Người nghèo vùng biên xứ Thanh được tặng hơn 5.400 con bò
Mơi đây, đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Bộ NNPTNT đã làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa, bàn về cac giải pháp trồng rừng ngập mặn, tham gia phòng chống thiên tai và xây dựng nông thôn mơi (NTM).
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao sự phối hợp của Hội CTĐ Việt Nam và UBND tỉnh Thanh Hóa trong công tac trông rưng ngâp măn, xây dưng nông thôn mơi… Anh: H.Đ
Dự án “Trồng rừng ngập mặn, giảm thiểu rủi ro thảm họa” được Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam triển khai liên tục từ năm 1994 đến nay dưới sự tài trợ đặc biệt của Hội CTĐ Nhật Bản thông qua Hiệp hội CTĐ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Qua khảo sát, hiện diện tích rừng ngập mặn do Hội trực tiếp triển khai chiếm trên 4,27% tổng diện tích cả nước.
Năm 1997, Thanh Hóa được Hội hỗ trợ trồng rừng ngập mặn tại 3 huyện, gồm: Hoằng Hóa, Nga Sơn và Hậu Lộc với diện tích 2.256ha. Do tình trạng biến đổi khí hậu cũng như dịch bệnh, lúc bấy giờ chỉ còn khoảng 540ha. Qua khảo sát, số rừng nói trên đang phát triển tốt (cây bần chua cao trung bình từ 10-12m, cây trang cao từ 3-4m), bảo vệ hiệu quả hệ thống đê biển và các bờ đầm nuôi trồng hải sản.
Bà Nguyễn Thị Xuân Thu- Chủ tịch Trung ương Hội CTĐ Việt Nam đề nghị các tỉnh xác nhận số diện tích rừng ngập mặn và có phương án hỗ trợ kinh phí bảo vệ hằng năm. Anh: H.Đ
Video đang HOT
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Xuân Thu – Chủ tịch Trung ương Hội CTĐ Việt Nam đề nghị các sở, ngành liên quan tham mưu tích cực cho UBND các tỉnh nhằm xác nhận số diện tích rừng ngập mặn và có phương án hỗ trợ kinh phí bảo vệ hằng năm, để các cấp Hội có điều kiện hoàn thành tốt công tác chăm sóc và phát triển.
Hội cũng đề nghị Bộ NNPTNT cùng các đơn vị liên quan cho phép được tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển rừng bền vững; thí điểm mô hình phát triển sinh kế cho người dân gắn với quản lý và bảo vệ rừng và thực hiện tiêu chí xã an toàn về phòng, chống thiên tai trong xây dựng NTM.
Ông Nguyễn Đức Quyền – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, vấn đề bất cập nhất hiện nay là chưa xác định được chủ rừng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tỉnh đề nghị Bộ NNPTNT thống nhất chủ trương, giao cho Hội những diện tích rừng do Hội trực tiếp triển khai để thuận lợi hơn trong công tác quản lý, bảo vệ và khai thác.
Hội Chữ thập đỏ huyện Quảng Xương trao tặng bò cho người dân. Ảnh: Nguyêt Trinh
Trong những năm qua, Hội CTĐ tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh. Dựa trên các chương trình dự án và sự vận động của các nhà tài trợ, đơn vị đã củng cố, kiện toàn 25 đội ứng phó nhanh cấp xã; hỗ trợ các địa phương trọng điểm thiên tai ven biển các trang thiết bị cảnh báo, bao gồm 110 loa cầm tay và 8 hệ thống truyền thanh…
Về xây dựng NTM, thông qua phong trào “Phát triển ngân hàng bò” và “Chung tay vì cộng đồng, hỗ trợ bò giống giúp người nghèo vùng biên”, các cấp hội trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Sở NNPTNT, tiến hành trao tặng 5.418 con bò giống sinh sản với giá trị lên đến 77 tỷ 500 triệu đồng.
Ba Trịnh Thị Nguyệt – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa trao tặng bò cho các hộ dân nghèo xã Quảng Tân. Anh: Phapluatplus
Từ năm 2014 đến nay, đơn vị cũng tích cực phối hợp với Văn phòng điều phối NTM xây dựng 138 nhà Chữ thập đỏ, làm mới 243 công trình nước sạch, 1.038 bể nước, 523 nhà tiêu hợp vệ sinh, nhà tắm cho người nghèo, người khuyết tật và các nạn nhân chất độc da cam… với tổng kinh phí gần 10,3 ty đồng.
Chưa dừng lại ở đó, các cấp Hội trên địa bàn còn tích cực vận động các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, tặng trên 6.000 thẻ BHYT cho các hộ cận nghèo.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đanh gia, Hội Chữ thập đỏ nói chung và tỉnh Thanh Hóa đã rất tích cực trong việc phối hợp bảo vệ diện tích rừng ngập mặn, phòng chống thiên tai và xây dựng NTM. Thứ trưởng khẳng định, rừng ngập mặn đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc phòng chống thiên tai, bão lũ.
Từ đó, Thứ trưởng yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp nắm bắt cụ thể tình hình để báo cáo lên Bộ NNPTNT nhằm tìm ra hướng đi phù hợp nhất.
Theo Danviet
NTM Thanh Hóa: Đìu hiu... làng nghề
Thanh Hóa là 1 trong 5 tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước, toàn tỉnh có 155 làng nghề, đến nay đã công nhận 20 làng nghề và 47 làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một số làng nghề đang dần bị mai một, thậm chí bị rơi vào lãng quên.
Những người còn làm nghề mây tre đan ở xã Quảng Phong chủ yếu đã cao tuổi.
Những năm qua, việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn Thanh Hóa đã được triển khai bằng nhiều hình thức, thông qua thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh và các địa phương. Trong đó phải kể đến quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2020...
Bên cạnh việc bảo tồn, phát triển thì ở một số nơi, làng nghề bỗng thưa người vì... doanh nghiệp. Câu chuyện ở huyện Hoằng Hóa là một ví dụ. Để khôi phục, du nhập và phát triển ngành nghề, làng nghề, từ năm 2002, UBND huyện đã ban hành các đề án, kế hoạch và cơ chế, chính sách khuyến khích để thực hiện việc phát triển công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2011, một số doanh nghiệp lớn đã đến đầu tư trên địa bàn và mở rộng quy mô sản xuất nên lao động thuộc các làng nghề đã chuyển một phần sang các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp. Tuy đây là sự chuyển dịch tích cực từ khu vực có năng suất lao động thấp, sang khu vực sản xuất công nghiệp có năng suất lao động và thu nhập cao nhưng đã làm cho lực lượng lao động ngành nghề trong các làng nghề sụt giảm và có những khó khăn nhất định.
Sẽ còn mãi trong ký ức của nhiều người về một thời vang bóng của làng gốm Lò Chum (Đông Hương, TP Thanh Hóa), hay gốm làng Vồm (Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa); làng nghề đục đá, kéo sợi (Hoằng Hóa); làng nghề mây tre đan ở Quảng Phong (Quảng Xương)... Trong số này, có làng nghề đã không còn hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, rất ít người theo nghề, mà những người theo nghề phần lớn chỉ còn người già gắn bó, giữ gìn nghề truyền thống của cha ông.
Về làng Chính Trung và Đông Đa, xã Quảng Phong (Quảng Xương) chỉ còn hơn 30 hộ theo nghề mây tre đan. Hiện những người làm nên các sản phẩm rổ, rá, dần, sàng ở đây toàn là người già, trong đó người nhiều tuổi nhất là cụ Bồn, cụ Cội đã ngót nghét 90 tuổi. Theo lời giới thiệu của trưởng thôn, chúng tôi đến nhà vợ chồng ông Bùi Văn Xiểng và bà Nguyễn Thị Thắm (70 tuổi) ở làng Chính Trung. Ông Xiểng ngậm ngùi cho chúng tôi biết: Làm cho đỡ buồn, đỡ nhớ nghề thôi, chứ lời lãi được là bao. Một tháng 2 vợ chồng tôi làm được khoảng 75 sản phẩm, trừ chi phí còn được 450.000 đồng. Thời thịnh vượng, vợ chồng tôi thức làm đến 11- 12h đêm mới nghỉ, giờ chỉ làm đến cuối chiều thôi.
Thời thịnh vượng như ông Xiểng nói cách đây đã vài chục năm, khi ấy nhà ông có đến 8 nhân lực làm nghề mây tre đan, cho thu nhập khoảng 90.000 đồng/người/ngày. Sau khi thị trường Đông Âu không còn, nghề của làng cũng theo đó mà mai một. Nhất là về sau này, khi có doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện thì lực lượng lao động trẻ không còn tha thiết với nghề nên đi làm công nhân, người trung tuổi phần lớn đi làm lao động tự do, chỉ còn các ông bà già gắn bó với nghề.
Ông Lê Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Quảng Phong, cho biết: Do thị trường đầu ra rất khó khăn, sản phẩm làm ra không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, trong khi đó thiếu nguồn nhân lực. Trước đây hàng trăm hộ sống được với nghề, giờ trong xã chỉ còn vài chục hộ theo nghề và có một gia đình đứng ra thu mua sản phẩm cho bà con, nhập cho một số tỉnh, thành phố nhưng các đơn đặt hàng cũng không thường xuyên...
Thiết nghĩ, trước những khó khăn trên rất cần các cấp, các ngành quan tâm, có các giải pháp để các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không bị mai một, có bước phát triển.
Theo Mai Phương (Báo Thanh Hóa)
Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa: Đi trước, làm giỏi, kết quả cao "Với quan điểm phát triển sản xuất là gốc, xây dựng cơ sở hạ tầng là cần thiết, nâng cao đời sống cho người dân là mục tiêu, lợi ích mang lại cho người dân là động lực, hơn 5 năm qua, Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu...