Người nghiên cứu vaccine được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động
GS. TS Huỳnh Thị Phương Liên được trao tặng anh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong nghiên cứu nhiều loại vaccine.
Chiều 19/1, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao danh hiệu trên cho thầy thuốc nhân dân Huỳnh Thị Phương Liên, chuyên gia cao cấp Công ty Vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Bộ Y tế.
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (phải) trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho GS Huỳnh Thị Phương Liên. Ảnh: Bộ Y tế
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định đây là sự ghi nhận những cống hiến không ngừng nghỉ, tinh thần lao động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng sản xuất vaccine phòng bệnh của GS Liên. Bà đã góp phần vào thành công trong việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân, cộng đồng.
Nữ giáo sư hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất nhiều loại vaccine phòng bệnh tả, thương hàn, đậu mùa, viêm não Nhật Bản… Bà có 112 công trình khoa học công bố trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước; tham gia 12 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước.
Video đang HOT
Đặc biệt, vaccine viêm não Nhật Bản thế hệ đầu tiên được sản xuất thành công, đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc căn bệnh này, giảm số người tử vong và di chứng thần kinh, giảm gánh nặng bệnh tậ cho người dân và xã hội. Đây là vaccine đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài với gần 5,5 triệu liều sang Ấn Độ.
“GS Liên đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất vaccine của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, trở thành thế mạnh và điểm sáng thành tựu của nền y học dự phòng”, Bộ trưởng Long nhận định.
Với những cống hiến ấy, GS Liên được tặng nhiều giải thưởng như Kovalepskaia năm 1999; Giải nhất VIFOTECH về công nghệ sinh học; Huân chương Lao động hạng Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Ba; giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ…
GS Liên sinh năm 1940 tại Hội An, Quảng Nam sau đó theo gia đình tập kết ra Bắc. Năm 1963, đất nước cần những nhà khoa học tham gia chống “chiến tranh vi trùng” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đang là sinh viên năm thứ ba Đại học Y Hà Nội, bà xung phong vào chiến trường miền Nam.
Tốt nghiệp bác sĩ cuối năm 1965, đầu năm 1966 bà vào miền Nam công tác. Đầu năm 1972, bà được trở ra Bắc rồi đi học về công nghệ sản xuất vaccine ở Đức. Trở về nước, cả cuộc đời bà gắn bó với phòng thí nghiệm, nghiên cứu và sản xuất vaccine.
Ba cô gái thử vaccine Covid-19 liều cao nhất
Ba cô gái, tuổi từ 20 đến 22, sáng nay tiêm thử nghiệm Nanocovax với liều cao nhất, 75 mcg.
Ba cô gái là những người đầu tiên trong nhóm 20 tình nguyện viên tiêm Nanocovax liều cao nhất. Sau khi ba người này được tiêm và an toàn, sẽ đến lượt 17 người còn lại.
Một trong ba nữ tình nguyện viên là sinh viên y khoa, cho biết cô tham gia thử nghiệm vaccine vì muốn trải nghiệm quy trình nghiên cứu.
"Tôi không cảm thấy lo lắng về phản ứng phụ sau tiêm, do 40 người tiêm đợt trước hiện sức khỏe an toàn", cô gái chia sẻ.
Gia đình cô cũng đã được giải thích, ủng hộ tham gia nghiên cứu.
Ba người được tiêm lần lượt, mỗi người cách nhau 3 giờ. Sau đó, họ ở lại Học viện Quân y để theo dõi trong 72 giờ rồi trở về nhà. Số người còn lại trong nhóm liều 75 mcg dự kiến tiêm thứ sáu tuần này.
Nữ tình nguyện viên tiêm thử Nanocovax sáng 12/11. Ảnh: Vũ Nga.
Phó giáo sư, tiến sĩ Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân y, cho biết hơn 500 người đã đăng ký và khoảng 200 người đến sàng lọc cho thử nghiệm. Chỉ 51 người đủ tiêu chuẩn để tiêm thử nghiệm cho toàn bộ giai đoạn một, do tiêu chí tuyển chọn rất chặt chẽ. Trong đó 20 người đã tham gia tiêm liều 25 và 20 người tiêm liều 50 mcg. Vì vậy, đơn vị đang tiếp tục khám sàng lọc để chọn tình nguyện viên đủ tiêu chuẩn tiêm liều 75 mcg.
Đến nay, nghiên cứu thử nghiệm Nanocovax trên người đã đi được 50% giai đoạn một. 40 người đã tiêm vaccine trước đó hiện được theo dõi tại nhà. Theo tiến sĩ Mến, họ xuất hiện các phản ứng phụ không nghiêm trọng gồm đau nhức vùng tiêm và sốt nhẹ.
"Như vậy, có thể đánh giá phần nào vaccine này rất an toàn", tiến sĩ Mến nói.
Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Văn Lương, Phó giám đốc Học viện Quân y, cho biết kết thúc giai đoạn một thử nghiệm lâm sàng, Bộ Y tế sẽ nghiệm thu và đánh giá, sau đó cho phép thử nghiệm giai đoạn hai trên 560 tình nguyện viên tiếp theo, dự kiến bắt đầu vào tháng 2/2021. Việc tuyển chọn đối tượng thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai đang được thực hiện, đến nay đã có 350 người đăng ký tham gia.
Nanocovax là vaccine Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam được đưa vào thử trên người, quá trình nghiên cứu và phát triển trong vòng 6 tháng, với ba liều 25 mcg, 50 mcg và 75 mcg. Vaccine sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp, tức là lấy trình tự một đoạn S protein gai trên nCoV, tích hợp nó vào một dòng tế bào động vật đang nuôi cấy để tạo ra protein của virus, rồi pha chế với các tá dược khác nhằm tạo ra vaccine.
Vaccine COVID-19 thứ 2 của Việt Nam được thử nghiệm trên người ra sao? Theo kế hoạch, Covivac - vaccine phòng COVID-19 thứ hai của Việt Nam sẽ được thử nghiệm trên người vào ngày 21 và 22/1 tới. Theo TS Dương Hữu Thái - Viện trưởng Viện Vaccine và sinh phẩm Y tế (Ivac), Covivac - vaccine phòng COVID-19 thứ hai của Việt Nam sẽ được triển khai thử nghiệm trên người qua 3 giai đoạn...