3, TAND huyện Bình Chánh, TP.HCM đã tuyên án hai bị cáo Lê Hoài Bảo (cựu cán bộ...