Người người bưng mai chạy lũ miền Trung
Mưa lũ khiến cánh đồng trồng mai cảnh ở Bình Định chìm trong biển nước. Nhiều nhà vườn phải thuê thêm người để chuyển mai từ nơi ngập đến vùng cao hơn để tránh thiệt hại.
Nhiều ngày nay, thị xã An Nhơn (Bình Định) có mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về khiến nước sông Côn dâng cao làm nhiều cánh đồng trồng mai cảnh các xã Nhơn An, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh… ngập chìm. Sợ mai bị hư, nhà vườn đã thuê lao động, phương tiện để chuyển mai lên vùng cao.
Một số ruộng mai do thiếu lao động nên người trồng mai cứ để ngập. Ảnh MINH LÊ
Chuyển mai ngập trong lũ lên bờ. Ảnh MINH LÊ
Ông Đồng (54 tuổi, ngụ thôn Thanh Giang, xã Nhơn Phong, chủ 5 sào vườn mai cảnh) cho hay: “Giờ trồng mai chỉ tính sào, mai dưới 2 tuổi thì tính 2 cây/m 2 , còn 4 – 5 tuổi 1 cây/m 2 . Tui có 2 sào trồng dưới ruộng, còn 3 sào trồng trong vườn, khi nghe đài báo không khí lạnh gây mưa to khả năng xảy ra lũ lụt nên đã thuê lao động chuyển được 700 chậu mai loại 5 tuổi sẽ xuất bán đợt Tết 2022, để dọc tỉnh lộ 631. Còn lại cũng 500 cây dưới 3 tuổi đành cho ngập bởi không có chỗ để, biết sẽ hư nhưng phải chịu”.
Video đang HOT
Sử dụng ruột xe hơi, để tấm ván bên trên chuyển mai trong lũ .Ảnh MINH LÊ
Còn ông Nguyễn Bảy (ở thôn Trung Lý, xã Nhơn Phong) thì đành bó tay. “Do không có chỗ cao mà vận chuyển lên nên đành cho ngập 100 chậu mai cảnh từ 2 – 5 năm tuổi. Hơn nữa giờ thuê lao động cũng không có mà chuyển, vì ai cũng thuê bưng mai”, ông buồn bã.
Anh Lê Thanh Hải (thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An) may mắn hơn. Nhà đông người nên sáng 25.10 nước lũ dâng cao ngập 300 chậu mai cảnh 5 – 6 năm tuổi, anh dùng cộ rùa, bánh xe hơi để trên tấm ván rồi đẩy chậu mai lên bờ. Chỉ trong một buổi, 300 chậu mai từ dưới ruộng đã chuyển xong.
Ông Đồng (áo xanh) may mắn chuyển xong 700 chậu mai cảnh lên để tạm bên tỉnh lộ 631 giờ đang sửa sang để chờ Tết 2022 để bán .Ảnh MINH LÊ
Các chậu mai được xe lôi chở từ ruộng để lên vùng cao tránh lũ .Ảnh MINH LÊ
“Số mai này tui dự tính bán trong Tết 2022 tới, giờ nụ hoa dày nếu để nước ngập hoa sẽ thối rụng phải để lại chăm tới năm sau, nên bằng mọi giá phải chuyển hết lên kiếm đất cao thuê để tạm”, anh Hải chia sẻ.
Diện tích mai cảnh trồng dưới ruộng của 3 xã Nhơn An, Nhơn Hạnh và Nhơn Phong cũng hơn 60 ha với gần 1,2 triệu chậu mai cảnh. Khi lũ về cũng là lúc nỗi vất vả của người trồng mai tăng lên gấp bội.
Nơi nào đất cao bà con liền thuể để chậu mai .Ảnh MINH LÊ
Ruộng mai 100 chậu của ông Nguyễn Bảy ngập nước .Ảnh MINH LÊ
Nhiều nông sản miền Tây tăng giá mạnh
Mít, nhãn, chanh tại các tỉnh miền Tây hiện tăng giá gấp 2 đến 4 lần so với thời điểm nông sản ùn ứ do kiểm soát đi lại.
Giá chanh mua tại vườn tăng lên 7.000-8.000 đồng một ký, trong khi thời điểm giá thấp nhất chỉ 2.000 đồng mỗi ký, thậm chí không bán được. Ông Phạm Minh Cường, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Tiêu thụ chanh Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cho biết giá chanh tăng khi giao thương thuận lợi, các thị trường lớn như TP HCM hút hàng hơn trước. Hợp tác xã đang liên kết tiêu thụ 70 ha của thành viên, hiện mỗi ngày giao 500-700 ký cho các tỉnh Đông Nam bộ.
Theo những người trồng chanh, nhà vườn thường xử lý chanh cho ra vào mùa nắng, thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4. Vụ thuận sau đó, chanh ra hoa tự nhiên nên giá thành cũng thấp hơn.
Thu hoạch chanh tại Đồng Tháp thời điểm giá giảm sâu chỉ 2.000 đồng mỗi ký, hiện nay giá chanh đã tăng gấp 3-4 lần. Ảnh: Kiệt Võ
Trung bình một công (1.000 m2) chanh chính vụ cho năng suất từ 2-4 tấn, người trồng có lãi khoảng 40 triệu đồng mỗi công nếu giá bán trung bình khoảng 20.000 đồng mỗi ký. Tổng diện tích chanh toàn tỉnh Đồng Tháp hơn 1.900 ha, sản lượng trung bình khoảng 24.000 tấn.
Một loại nông sản khác cũng tăng giá là mít thái, lên 30.000 đồng mỗi ký với mít loại 1, còn loại 2 giá 19.000 đồng, mít chợ giá 4.000 đồng. Mức giá này cao gấp 4 lần so với lúc mít ùn ứ cách đây 4 tháng.
Ông Nguyễn Văn Phát, trồng gần 1 ha mít Thái ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho biết, giá mít tăng, việc đi lại dễ dàng, nhiều thương lái mua mít hoạt động trở lại. "Hai đợt cắt mít vừa rồi tôi bán được 15 triệu đồng. Giá tăng nên dễ bán hơn", ông Phát cho biết.
Diện tích trồng mít thái tại Đồng Tháp đang tăng khi năm 2020 có khoảng 2.600 ha, tăng gấp đôi so với năm 2019. Trong khi đó, tổng diện tích mít ở các tỉnh phía Nam trong giai đoạn nuôi trái và thu hoạch khoảng 39.000 ha, vượt diện tích nhiều loại cây ăn trái chủ lực như sầu riêng (36.100 ha), thanh long (25.300 ha), chôm chôm (19.500 ha), nhãn (30.200 ha)...
Nhãn edor sắp thu hoạch tại một nhà vườn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Ngọc Tài
Tương tự, nhãn edor mua tại vườn cũng tăng giá gấp đôi, dao động từ 12.000-14.000 đồng mỗi ký. Ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Hội quán Canh Tân, xã An Nhơn, huyện Châu Thành cho biết, với giá bán này nhà vườn đã có lời.
"Khoảng 1 tháng nữa, nhiều vườn nhãn ở Châu Thành sẽ vào vụ thu hoạch, hy vọng bán được giá để nông dân gỡ gạc vụ thua lỗ lần trước", ông Thuận nói. Diện tích nhãn toàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 5.500 ha với sản lượng khoảng 53.000 tấn.
Vì sao giá rau nhà vườn rẻ, chợ TP HCM lại cao đột biến Khâu vận chuyển tắc nghẽn, chi phí nhân công tăng... khiến mỗi kg rau khi về tới TP HCM đội giá gấp 2-3 lần so với thu mua tại nhà vườn. Khảo sát tại vườn rau ở các tỉnh miền Tây cho thấy, giá bán ra tại đây khá thấp chỉ 2.000-12.000 đồng một kg. Chị Hoa, chủ vườn rau xanh tại Long...