“Người NGU mới nói phá Đàn Xã Tắc để xóa đi tàn dư phong kiến”
Nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói như vậy khi hay tin Hiệp hội Vận tải đề xuất nên phá Đàn Xã Tắc để… xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát.
Đề xuất xây cầu vượt “trên đầu” Đàn Xã Tắc gây nhiều ý kiến tranh cãi
Hiệp hội Vận tải Hà Nội phát đi một tờ trình, trong đó có nội dung cho rằng: “Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Khôi phục, tôn thờ Đàn Xã Tắc quá mức là phản cảm với khu di tích gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1 km”.
“Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người, khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ”, văn thư của Hiệp hội Vận tải Hà Nội viết.
Trả lời PV, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định: Việc giải quyết vấn đề giao thông là việc làm hết sức quan trọng. Tuy nhiên đây là di tích đã được Nhà nước công nhận nên dẫu làm gì cũng phải tuân thủ đúng luật pháp.
Theo ông Quốc, ở đây không nhắc đến vấn đề tâm linh, nhưng việc xây dựng cầu vượt phải lựa chọn phương án không vi phạm pháp luật.
“Cá nhân tôi khuyến khích việc xây dựng cầu vượt để giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông cho người dân nhưng cần nhất là phải tìm ra một giải pháp tối ưu mà không vi phạm pháp luật.
Tôi nghĩ đây là vấn đề lớn cần được trao đổi kỹ với nhiều cơ quan chức năng, tuy nhiên dường như quyết định này lại chả có ý kiến của người chuyên môn nào cả. Chúng tôi là thành viên của Hội đồng di sản Quốc gia nhưng tại sao các cơ quan chức năng không tham khảo ý kiến?”
Video đang HOT
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng đánh giá, dưới góc độ lịch sử, đàn Xã Tắc là một phần quan trọng trong kết cấu kinh đô truyền thống trong lịch sử nước Việt. Ông Quốc khẳng định ông cũng đang tìm hiểu xem việc cơ quan quản lý văn hóa có thỏa thuận đồng ý cho xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc có đúng hay không? Nếu đúng thì cơ quan này đã vi phạm Luật Di sản văn hóa.
Trước câu hỏi Hiệp hội Vận tải HN cho rằng, phá đàn Xã Tắc là phá bỏ hình ảnh một triều đại phong kiến mục nát, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét: “Đó là câu nói của người ngu”.
Nội dung Hiệp hội vận tải Hà Nội trình UBND TP Hà Nội như sau:
XÃ ĐÀN TẮC …. “TẮC XÃ ĐÀN”
Trong khi các đơn vị thi công nút giao Xã Đàn – Nguyễn Lương Bằng đang giải phóng mặt bằng thì có một số ý kiến đề nghị dừng thi công hoặc đổi hướng tuyến cầu vượt làm cho xã hội phân tâm. Là những người sống lâu năm tại khu vực gần Xã Đàn, chúng tôi xin trình bày một số ý kiến như sau:
Đây là công trình giao thông Vành đai 1, dựa theo hướng tuyến đường đã có từ thời Pháp thuộc thế kỷ trước. Vành đai 1 bắt đầu từ Nhật Tân đi theo dọc đê sông Hồng đến Nguyễn Khoái, vòng theo chiều kim đồng hồ rẽ vào Trần Khắc Chân, theo đê La Thành đến Cầu Giấy, theo đê Bưởi qua Lạc Long Quân đến Nhật Tân. Hướng tuyến như trên nhằm tránh xâm phạm vào vùng đất nội đô nhằm bảo tồn các di sản lịch sử nghìn năm Thăng Long và kết nối giữa các cửa ô.
Vì phải GPMB hàng nghìn hộ dân và các khó khăn về nguồn lực tài chính, cho nên Hà Nội làm dần từng đoạn một. Khi đến cuối phố Xã Đàn thì phát lộ một số nền gạch và mảnh vỡ đất nung, lập tức các cơ quan bảo tàng công bố đây là ” Đàn Xã Tắc ” nơi các vua chúa cầu cúng thần đất và thần nông. Công trình phải dừng lại, Hà Nội đã điều chỉnh thiết kế, biến nơi này thành một đảo giao thông để bảo tồn Đàn Xã Tắc, tạo ra một đảo lệch của 5 tuyến đường, đã hạn chế tốc độ lưu thông, gây ùn ứ phương tiện thường xuyên.
Các cơ quan có thẩm quyền đã có nhiều cuộc họp bàn thảo, hội thảo đưa ra hàng chục bản thiết kế, nhằm đảm bảo cho cầu vượt không ảnh hưởng đến di tích, đảm bảo cảnh quan đô thị, hài hòa với phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và đã được Cục di sản văn hóa chấp thuận.
Người dân và các doanh nghiệp vận tải Hà Nội mong muốn cầu vượt Xã Đàn theo thiết kế đã công bố được sớm thi công và hoàn thành đúng tiến độ để cuộc sống của người dân được cải thiện. Nếu như dừng lại công trình cầu vượt qua Đàn Xã Tắc thì dẫn đến ” tắc Xã Đàn “, lúc đó chưa thấy trời đất linh thiêng ở đâu mà chỉ thấy hàng chục vạn người dân phải khổ sở vì ách tắc giao thông, vì ô nhiễm khói bụi…..
Chúng tôi đồng tình với bài: “Long mạch quốc gia nằm ở Đàn Xã Tắc?” đăng trên VTC News ngày 11/4/2013. Nhân đây chúng tôi xin có một vài cảm nghĩ:
1. Khi cúng tế trời đất, vua chúa quần thần văn võ bá quan “ngựa xe như nước áo quần như nêm”, Đàn Xã Tắc phải có diện tích hàng nghìn m2, chứ không phải chỉ có diện tích mấy trăm m2 đã phát lộ. Chúng ta không cho cầu vượt chạy qua, liệu chúng ta có cho khai quật tại những khu dân cư của các phường giáp ranh không? hoặc giả sử khi thi công đường lại phát hiện một số nền gạch khác thì xử lý ra sao? hay chúng ta dời Hà Nội lên Xuân Mai, Ba Vì?……
2. Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người, khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ.
Tượng đài Nguyễn Huệ và khu di tích gò Đống Đa ghi nhận chiến công hiển hách của ” người anh hùng áo vải ” đã đuổi sạch bóng quân thù và đập nát triều đại phong kiến ” cõng rắn cắn gà nhà “. Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Khôi phục, tôn thờ Đàn Xã Tắc quá mức là phản cảm với khu di tích gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1 km.
Chúng tôi mong muốn các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo quyết liệt xây dựng cầu vượt Xã Đàn hoàn thành đúng tiến độ để Thủ đô của chúng ta có con đường hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân.
(Nguồn: Website Hiệp hội Vận tải Hà Nội)
“Dừng công trình cầu vượt qua Đàn Xã Tắc sẽ khiến “tắc Xã Đàn”. Lúc đó, không rõ trời đất có linh thiêng không, hay chỉ thấy hàng chục vạn người dân phải khổ sở vì ách tắc giao thông, vì ô nhiễm khói bụi…”, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói.
Ông Liên phân tích thêm: Đàn Xã Tắc phát lộ chỉ mấy trăm m2 đã không cho cầu vượt chạy qua. Vậy nếu phát lộ hàng nghìn m2, liệu có phải khai quật tất cả nhà dân không? Hoặc giả sử khi thi công đường lại phát hiện một số nền gạch khác thì xử lý ra sao? Hay phải dời Hà Nội lên Xuân Mai, Ba Vì?…
(Nguồn: Khám Phá)
Theo xahoi
Quốc hoa: Chưa có công cụ bầu chọn chuẩn
Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ VHTTDL về việc tiến hành lựa chọn Quốc hoa; việc lựa chọn này cần có hình thức thích hợp để đông đảo nhân dân trong cả nước lựa chọn và suy tôn.
Tuy nhiên, trên thực tế, để có đề án trình Chính phủ, Bộ VHTTDL đã tổ chức các hội nghị, hội thảo về sự cần thiết của việc lựa chọn và tôn vinh Quốc hoa Việt Nam, đề xuất Quốc hoa Việt Nam; tổ chức lấy ý kiến nhân dân và dư luận xã hội qua hình thức bầu chọn trực tiếp Quốc hoa Việt Nam ở ba miền đất nước và qua mạng Internet. Có 62 - 97% số ý kiến bình chọn trực tiếp và 62,1% số ý kiến được hỏi trên mạng Internet chọn hoa sen là Quốc hoa Việt Nam.
Vậy, tại sao lại có sự thận trọng này từ phía Chính phủ? Phóng viên đã có cuộc trao đổi với nhà sử học Dương Trung Quốc. Ông Quốc cho biết:
Trong quá trình Bộ VHTTDL tiến hành lấy ý kiến nhân dân về chọn Quốc hoa, tôi cũng có đến một vài triển lãm về Quốc hoa. Triển lãm chỉ có hoa sen mà không có các loại hoa khác, bên cạnh đó, người ta cũng hay đưa ra những câu hỏi thăm dò, lấy ý kiến có chút phản cảm, kiểu như: "Bạn có đồng ý với việc chọn hoa sen là Quốc hoa hay không?", và chỉ đơn giản là xem bao nhiêu người đồng ý, bao nhiêu người không đồng ý, mà quên rằng người ta có thể lựa chọn những loại hoa khác nữa.
Do vậy, nếu chỉ lấy những cuộc triển lãm và hỏi ý kiến ấy để trở thành một kết luận là rất khó. Mặc dù tôi cũng nghĩ là Bộ VHTTDL rất muốn tìm ra một tiếng nói chung và trong chừng mực nào đó thì hoa sen vẫn tìm được sự đồng thuận cao nhất; nhưng không ai dám nói sự đồng thuận ấy là chuẩn, vì không có định lượng nào.
- Vậy, theo ông, việc bầu chọn phải theo hình thức thế nào mới là chuẩn?
Nước mình còn thiếu 2 điều cơ bản: Không có những cơ quan giúp điều tra dư luận xã hội có uy tín. Ở các nước khác có thể là cơ quan tư nhân, tổ chức xã hội độc lập, nhưng có uy tín. Và thứ hai là không có luật trưng cầu dân ý. Tôi mở rộng vấn đề một chút về vấn đề góp ý sửa đổi Hiến pháp nữa. Rất khó để nói là người dân có quyền phủ quyết, mặc dù có thể nói cách làm rất rầm rộ, rộng rãi. Nhưng cách điều tra, lấy ý kiến ấy đã chuẩn chưa? Nếu chỉ đưa ra vấn đề để mọi người chỉ công khai trả lời là đồng ý hay không đồng ý thì rất khó có thể gọi đó là trưng cầu dân ý được.
Rất nhiều áp lực về tâm lý, về các vấn đề xã hội. Trở lại với chuyện Quốc hoa, dù Chính phủ có thận trọng yêu cầu Bộ VHTTDL tiếp tục lấy ý kiến nhân dân thì cũng không có công cụ nào để có thể tạo ra được sự chuẩn mực. Tôi không hiểu là tới đây triển khai yêu cầu ấy của Chính phủ, Bộ VHTTDL sẽ làm như thế nào khi không có phương thức để đảm bảo cho sự điều tra cho chuẩn? Còn nếu vẫn làm như cũ thì không bao giờ có tiếng nói có trọng lượng cuối cùng cả.
Do vậy, trong điều kiện này chúng ta chỉ có cách duy nhất là giao cho những người có tính đại diện phải chịu trách nhiệm về việc đó, ví dụ như Quốc hội. Bởi những người ở trong Quốc hội là những người được bầu đại diện cho dân, ít nhiều ý kiến của họ cũng có tính chất định lượng. Như thế chúng ta sẽ có một kết luận tương đối yên tâm.
Nhà sử học Dương Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Đình Toán
- Hoa sen- tuy được nhiều người bầu chọn nhất, nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những ý kiến băn khoăn rằng một số nước cũng đã lấy hoa sen làm Quốc hoa, như Ấn Độ chẳng hạn? Ý kiến của ông về việc này?
Việc trùng lặp không có vấn đề gì, người ta có thể tìm sự khác biệt về màu sắc hay loại hình chẳng hạn (có nhiều loài sen), hoặc là nhìn ở góc độ sinh học khác nhau, thậm chí nó được biểu tượng hóa, logo hóa đi... Tôi nhớ trong lúc bầu chọn ấy, có người đã đưa ra hoa chuối, hoa gạo, hoa tre, hoa trúc...; anh Nguyễn Phúc Giác Hải có đưa ra một luận chứng về hoa lúa cũng rất hay. Nói chung, quyền lựa chọn là của người dân, nhưng khó nhất vẫn là ta không có công cụ để có thể định lượng được ý kiến như đã nói ở trên.
- Cụ thể công cụ ấy sẽ là gì, thưa ông?
Đó là trưng cầu dân ý. Không phải riêng Quốc hoa, sau Quốc hoa còn có nhiều chuyện khác nữa. Tại sao các nước rất quan tâm đến việc trưng cầu dân ý? Hồi 2005, tôi có sang châu Âu với đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tịch QH Nguyễn Văn An dẫn đầu. Chúng tôi cũng khảo sát về trưng cầu dân ý. Họ nói đó là một tập quán lâu dài, quá trình hình thành, ban đầu có thể cũng chưa phản ánh hết được đúng bản chất và thường mang xu thế bảo thủ, nhưng được cái chắc chắn và chia sẻ cộng đồng. Cộng đồng quyết định, nếu tốt thì cộng đồng hưởng, mà nếu không tốt thì cộng đồng chia sẻ. Đó là sự khôn ngoan của con người và cũng là tránh sự độc đoán.
- Tôi nhớ, trước đây ta đã từng có dự án quốc ca (mới) đã bị phá sản; và giờ đây, sau Quốc hoa còn có câu chuyện của quốc phục, quốc tửu... có lẽ cũng khó mà thành hiện thực, nếu như ta không có công cụ chuẩn như ông nói?
Trong tất cả các dự án ấy, cho dù chúng ta chủ trương lấy ý kiến rộng rãi, đông đảo... điều đó là tốt; nhưng cuối cùng tính phủ quyết của dân không thể hiện được, vì nó không có công cụ. Vì thế mà tôi có đề nghị nên nhanh chóng khắc phục tình trạng đó. Tính phủ quyết của dân được thể hiện trong hiến pháp từ lâu rồi, nhưng trong đó có nhiều nội dung bị "treo". Cho nên tôi nghĩ là bây giờ phải nhanh chóng giải quyết. Đây là tập quán rất phổ quát của thế giới, dựa vào đó người ta có thể định lượng được ý kiến. Tôi biết Quốc hội cũng quan tâm đến điều này, vì đó không phải là điều gì đó quá xa với cơ chế của chúng ta.
- Theo ông, có cần thiết hay không việc chọn ra Quốc hoa?
Quốc hoa cũng là một biểu tượng làm phong phú thêm hệ thống ký hiệu để nói lên đặc điểm một quốc gia, một dân tộc. Thay vì một lá cờ - biểu tượng mang tính chính trị cao - thì ta có nhiều biểu tượng khác nhau. Đó cũng là xu thế của xã hội phát triển; nhất là khi ta càng hội nhập bao nhiêu thì nhu cầu thể hiện nét riêng, bản sắc riêng càng cao. Hội nhập không có nghĩa là thủ tiêu cái riêng mà là sự đóng góp vào cái chung, làm phong phú thêm những giá trị chuyên biệt. Cá nhân tôi thì nghĩ, nếu làm được thì cứ làm nhưng nên thận trọng. Tốt nhất ta phải tạo ra một xã hội có đủ cơ sở để những sự lựa chọn thể hiện sự đồng thuận cao.
- Xin cảm ơn ông!
Theo 24h
Sách ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa dành cho thiếu nhi "Tổ quốc nơi đầu sóng", cuốn sách ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa và là cuốn sách thứ 6 trong Tủ sách Biển đảo của NXB Kim Đồng đã chính thức ra mắt độc giả. Được sắp xếp như một bộ phim thú vị về Trường Sa và Hoàng Sa, độc giả có thể đi "du lịch khám phá" vòng quanh hai quần...