Người nghèo sẽ không phải cùng chi trả viện phí
Theo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) hiện nay, nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số khi đi khám chữa bệnh BHYT phải cùng chi trả 5% viện phí, nhóm người cận nghèo phải cùng chi trả 20%… Tuy nhiên, trong dự thảo Luật BHYT đang sửa đổi, người nghèo sẽ được hưởng lợi hơn rất nhiều bởi những quy định này được bãi bỏ.
Người nghèo sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi dự thảo Luật BHYT sửa đổi đi vào đời sống
Tăng quyền lợi cho người bệnh
Trao đổi thông tin với báo chí chiều 19-3, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi, quyền lợi của người bệnh sẽ tăng đáng kể. Đặc biệt, quy định người nghèo khi đi khám chữa bệnh bằng BHYT phải cùng chi trả 5% viện phí sẽ được bãi bỏ. Ông Vũ Xuân Bằng, Phó trưởng ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm Y tế – Bảo hiểm xã hội Việt Nam phân tích, quy định mức cùng chi trả 5% đối với một số nhóm đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện bảo trợ xã hội và 20% đối với người thuộc hộ cận nghèo… như hiện nay đã hạn chế việc tiếp cận dịch vụ y tế, nhất là những người mắc bệnh nặng, bệnh mãn tính. Do đó, dự thảo Luật BHYT sửa đổi quy định người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh, còn đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo cũng được thanh toán 95%.
Không chỉ người nghèo, người cận nghèo được nâng quyền lợi mà người dân bình thường nếu tham gia BHYT liên tục cũng sẽ được tăng mức chi trả viện phí. Ông Vũ Xuân Bằng cho biết, nếu người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở sẽ được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh, ngoại trừ trường hợp vượt tuyến, trái tuyến, sử dụng dịch vụ cao chi phí lớn…
Dự thảo cũng quy định những trường hợp tham gia BHYT theo hộ gia đình được giảm trừ mức đóng cho các thành viên. Cụ thể, người thứ nhất trong gia đình đóng BHYT đúng mức phí quy định, từ người thứ 2 đến thứ 5 đóng lần lượt bằng 80%, 70%, 60%, 50% và từ người thứ 6 trở lên đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Siết chặt chuyển tuyến
Video đang HOT
Trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật BHYT, những người bệnh đi khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến sẽ bị thu hẹp quyền lợi. Quy định này được đưa ra nhằm siết chặt tình trạng khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến đang ngày càng phổ biến. Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, sau 4 năm thực hiện Luật BHYT, số tiền mà Quỹ BHYT thanh toán cho bệnh nhân trái tuyến, vượt tuyến tăng nhanh, từ 3 triệu lượt người bệnh vào năm 2010 lên 9,5 triệu lượt năm 2011 và 11,6 triệu lượt năm 2012. Theo bà Tống Thị Song Hương, lý do vì BHYT hiện đang thanh toán cho người bệnh khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến ở mức khá cao: 30% ở bệnh viện tuyến Trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 70% ở tuyến huyện. Cũng vì thế mà nhiều người bệnh dù bệnh nhẹ vẫn đổ xô lên tuyến trên, khiến nhiều bệnh viện quá tải. Để khắc phục hạn chế này, trong dự thảo sửa đổi Luật BHYT, mức thanh toán BHYT cho người bệnh đi khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến sẽ giảm xuống, cụ thể là giảm mức thanh toán cho diện bệnh nhân ngoại trú ở tuyến Trung ương từ 30% xuống còn 20%.
Một điểm nhấn nữa là trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi sẽ tăng tính ràng buộc, trách nhiệm với người tham gia BHYT. Ông Vũ Xuân Bằng cho biết, hiện độ bao phủ BHYT ở nước ta đã đạt xấp xỉ 70%, tuy nhiên đối tượng tham gia chủ yếu là diện được hỗ trợ, diện bắt buộc và những người thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Với nhóm 30% còn lại là đối tượng tham gia BHYT tự nguyện, việc vận động tham gia rất khó khăn. Nguyên nhân một phần do quy định tham gia BHYT theo “trách nhiệm” chưa có tính ràng buộc cao, các chế tài xử phạt không tham gia BHYT chưa đủ mạnh. Ông Bằng nhấn mạnh, nếu không quy định bắt buộc sẽ có nhiều nhóm đối tượng, nhất là những người khỏe mạnh, có thu nhập cao sẽ không tham gia BHYT và như vậy chỉ người ốm mới tham gia BHYT, gây nguy cơ mất cân đối quỹ, ảnh hưởng đến tính bền vững của BHYT.
Theo ANTD
Cái chết êm ái cho trẻ nhỏ gây nhức nhối tại Bỉ
Các nhà lập pháp Bỉ đang tranh cãi gay gắt về dự thảo luật cái chết nhân đạo cho trẻ chịu "đau đớn liên tục và tột cùng về thể chất và tinh thần mà không thể chữa".
Trường hợp điển hình
Ella Louise nằm bất động trên giường. Khuôn mặt, cơ thể cô bé nhợt nhạt, yếu đuối vì căn bệnh quái ác. Các bác sĩ hoàn toàn bất lực trước trường hợp của em. Bố mẹ Ella Louise cũng không thể làm gì hơn ngoài việc nhìn đứa con gái bé bỏng chịu đau đớn trong những ngày tháng cuối đời.
Linda van Roy, mẹ bé Louise, là người ủng hộ quyền được chết của trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo. Ảnh CNN.
Hãng tin CNN cho biết, bé gái 10 tháng tuổi Ella Louise qua đời cách đây 2 năm tại bệnh viện Krabbe, Bỉ. Cô bé mắc phải căn bệnh đột biến di truyền hiếm gặp, gây tổn hại trực tiếp cho hệ thần kinh. Linda van Roy, mẹ cô bé, nhớ lại: "Trong thời gian ấy, họ bảo chúng tôi hạn chế đưa chất lỏng vào người con bé. Chúng tôi chẳng thể cho con ăn sữa hay bất cứ thứ gì. Cuối cùng, Louise chỉ còn da bọc xương và ra đi như vậy".
Nói về những ngày tháng cuối đời của Louise, mẹ cô bé cho biết: "Con bé ra đi vào ngày thứ 3. Một ngày trước đó, chúng tôi vẫn nhận thấy sự đau đớn hiển hiện trên khuôn mặt con. Tận mắt nhìn con như thế, bạn sẽ tức giận tột cùng bởi sự bất lực của bản thân. Chúng tôi không thể giúp con bé ra đi thanh thản".
Tranh đấu đòi quyền chết cho trẻ em mắc bệnh
Bỉ hợp pháp hóa cái chết nhân đạo từ năm 2002, cho phép chấm dứt sự sống của những người "đau khổ liên tục và tột cùng về thể chất và tinh thần mà không có cách nào giảm bớt". Ban đầu, người ta đưa trẻ em vào danh sách hưởng cái chết nhân đạo nhưng cơ quan lập pháp của Bỉ đã gạt những đối tượng này ra.
Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo nằm ngoài diện hưởng cái chết nhân đạo của chính phủ Bỉ. Ảnh cắt từ video CNN.
Tuy nhiên, những trường hợp như bé Louise làm dấy lên nhiều tranh cãi về quyết định này. Người ta đang đề xuất dự thảo luật mở rộng quyền chết cho những người dưới 18 tuổi, người mắc bệnh nan y và không thể chịu đựng nỗi đau thể xác do những căn bệnh vô phương cứu chữa gây ra.
Dù những trường hợp như bé Louise không đủ điều kiện chết như dự thảo luật mới quy định nhưng mẹ cô bé tin rằng, trẻ em và những bậc phụ huynh có con mắc bệnh cần có thêm lựa chọn, trong đó có quyền được chết. "Chúng tôi muốn con cái mình có thể nói về cái chết nhân đạo. Nếu những đau đớn vượt quá sức chịu đựng của chúng, hãy để chúng tôi lựa chọn".
Một số cuộc thăm dò cũng cho thấy, đa phần người Bỉ đồng ý với các nguyên tắc mở rộng, nhằm áp dụng luật cái chết nhân đạo cho trẻ em. Tuy nhiên, người ta đang tranh luận về điều kiện áp dụng cái chết êm dịu cho trẻ em, bao gồm cả độ tuổi tối thiểu cũng như vai trò của bố mẹ.
Kinh nghiệm từ Hà Lan
Trong bối cảnh dự thảo luật cái chết êm dịu cho trẻ em đang gây tranh cãi, người Bỉ có thể học hỏi kinh nghiệm của người Hà Lan, nơi pháp luật cho phép trẻ em trên 12 tuổi yêu cầu cái chết êm dịu dưới sự đồng ý của cha mẹ. Hơn 10 năm sau khi luật có hiệu lực, chỉ 5 trẻ em yêu cầu sử dụng biện pháp này.
Trẻ em trên 12 tuổi, mắc bệnh hiểm nghèo ở Hà Lan có quyền yêu cầu cái chết nhân đạo. Ảnh minh họa: Blogspot.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng, để trẻ em lựa chọn cái chết là điều không hợp lý. Y tá Sonja Develter, người từng chăm sóc 200 trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, cho biết: "Lũ trẻ chẳng để ý tới cái chết. Mối quan tâm chính của chúng là gia đình. Thật khó đối với một đứa trẻ khi biết mình sắp ra đi nhưng lại không thể nói gì về điều đó với bố mẹ. Đó là điều mà bố mẹ chúng không muốn nghe".
Develter xúc động kể lại: "Những đứa trẻ nói với tôi rằng, 'chết chẳng có gì là khó nhưng xin hãy chăm sóc bố mẹ tôi'". Develter lo ngại, để cho một đứa trẻ lựa chọn cái chết êm dịu sẽ tạo ra những áp lực lớn lên chúng. Thậm chí, chúng sẽ cảm thấy mình là gánh nặng của bố mẹ và những người trực tiếp chăm sóc.
Theo Zing
Trung Quốc nới lỏng chính sách một con Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ nới lỏng thêm chính sách kiềm chế gia tăng dân số, dự kiến những thay đổi này sẽ được áp dụng vào đầu năm sau. Những thay đổi bao gồm việc cho phép mỗi cặp vợ chồng được sinh thêm con thứ hai nếu ít nhất một người là con một. Hiện tại, nếu muốn sinh con...