Người ngủ ngáy nặng dễ bị đột quỵ
Các nhà nghiên cứu tại ĐH Sơn Đông, Trung Quốc cho biết, người bị chứng ngáy nặng có khả năng đột quỵ cao gấp 2 lần so với người ngủ bình thường.
Khảo sát này được thực hiện trên 25.000 người, và tổng hợp dữ liệu của 12 nghiên cứu trước đó. Sau khi phân tích, các nhà khoa học kết luận: “Trong một số trường hợp, người ngủ ngáy bị mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong”.
Những phát hiện đáng báo động này được công bố trên tạp chí Tim mạch quốc tế, cho thấy sự nguy hiểm của chứng ngáy nặng trầm trọng hơn nhiều so với suy nghĩ của mọi người.
Người ngủ ngáy nặng có nguy cơ cao bị đột quỵ. Ảnh: Newsrt.
Ngáy sinh ra chủ yếu do đường thở vùng hầu họng bị hẹp lại khi ngủ. Ngủ càng sâu thì đường thở càng hẹp, tiếng ngáy càng to và lưu lượng khí vào phổi càng thấp, vì vậy lượng ôxy trong máu cũng xuống thấp. Đến một giới hạn nhất định, người bệnh sẽ không thở được do đường thở quá hẹp.
Khi não nhận ra hơi thở đã ngưng lại, nó sẽ lập tức thức dậy điều khiển lại hô hấp, khiến người ta không thể ngủ sâu.
Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến việc hơi thở của bạn ngừng lại trong ít nhất 10 giây. Hiện tượng này có thể xảy ra một lần/10 phút. Nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, giấc ngủ có thể quấy rầy bạn vài phút một lần.
Video đang HOT
Việc thiếu ngủ khiến bạn giảm khả năng tập trung, giảm hiệu suất lao động. Ngáy đặc biệt nguy hiểm đối với người mắc bệnh tim mạch. Do ôxy trong máu giảm nên những người này hay bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ hơn.
Với những người ngủ ngáy nhiều, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, người ta thường dùng một mặt nạ bơm không khí vào trong cổ họng, khi ngủ nên tránh nằm ngửa, nên để cao đầu, tránh uống rượu và ăn quá no trước khi ngủ ít nhất 4 tiếng…
Theo VNE
3 nơi "ẩn náu" của vi trùng dễ bị bạn bỏ qua
Có những vật dụng tưởng như không nguy hại gì và chúng ta tỏ ra chủ quan khi sử dụng chúng. Nhưng thực tế chúng lại là những ổ vi trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Con người thường nghĩ rằng ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì sẽ có sức khỏe tốt, điều này đúng nhưng chưa đủ. Có những thứ chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày và không thấy được nguy cơ tiềm ẩn của chúng. Đừng lơ là nếu không muốn rước bệnh vào người!
Dưới đây là những vật được coi như ổ vi trùng có thể gây bệnh mà bạn dễ bỏ qua.
1. Bàn chải đánh răng
Tuyệt đối không được mượn dùng bàn chải đánh răng của người khác, cho dù là người thân thiết trong gia đình. Hội y học nha Anh quốc chỉ ra rằng, các vi khuẩn và mầm bệnh trong khoang miệng sẽ ở lại trên bàn chải đánh răng và có thể sống trong khoảng 2 ngày cho dù là bàn chải đã khô ráo.
Vi khuẩn trong bàn chải đánh răng sẽ khiến cho răng trở nên quá mẫn cảm. Theo các chuyên gia, bàn chải đánh răng của mỗi người chỉ cần sau khi dùng 1 tháng thì bề mặt của nó sẽ sinh sôi rất nhiều vi khuẩn như nấm candida, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn gây viêm phổi và khuẩn tụ cầu. Vì vậy, họ cho rằng, bàn chải đánh răng không sạch sẽ là nguồn truyền nhiễm nhiều loại bệnh tật. Sử dụng bàn chải đánh răng mang theo vi khuẩn thế này thật sự là một nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe con người, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém và người được cấy ghép nội tạng, những vi khuẩn này có thể trở thành nhân tố gây bệnh.
Một trong những tác hại do vi khuẩn trú ngụ ở bàn chải đánh răng gây ra là chứng quá mẫn cảm răng, đây là triệu chứng thường gặp ở người trung niên trở lên và nam giới bị nhiều hơn nữ giới. Đó là chứng mẫn cảm của răng đối với các kích thích từ nhiệt độ, hóa học hay máy móc, gây ra cảm giác đau nhức răng. Răng quá mẫn cảm là phản ứng sinh lý bình thường, là một tín hiệu. Khi răng đau nhức sẽ cho chúng ta ý thức rằng răng đã bị bệnh, cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Nếu triệu chứng này càng nặng thì sẽ gây biến chứng thành bệnh khác.
Răng quá mẫn cảm là do phần mô cứng của răng bị hư hại, nếu như không điều trị sớm thì dần dần sẽ biến chứng thành viêm tủy răng, viêm nha chu...
Vậy nên, bạn cần nhớ rằng không đặt bàn chải đánh răng quá gần nguồn nước; những lúc bị cảm hay triệu chứng ban đầu của những bệnh hô hấp thường gặp thì nên kịp thời thay bàn chải mới; mỗi lần chải răng xong nên đặt bàn chải ở nơi thông gió cho khô ráo.
Ảnh minh họa
2. Bồn cầu
Ngồi trên bồn cầu không lo bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục nhưng có khả năng ảnh hưởng đến đường ruột. Đại đa số các khuẩn bệnh về đường ruôt, dạ dày đều truyền qua đường miệng và đường thải. Theo nghiên cứu, hơn 60% bồn cầu bị nhiễm chất thải. Vì vậy, nếu bạn tiếp xúc với bồn cầu và sau đó không rửa tay rồi ăn thức ăn, có thể sẽ vô tình ăn luôn những vi khuẩn trên bồn cầu. Có khi chúng ta dùng khăn giấy lau bồn cầu trước khi ngồi nhưng hành động này có thể sẽ khiến các vi khuẩn tản phát rộng ra.
Những vi khuẩn trong nhà vệ sinh rất thích cư trú ở những nơi như vòi nước, vòi hoa sen, tay nắm cửa. Cho nên sau khi vào nhà vệ sinh thì phải dùng xà phòng rửa tay, đặc biệt là những nhà vệ sinh công cộng.
Ảnh minh họa
3. Thớt
Bất cứ vi khuẩn nào ẩn trong thức ăn đều có thể lưu trú lại trên thớt trong lúc chế biến thức ăn, ví dụ như vi khuẩn Salmonella có trong thịt sống, trứng, rau củ chưa rửa sạch. Con đường truyền nhiễm thường thấy là từ thức ăn sống - chín, vì vậy lúc xử lý thịt sống, nấu thức ăn, rau củ tốt nhất là sử dụng những con dao và thớt khác nhau, còn không thì lúc xử lý thức ăn khác nhau nên dùng nước sôi hoặc nước rửa chén rửa sạch dao và thớt, đương nhiên tay chúng ta cũng phải rửa sạch sẽ.
Thớt dùng trong gia đình thường có hai loại: gỗ và nhựa. Trong gỗ có các sợi gỗ đã có hiệu quả kháng khuẩn nhất định nhưng khi sử dụng lâu ngày, các vết dao in sâu trên thớt sẽ dễ tiềm tàng vi khuẩn; loại thớt nhựa tuy tiện lợi nhưng lại càng dễ sinh vi khuẩn. Khi thời tiết có độ ẩm cao thì càng dễ nhiễm khuẩn, giữ vệ sinh cho thớt là điều cần được quan tâm.
Có thể áp dụng một số cách vệ sinh thớt bằng cách như phơi nắng, rửa với nước sôi, ngâm nước muối...
Theo VNE
Người 40-49 tuổi dễ bị viêm dạ dày mạn tính Kết quả nghiên cứu cho thấy, người Việt Nam ở độ tuổi 40-49 tuổi chiếm tỷ lệ bị viêm dạ dày mạn tính nhiều nhất. Thông tin trên được đưa ra trong đề tài nghiên cứu Mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm HP ở bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính đến khám tại BV Đa khoa Medlatec tại hội nghị Khoa...