Người người chen chân tại lễ hội quy mô và kéo dài nhất xứ Lạng
Sáng nay (9.3), trên quãng đường đoàn kiệu rước của Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ đi qua, các gia đình đều bày biện mâm lễ cúng xôi, gà, lợn quay vàng ruộm, hoa quả để nghênh đón, cầu may, cầu tài lộc. Khắp các con phố ngợp màu đỏ của cờ hoa, pháo giấy
Là một trong những lễ hội quy mô lớn và kéo dài nhất tại TP. Lạng Sơn, Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.
Lễ hội thu hút hàng nghìn lượt du khách và người dân tham gia.
Theo truyền thuyết, đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) thờ quan Tuần Tranh thuộc nhà Trần, do oan khuất nên ông nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự vẫn. Sau này, Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài được nhà Lê cử lên Lạng Sơn đã minh oan cho cái chết của ông Tuần Tranh. Sau khi ông mất người dân lập đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) để thờ cúng. Cảm kích trước công ơn của ông Thân Công Tài, ngày 22 tháng Giêng hàng năm, vào đúng Ngọ, người dân địa phương mở hội rước bát hương ông Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ tạ nghĩa. Ngày 27 sẽ rước kiệu quay ngược lại, đặc biệt ngày này sẽ diễn ra lễ cướp đầu pháo. Theo quan niệm dân gian, ai cướp được đầu pháo năm ấy sẽ gặp may mắn tài lộc.
Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm (tức kéo dài từ ngày 9-14.3 năm nay) với nhiều hoạt động sôi nổi.
Hai bên đường có đoàn rước đi qua, các gia đình bày biện mâm lễ để cầu an, cầu lộc, cầu tài.
Video đang HOT
Tương truyền, nhà nào được đội múa lân, múa rồng đến xông đất sẽ làm ăn may mắn, phát đạt trong cả năm.
Kiệu Long Đình của quan lớn Tuần Tranh gồm 20 nam người Tày, Nùng khiêng. Đoàn rước đi vòng qua các dãy phố, đến ngã ba, ngã tư lại thực hiện động tác quay vòng thu hút sự chú ý của du khách.
Dòng người nườm nượp đi theo đoàn rước kiệu, chật kín các con phố. Chú Tấn (Bắc Giang) cho hay, hầu như năm nào, gia đình chú cũng đi lễ các đền tại Lạng Sơn và đều được theo dõi màn rước kiệu tại Lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ.
Các vị bô lão, các cô, các cậu cùng đi theo đoàn rước kiệu.
Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống sinh động, trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân trong tỉnh và khách thập phương dịp đầu năm. Lực lượng chức năng đã tổ chức hướng dẫn, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông và trật tự lễ hội.
Theo Danviet
Trai bản chân trần nhảy trên đống lửa cầu may
Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn chứa đựng những điều huyền bí khi những chàng trai nhảy vào than hồng mà không hề bị bỏng.
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn (sống ở huyện Bắc Quang và Quang Bình - tỉnh Hà Giang và Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang) thường được tổ chức trong hai ngày 15-16 tháng Giêng. Các bài ca nghi lễ được một thầy cúng của làng thực hiện mở màn lễ hội.
Ông thầy phải làm lễ xin phép tổ tiên, xin phép thần lửa, thần nước cho dân làng được tổ chức trò chơi.
Các thanh niên tham gia nhảy lửa đang chờ làm lễ.
Một đống lửa lớn được đốt lên trên khoảng sân rộng. Khi thầy mo gõ đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên một sẽ ngồi đối diện với thầy, và đó chính là lúc "nhập đồng" cho người nhảy lửa.
Sau khi thầy kết thúc các nghi lễ ban đầu thì cũng là lúc cơ thể của những người tham gia nhảy lửa bắt đầu rung lên - báo hiệu họ sắp có sức mạnh, sắp có sự dũng cảm để nhảy vào những đám than hồng đang ở độ rực rỡ nhất, nóng bỏng nhất.
Họ bật lên, cúi người, nhảy lò cò và tiến ra gần đống lửa. Một nguồn năng lượng nào đó nâng bổng người thanh niên nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực. Họ vừa nhẩy vừa đưa tay bới tung than hồng, thỉnh thoảng lại bốc một viên than cho vào miệng nhai.
Cứ hai mươi phút lại có một đợt nhảy, vũ điệu nhảy lửa càng về sau càng sôi động. Không có bất cứ một vật dụng nào lót cho đôi chân của những chàng trai. Có chăng đó chỉ là lớp da dày sau nhiều ngày đi bộ, rong ruổi nơi dốc cao, suối sâu.
Từ lúc bắt đầu lao vào đống lửa đến khi tro tàn khoảng 30 phút, nhóm nhảy lửa gần chục chàng trai đều lành lặn an toàn, không ai bị thương, bị bỏng chân tay. Khi lửa đã tàn, than đã nguội, ông thầy cúng lại làm lễ để tiễn "thần lửa" về chốn cũ. Cả ông thầy và những người tham gia nhảy lửa lại trở về trạng thái bình thường. Một trò chơi đã kết thúc, đem lại tiếng cười và niềm phấn khởi cho người Pà Thẻn.
Lễ hội thu hút khoảng 10.000 người dân các xã, bản trong và ngoài huyện cùng du khách thập phương.
Theo Giang Huy (VNE)
Phát thèm khi lạc giữa "rừng" lợn sữa quay ở xứ Lạng Dãy dài quầy, bàn bày bán những con lợn quay màu vàng ươm, thơm lừng trông rất hấp dẫn, khiến du khách du xuân trẩy hội không thể bỏ qua. Trên triền đồi là từng tốp thanh niên, từng đại gia đình ngồi bên nhau chuyện trò và cùng nhau thưởng thức thứ đặc sản nức tiếng xứ Lạng. Cách thành phố 11km...