Người người lên chùa cúng sao giải hạn mùng 8
Mùng 8 tháng Giêng là ngày cúng sao giải hạn lớn nhất của năm nên trong ngày này, các ngôi chùa tấp nập người đến dâng sớ, thắp đèn cầy cầu mong điều tốt lành cho bản thân và gia đình.
Lễ cúng sao bắt nguồn từ Lão giáo, ăn sâu vào quan niệm của người dân Việt rồi đi vào Phật giáo. Mọi người tin rằng mỗi năm có một vì sao cai quản mình, có sao tốt có sao xấu. Nếu gặp sao xấu, người ta phải cúng sao giải hạn để được an lành.
Thông thường, lễ cúng sao diễn ra vào tối mùng 8 nhưng mọi người có thể đến dâng sớ từ vài ngày trước. Để biết được sao nào chiếu mệnh của mình trong năm phải dựa vào “tuổi ta” rồi tra cứu. Người viết danh sách phải thuộc nằm lòng cách tính này. Có nơi đã “hiện đại hóa” như chùa Phước Duyên, quận 4 thì dùng máy vi tính để cập nhật danh sách cho nhanh và chính xác.
Chùa Thiên Hưng (quận Bình Thạnh) tấp nập người ra vào viết sớ, dâng sớ cúng sao
Sau khi viết sớ, các tín chủ lên chính điện đội sớ, chờ quý thầy đọc tên
Tiếp theo, sớ dược đưa lên sân thượng, nơi có bài vị của các ngôi sao
Video đang HOT
Tại chùa Phước Duyên (quận 4), sớ cúng sao được chuẩn bị từ nhiều ngày trước và treo sẵn
Bên cạnh việc dâng sớ, mọi người còn thắp hàng trăm ngọn nến trong nghi thức cúng sao
Các ngọn nến thường ghi tên, tuổi của tín chủ
Cúng sao đã trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt nhưng chuyện sao xấu, sao tốt thì mọi người có quan niệm không giống nhau. Chị Thanh Bình, một Phật tử ở quận 9 cho rằng: “Tôi không nghĩ là có ngôi sao nào chiếu vào con người ta mà mang phúc hay mang họa đến cho người ấy. Phúc hay họa là do mình, giống như người chạy xe phóng nhanh vượt ẩu sẽ bị tai nạn, học sinh chăm học thì sẽ đạt điểm cao”.
Tại chùa Thiên Hưng, các sư thầy cũng khuyên Phật tử nên chăm chỉ làm việc thiện thì sẽ được phúc lành, không nên quá lo lắng hay vui mừng về việc sao xấu, sao tốt.
Hồng Nhung
Theo Dantri
Dâng sao giải hạn: Nhiều tiền có giải được hạn?
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Trụ trì Chùa Quán Sứ cho rằng, Đạo Phật không có quan niệm dâng sao giải hạn, chỉ có luật nhân quả.
Dâng sao giải hạn là lễ cầu an
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Trụ trì Chùa Quán Sứ - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, lễ dâng sao giải hạn không bắt nguồn từ đạo Phật. Đây là tục lệ trong dân gian, do ảnh hưởng từ "Tam giáo đồng nguyên" gồm Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo.
Theo quan niệm, có 9 ngôi sao chiếu bản mệnh con người, cụ thể, có 5 vì sao xấu gồm sao La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô, Thái Bạch, Vân Hán. Các sao tốt như Thuỷ Diệu, Thái Dương, Thái Âm và Mộc Đức.
Mỗi năm có một vì sao chiếu mạng vào một tuổi của từng người, tùy theo tuổi sẽ có sao chiếu tương ứng tốt hay xấu. Nếu bị sao xấu chiếu mệnh xấu phải cúng sao giải hạn, nếu sao tốt sẽ cầu cho an bình.
Theo hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, quan niệm này đã ảnh hưởng đến người dân Việt Nam và trở thành nhu cầu tâm linh. Do vậy, dịp rằm tháng Giêng, mọi người thường đến chùa làm lễ giải hạn.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trụ trì Chùa Quán Sứ - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nếu không gặp sao xấu, nhưng người dân vẫn quan niệm "lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng" cho nên thường đến chùa làm lễ cầu an, mong gia đình yên lanh, làm ăn phát đạt.
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo VN cũng cho rằng, đạo Phật có quan niệm về luật nhân - quả. Theo lời Phật dạy, không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa, tất cả do luật nhân quả - "gieo nhân nào thì gặp quả đó".
Có thể tự cúng giải hạn tại nhà
Hiện nay, mỗi dịp đầu năm, người dân lại kéo đến các chùa chiền, phủ... cúng sao giải hạn. Tại Hà Nội, có những ngôi chùa đông người đến người dân đứng tràn ra ngoài đường làm lễ. Lễ cúng giải hạn cũng có đủ loại hình thức, thủ tục và... giá cả khác nhau. Có nơi vài trăm nghìn đồng/gia đình, có nơi tiền triệu. Thậm chí báo chí những ngày qua đưa tin, có gia đình mời "thầy ngoại" về nhà làm lễ, chi phí hàng tỷ đồng.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết, dịp đầu năm, chùa Quán Sứ thường tổ chức Lễ cầu bình an tại chùa. Chi phí cho tất cả các thành viên trong một gia đình (không kể ít nhiều) khoảng "vài ba trăm nghìn".
Tuy nhiên, hòa thượng cho rằng, quan niệm càng chi nhiều tiền càng giải được nhiều hạn là sai lầm.
Hòa thượng nói: "Nếu quan niệm vậy, người giàu sống lâu, có nhiều sức khỏe, còn người nghèo thì ngược lại à?. Nhiều hay ít đều như nhau, một triệu cũng như một trăm. Quan trọng ở cái tâm của con người và luật nhân quả".
Tham khảo bảng tính sao hạn năm Giáp Ngọ
Cụ thể, Hòa thượng lý giải, nếu làm nhiều việc tốt sẽ gặp điều lành, làm việc ác gặp quả báo. Làm lễ giải hạn chỉ là nhu cầu tâm linh để lòng được bình an.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cũng cho biết, người dân có thể làm lễ tại nhà, hoặc đến chùa. Nếu làm tại nhà, chỉ cần chuẩn bị lễ đơn giản gồm hương, hoa quả và 9 ngọn nến.
Theo Dương Tùng (Khampha.vn)
3 điều mong ước cuối năm An lành, thịnh vượng; có thu nhập cao, cuộc sống sung túc; không chết vì tan nạn giao thông chính là ba điều mong ước của năm của người dân. 1. Vừa qua, một số án tham nhũng được đưa ra xét xử, công khai và nghiêm minh, rất được lòng dân. Nhưng chất chứa bên trong việc nghiêm trị tội phạm tham...