Người ngoại tình có thể bị phạt tù
Ngoại tình hay còn gọi là hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng cũng là một tội nhưng dường như ít có người nào bị xử lý hình sự vì “tội danh” ngoại tình.
Khó xử vì luật chặt, quan niệm thoáng
Mới đây, tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ, theo Văn phòng Chính phủ, việc ban hành Nghị định số 67/2015 là để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Về xử lý hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng có những điểm đáng chú ý.
Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.
Người ngoại tình có thể bị phạt tù
Hiện nay, hành vi chung sống như vợ chồng với người khác có thể có dấu hiệu của tội phạm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo quy định Bộ luật Hình sự:
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tuyên hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Video đang HOT
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự do Bộ Tư pháp – Bộ Công an – TANDTC – VKSNDTC ban hành, thì hành vi “chung sống như vợ chồng”: Là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…
Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp:
- Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng, như làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát,…
- Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong Điều 147 BLHS, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, mà lại thực hiện chính hành vi đó, hoặc thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong điều luật.
Nói về chuyện bồ bịch, trong Hội thảo Việt Nam học lần III tại Hà Nội tháng 12/2008, có một đề tài về ngoại tình được nghiên cứu sinh Nguyễn Khánh Linh cùng Giáo sư Jack Dash Harris trình bày. Theo nghiên cứu này, ở phương Tây chỉ có 3 khái niệm cho các mối quan hệ ngoài vợ chồng là: Nhân tình, qua đường, gái điếm. Trong khi đó, ở Việt Nam có đến ít nhất 8 nhóm khác nhau như vợ nhỏ, em út, tình nhân cho đến các dạng “ăn bánh trả tiền” từ rẻ tiền đến cao cấp và cả thể loại tình yêu không tình dục nơi công sở. Những kiểu quan hệ ngoài vợ chồng này thường được đội cái mũ chung là “hành vi mua dâm” – một cách để vui bạn bè, kết thân các nhóm nam, thậm chí đơn giản chỉ là khẳng định nam tính. Thế nên, theo hai nhà nghiên cứu, chuyện ngoại tình rất phổ biến ở Việt Nam, “phổ biến đến mức khiến đa số người nghĩ đó là chuyện có thể chấp nhận”. Nhưng tất nhiên, chỉ với đàn ông mà thôi vì phụ nữ Việt vẫn bị thuyết tam tòng, tứ đức đè nặng. Theo báo Pháp luật Việt Nam
Nói về điều kiện “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”, ở góc độ pháp lý, theo Thông tư liên tịch 01 ngày 25/9/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, TAND Tối cao, VKSND Tối cao quy định là vậy. Thế nhưng, trong nhiều vụ việc, rõ mười mươi là ngoại tình, bắt tại trận nhưng cơ quan chức năng đành bó tay không xử phạt hành chính vì tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng được vì họ không có con chung, tài sản cũng không, cơ quan, láng giềng ai cũng biết đó chỉ là chuyện bồ bịch. Mà chuyện bồ bịch, pháp luật đâu có chế tài. Không có xử phạt hành chính lần một về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì lấy đâu căn cứ để xử lý hình sự?
Dù đã có thông tư hướng dẫn nhưng thực tiễn hơn 15 năm thi hành BLHS 1999 cho thấy rất khó xử lý hình sự người ngoại tình vì các lý do sau:
Thứ nhất, thực tế rất ít khi xảy ra trường hợp người đang có vợ, có chồng mà “kết hôn” được với người khác vì pháp luật quy định thủ tục đăng ký kết hôn rất chặt chẽ (nếu có xảy ra cũng rất hãn hữu, do làm giả giấy tờ…).
Thứ hai, đối với trường hợp “chung sống như vợ chồng”, các cơ quan tố tụng phải chứng minh là những người vi phạm có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung, đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ ngoài vợ ngoài chồng này. Như vậy, đối với các quan hệ ngoại tình lén lút, không được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng hoặc chưa được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục thì đều “thoát” tội này.
Đó là chưa kể, nếu các cơ quan tố tụng chứng minh được người vi phạm có “kết hôn” hoặc có “chung sống như vợ chồng” thì cũng phải thỏa mãn các điều kiện khác là “gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.
Quy định sửa đổi: Vẫn khó xử lý?
Dự thảo BLHS (sửa đổi) mới nhất đã có sửa đổi, bổ sung quy định về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng (Điều 181). Theo đó, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ mà thuộc một trong các trường hợp sau thì phạm tội vi phạm chế độ một vợ một chồng: Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Hình phạt ở khoản cơ bản này (khoản 1) là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm…
Như vậy, Điều 181 dự thảo chỉ luật hóa hướng dẫn trong Thông tư liên tịch số 01/2001. Mà các cơ quan tố tụng hầu như không xử lý hình sự người ngoại tình vì rất khó chứng minh được các trường hợp, các điều kiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/2001.
Ngày nay, thực tiễn xét xử án ly hôn ngày càng gia tăng, trong đó có nguyên nhân do vợ hoặc chồng ngoại tình. Về pháp lý và đạo lý đều cần khẳng định rằng vợ chồng phải chung thủy, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng tổ ấm bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã khẳng định mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.
Ngoại tình: Nguyên nhân thứ hai dẫn đến ly hôn Theo thống kê của ngành tòa án, những năm gần đây, số lượng các vụ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ; đến năm 2010, con số này lên tới 126.325 vụ… Người vợ đứng đơn ly hôn gấp hai lần so với người chồng. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng là 9,4 năm, riêng ở các khu vực nội thành của các thành phố lớn chỉ tám năm. Điều đáng báo động là tình trạng ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ đang có dấu hiệu gia tăng, số vụ ly hôn năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước. Theo một cuộc điều tra nghiên cứu quốc gia về gia đình của Viện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), về nguyên nhân dẫn đến ly hôn thì mâu thuẫn về lối sống là nguyên nhân hàng đầu (27,7%), tiếp theo là ngoại tình (25,9%), nguyên nhân kinh tế (13%), bạo hành gia đình (6,7%), lý do sức khỏe (2,2%) và do xa nhau lâu ngày (1,3%). Hiện tượng ly hôn đang tăng lên chủ yếu là do áp lực về kinh tế, khác biệt về lối sống và sự không chung thủy của cả hai giới…
Theo báo Pháp Luật TP.HCM
Phạt tiểu bậy, xả rác: "Có thể thông báo về phường, xã"
Thay vì bêu tên họ ở những kênh thông tin lớn như báo đài, truyền thông, có thể xử phạt hành chính và thông báo về tổ dân phố, xã, phường... nơi họ sống, làm việc. Đó là cách nêu tên đủ sức răn đe mà lại không khiến họ có cảm giác bị bêu xấu toàn xã hội." - Nhà Xã hội học đề xuất.
Như đã đăng tải, Hà Nội đang có dự định học theo Đà Nẵng xử phạt hành chính người có hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng như: tè bậy, xả rác, hút thuốc,..
Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng (nguyên lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội) đề xuất, có một biện pháp mạnh hơn phạt tiền là nêu tên người vi phạm lên thông tin đại chúng..
Ảnh minh họa.
Nhà Văn hóa Ngô Đức Thịnh cho biết: "Việc đưa tên tuổi, quê quán, địa chỉ làm việc của người vi phạm lên các phương tiện thông tin đại chúng cũng là một ý kiến nên xem xét. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng bởi đây là vấn đề rất nhạy cảm."
Nhà Xã hội học Nguyễn Đình Tấn phân tích: Sáng kiến này khó thực hiện. Việc đăng tải thông tin người vi phạm lên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo đài, truyền hình... sẽ đem lại rất nhiều hệ lụy. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới danh dự, nhân phẩm của mỗi người.
Nhưng ông Tấn cũng thừa nhận, xử phạt người phóng uế bừa bãi chỉ bằng biện pháp hành chính là chưa đủ răn đe.
Theo ông Tấn, Hà Nội đã có quy định xử phạt hành chính đối với những hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng như: tè bậy, xả rác, hút thuốc... Tuy nhiên vì nhiều lý do mà điều này vẫn chưa được thực hiện.
"Phần nhiều là do ý thức người dân vẫn còn kém, phải có một biện pháp cứng rắn hơn để xử lý triệt để vấn đề". - Ông Tấn đánh giá.
Nhà xã hội học cho rằng: "Thay vì bêu tên họ ở những kênh thông tin lớn như báo đài và truyền hình, có thể báo lại sự việc về tổ dân phố, lãnh đạo xã, phường... nơi họ sống, làm việc. Đó là cách nêu tên đủ sức răn đe mà lại không khiến họ có cảm giác bị bêu xấu toàn xã hội.
Luật sư Giang Hồng Thanh (Trưởng văn phòng luật sư Giang Thanh) cho rằng, không nên bêu tên người có hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng lên các phương tiện thông tin đại chúng. Họ chỉ mới vi phạm ở mức độ hành chính, không thể cho họ lên mức hình sự để có thể bêu tên lên báo đài hay truyền hình.
Theo luật sư Thanh với chế tài xử phạt hành chính hiện hành, nếu các đơn vị hành pháp thực hiện tốt, có thể giảm thiểu những hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng.
Luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng & Công Lý) cho biết muốn bêu tên người vi phạm lên các phương tiện truyền thông đại chúng, các nhà quản lý lại phải tính chuyện sửa luật. "Chưa có luật mà lại tự ý bêu tên là vi phạm quyền công dân, quyền con người." - Ông Kiên nhấn mạnh.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP. quy định: Mức xử phạt từ 100 đồng đến 300 đồng với những ai vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung: a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung; b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung; c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư; d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng; đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh; e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.
XUÂN TÙNG - HOA THỊ
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đề xuất phạt "bêu" tên người tiểu bậy, xả rác lên loa đài Ông Nguyễn Mạnh Hùng (Nguyên cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội) cho rằng, có một biện pháp mạnh hơn phạt tiền là nêu tên người vi phạm lên thông tin đại chúng. Hà Nội đang có dự định học theo Đà Nẵng xử phạt người có hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng như: tè bậy,...