Người nghèo chèo chống

Theo dõi VGT trên

Chạy vạy làm đủ việc từ lúc mặt trời chưa mọc đến nửa đêm. Đó là cách người nghèo đang xoay xở vượt khó để mưu sinh trong thời điểm kinh tế khó khăn vào dịp cuối năm, cận tết.

Chạy vội ra đầu phố Đình Ngang, anh Nguyễn Văn Đính dáo dác nhìn xuống chân khách qua đường. Tờ mờ sáng, Hà Nội xám xịt trong giá rét. Nhưng người đàn ông này không còn đầu óc để ý thời tiết khắc nghiệt. Vợ con ở quê đang trông đợi những đồng bạc anh nhọc nhằn kiếm được ở Hà Nội gửi về. Thoáng chốc, các bạn anh túa ra với các hộp đ.ánh giày. Người thì Thanh Hóa đến, kẻ ở Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên. Tất cả đều là đàn ông đang t.uổi lao động…

Người nghèo chèo chống - Hình 1

Ông Thắng ngủ trên vỉa hè đêm đông

Trong tâm bão

Buổi tối trên phố Cửa Nam, Hà Nội, ông Trần Thắng kể chuyện nhặt rác. Ông đã 65 t.uổi, vẫn cố làm để khỏi nương cậy con cháu ở quê nhà, nhưng rác giờ cũng ít hơn vì quá nhiều người nhặt. Ngày nào nhặt được dăm chục ngàn đồng là mừng lắm rồi. Đêm đông, ông vẫn co ro ngủ luôn ở hè phố để tiết kiệm t.iền trọ, và những khi khó ngủ lại tranh thủ vác bao lang thang tìm rác trên đường.

Đợi mãi chẳng có ai chịu dừng lại, anh Đính buồn buồn, tâm sự: “Mình là dân biển ở xã Hoàng Châu, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Sức vóc đàn ông mà chúi mặt vào chân người ta cũng tủi lắm, nhưng bám quê thì không sống nổi”. Anh kể các con đều đang t.uổi học. Vài sào ruộng thì thiếu trước hụt sau, nên chỉ để vợ bán mặt với đất ở nhà. Anh rời quê, lên Hà Nội, đi đ.ánh giày lang thang để xoay xở thêm cho gia đình.

Loáng thoáng nghe khách ngồi đợi đ.ánh giày bàn tán chuyện kinh tế, công ty này nọ khó khăn, anh Đính không hiểu lắm. Nhưng những đồng t.iền lẻ anh kiếm được từ việc làm sạch các đôi giày bẩn thì teo tóp đi thật. Hình như người ta đang khó k.iếm t.iền nên tiết kiệm hơn. Có ngày anh chỉ đ.ánh được vài đôi, thắt lòng lo không có t.iền gửi cho vợ con. Tình cảnh “đồng nghiệp” của anh cũng chẳng khá gì hơn. Người anh họ Nguyễn Văn Thức cùng làng lên đ.ánh giày, đang lo không xoay xở nổi học phí cho con.

Ở Hà Nội bây giờ, hình ảnh dễ nhận thấy nhất là người quê đang đổ lên phố kiếm sống ngày càng nhiều hơn. Tình hình khó khăn có thể cảm nhận được trong từng ánh mắt âu lo, trên từng đôi vai trĩu nặng quang gánh.

“Tôi tính năm nay cố dành dụm ít t.iền, cho nó về quê vào lớp 1 trễ một năm cũng được. Nhưng tình hình này khó quá, thấy con rơi nước mắt mà mình chẳng dám hứa hẹn gì với nó”.

Bà Lê Thị Bấc, gần 60 t.uổi, vẫn gánh hàng chuối từ Khoái Châu, Hưng Yên lên bán dạo, thắc thỏm than: “Chả biết tình hình thế nào mà có ngày tôi bán chẳng nổi mươi nải chuối, kiếm không được dăm chục ngàn đồng để lay lắt có cái bỏ vào mồm đủ ngày ba bữa!”. Gánh hàng rong ở Hà Nội suốt gần 20 năm, bà Bấc than năm nay khách cứ vắng dần. Hồi trước khách mua nải chuối to, còn thương cho thêm t.iền. Bây giờ bà kỳ kèo mãi họ cũng chẳng mua. Người chịu móc ví thì cứ kỳ kèo giá cả, thậm chí còn bắt xẻ nải chuối làm đôi để chỉ mua một nửa.

Chị Đặng Thị Mỹ, cùng quê Khoái Châu, kể có ngày chị gánh rau củ đi từ 5h sáng đến tận tối mịt khắp phố phường Hà Nội mà vẫn phải chịu gánh đồ héo úa về đổ bỏ hoặc bán rẻ cho bạn bè ngõ trọ. Trước đây, gánh sáng chỉ bán đến trưa là hết, chiều lại ra chợ Đồng Xuân lấy hàng bán gánh mới. “Ngay cả khách mối quen biết cũng đang khó dần. Họ chỉ chọn những thứ thật sự cần thiết, rất ít người mua mớ chất đầy tủ lạnh như trước”. Chị Mỹ tâm sự để đủ trang trải cho bản thân và gửi về cho chồng con ở quê, mỗi ngày chị phải cố kiếm được 200.000 đồng, nhưng bây giờ có hôm chẳng nổi một nửa ngần ấy. Khó khăn ngày càng trĩu nặng trên vai người phụ nữ thân cò phải nuôi hai con đang t.uổi học và cả người chồng bệnh tật đang quanh quẩn ở nhà.

Tại TP.HCM, những người quê đang vật vã kiếm sống bằng các nghề tự do cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Hai cha con anh Phạm An, quê TP Tuy Hòa, Phú Yên, vào bán vé số dạo kiếm sống ở Sài Gòn, gạt mồ hôi vã trên trán giữa buổi trưa nóng bức. Xấp vé số 200 tờ trên tay họ chưa mỏng được bao nhiêu dù đã ròng rã đi bộ qua hàng chục con đường suốt từ chiều hôm trước. Anh An chỉ đứa con mới 7 t.uổi đã phải đi bán vé số cùng cha, tâm sự: “Tôi tính năm nay cố dành dụm ít t.iền, cho nó về quê vào lớp 1 trễ một năm cũng được. Nhưng tình hình này khó quá, thấy con rơi nước mắt mà mình chẳng dám hứa hẹn gì với nó”.

Anh An kể có hôm cha con bán chưa nổi 100 tờ vé số. Người đi bán ngày càng đông, mà người mua có vẻ cứ chắt bóp túi t.iền dần. Các khách mối của cha con họ trước đây mua mỗi lần cả chục tờ, còn hào phóng tặng thêm cho người bán một hai tờ lấy may, giờ bỏ hẳn không mua nữa hoặc có mua cũng chỉ dè sẻn một vài tờ. Mấy năm trước, cứ gần tết là anh dành dụm được mươi triệu đồng gửi về quê. Năm nay, đến giờ này anh vẫn chưa có đồng nào để báo tin mừng cho vợ con ở nhà.

Video đang HOT

Người nghèo chèo chống - Hình 2

Anh Đính đ.ánh giày để k.iếm t.iền gửi về quê cho vợ con

Xoay xở

“Vẫn phải cố mưu sinh để vượt qua, chứ không bó gối chịu đói à?” – anh Đính và các “đồng nghiệp” đ.ánh giày tâm sự họ phải tự co mình để vượt khó. Từ “co mình” của họ có thể hiểu theo cả nghĩa đen khi phải nhét thêm bạn, chen chúc chật chội hơn trong phòng trọ để chia nhỏ t.iền thuê nhà. Có người thì vạ vật trên manh chiếu nửa mét thuê tạm qua đêm. Đó là những phòng trọ tập thể dành cho người khó khăn, lỡ bước trong đêm. Một manh chiếu vừa khít người qua đêm có giá 5.000 – 10.000 đồng. Hàng chục người nằm xếp lớp như thế.

Anh Đính có người anh cùng làng đi làm chung, nên cả hai thuê phòng trọ trong ngách nhỏ trên đường Trần Quý Cáp. Đêm hôm có “đồng nghiệp” nào lỡ bước, ngủ nhờ thì ba người phải nằm nghiêng mới đủ chỗ trong căn phòng chỉ hơn 3m2 mà đứng thẳng thì đụng đầu, duỗi chân thì đụng vách.

Bà Bấc kể mỗi ngày bà dành 18 giờ kiếm sống. Từ sớm đến tối mịt, bà gánh chuối đi bán dạo. Rồi khi chẳng thể bán chuối được cho ai, bà khệ nệ bê cái lồng và chiếc ghế con ra vỉa hè bán nước chè (trà) cho khách qua đường. Mỗi ngày, bà mưu sinh ngoài đường từ 4h-24h mới về phòng trọ chợp mắt.

“Nhưng tôi làm vậy vẫn còn nhẹ đấy. Nhiều cô vừa rời quang gánh, lại làm ôsin tính giờ cho người ta đến vã mồ hôi giữa giá rét!” – bà kể.

Ở TP.HCM, buổi tối trong xóm trọ nghèo bên hông Khu công nghiệp Tân Tạo, tôi lặng ngồi chứng kiến các cô gái miền Bắc vào bán hàng dạo, xoay xở vượt khó. “Phải biết bóp miệng, thắt dạ dày mình nhỏ lại anh à!”. Chẳng cần nói thêm, chỉ nhìn bữa cơm của họ là hiểu. Họ chờ tối mịt mới tạt vào chợ ế vỉa hè. Giá miếng đậu, bó rau, con cá lúc này chỉ bằng hai phần ba, một nửa chợ sáng. Nhưng đó là những thứ đã gần ươn thối vì ế ẩm, nếu không bán giá rẻ thì chỉ đổ đi.

“Nhiều bữa bọn em phải đổ cả vốc muối, cắt ớt thật nhiều vào cho bớt mùi ươn. Có khó ăn lắm thì nghĩ đến con ở nhà để mà nuốt xuống…” – một người thổ lộ.

Theo 24h

Cử nhân sống cơ cực hơn thời sinh viên

Kiếm sống bằng những công việc không liên quan đến chuyên môn đào tạo, thu nhập thấp, cuộc sống của nhiều cử nhân đại học còn cơ cực hơn cả thời sinh viên...

Cơ cực đời sống cử nhân chờ việc

Tốt nghiệp ngành Kinh tế tại một trường ĐH lớn ở TPHCM nhưng hai năm nay, Ngọc vẫn chưa tìm được công việc đúng chuyên ngành. Phải tự nuôi mình khi bố mẹ ngừng viện trợ, Ngọc đành nhận việc phát tờ rơi cho một công ty với mức lương 2,1 triệu đồng chạy việc từ sáng đến chiều tối.

Ngọc sống chung với 3 người khác trong một phòng trọ 12m2 ở đường Trần Huy Liệu (Q.3) để tiết kiệm t.iền phòng. Từ lâu, Ngọc chẳng biết mùi tô hủ tiếu, bún bò mà trường kỳ với cơm rang, mỳ tôm.

Cử nhân sống cơ cực hơn thời sinh viên - Hình 1

Việc làm không ổn định, không ít cử nhân phải "bơi" đủ nghề để sống. Trong ảnh: Cử nhân tại TPHCM đi bán hoa dịp lễ 20/10.

"Tiền nhà, t.iền ăn uống, sinh hoạt... tháng nào tôi cũng thiếu t.iền. Hồi SV thiếu còn xin bố mẹ được bây giờ đói khổ đến mấy cũng ráng mà chịu. Tôi còn bị gọi "con nợ" vì ngửa tay vay mượn khắp nơi", Ngọc thật tình.

Có thời gian Ngọc đã về quê nhưng không khả quan nên lại trở lại thành phố. Không thể sống nổi với mức lương đi phát tờ rơi, mới đây Ngọc xin đi bán hàng ở chợ đêm Hạnh Thông Tây. Hết giờ làm chính thức, Ngọc khuơ vội chén cơm nguội rồi ra chợ bán hàng đến 11 giờ tối. Về đến nhà là cô gái nằm li bì để ngày mai còn bắt đầu công việc từ lúc 6 giờ sáng.

Công việc bán hàng giúp Ngọc bớt cảnh vay nợ hơn nhưng đổi lại cô không có thời gian để học thêm Ngoại ngữ hay tìm hiểu các thông tin tuyển dụng. "Thêm thời gian nữa là... kiến thức em gửi lại hết cho thầy. Không có điều kiện trau dồi thì sau này xin việc còn khó hơn nữa. Tôi thấy bế tắc kinh khủng nhưng vì mưu sinh đâu dễ theo đuổi hoài bão", Ngọc nói.

Tốt nghiệp ĐH tại Huế, tìm việc ở nhiều nơi không thành, đường về quê cũng không có, Nguyễn Văn Hữu vào Nam kiếm cơ hội. Sau nhiều tháng sống nhờ nhà người quen kiếm việc nhưng không được, Hữu tìm chỗ ở ghép cùng nhiều thanh niên lao động phổ thông tại một phòng trọ ở đường Lũy Bán Bích (Q. Tân Phú, TPHCM) với giá 350.000 đồng. Hữu theo các thanh niên này đi phụ hồ, kiếm được mỗi ngày 150.000 đồng.

Hữu chỉ tiêu cho bản thân một nửa số t.iền này, còn lại để góp trả những khoản mượn tiêu tạm trong lúc chưa đi làm và gửi về quê cho bố mẹ trả ngân hàng. Làm việc cực nhọc nhưng không ít hôm hết t.iền, Hữu chỉ dám ăn ổ bánh mỳ không, có bữa còn uống nước lọc cầm hơi để ra công trường.

"Ai cũng tưởng đời SV là khổ nhất nhưng hóa ra cử nhân ra trường chưa tìm được việc hay làm những việc tạm thời để sống còn cực hơn nhiều", Hữu buồn bã.

Theo kinh nghiệm của Hữu, với những SV điều kiện gia đình eo hẹp, khi ra trường không tìm được việc gánh rất nhiều nỗi lo. Không chỉ phải tự nuôi sống bản thân mà nhiều bạn phải k.iếm t.iền để phụ gia đình.

"Sắp tới chị gái cưới chồng, ai cũng nhắc con ra trường lâu rồi phải có quà cưới cho đàng hoàng, tôi chạnh lòng vô cùng. Cả nhà mình em học đại học mà giờ không kiếm nổi chỉ vàng mừng chị, chẳng biết đến bao giờ mới phụ được gia đình", Hữu than thở. Hữu còn báo với bố mẹ mình bận đi công tác nên không thể về dự cưới nhưng thật ra cậu không có t.iền xe để đi lại.

Cử nhân sống cơ cực hơn thời sinh viên - Hình 2

Cử nhân phải đối diện với áp lực mưu sinh để nuôi hy vọng tìm được việc.

Cựu SV Lê Thúy Mai, quê ở Bình Định cho hay, khi còn đi học tuy chi tiêu cũng eo hẹp nhưng khi khốn đốn như lúc này. Mai làm kế toán cho một công ty với mức lương 1,8 triệu đồng, tất cả mọi sinh hoạt đều xoay quanh khoản t.iền đó.

Tại chỗ trọ của Mai tập hợp rất nhiều cử nhân tốt nghiệp từ nhiều trường sống chen chúc ở những căn phòng ghép, ăn uống hết sức khổ sở và tằn tiện vì không có t.iền. Nhiều bạn đi phục vụ ở đám cưới, phát tờ rơi hay đi tiếp thị theo thời vụ cho các nhãn hàng hoặc đi bán hoa vào các ngày lễ...

"Nói ra chắc không ai tin, có người khi bệnh không có lấy một đồng xu để mua thuốc nên nằm quắp queo ở phòng. Nhiều anh chị còn không dám nói mình tốt nghiệp ĐH vì đời sống và sinh hoạt như vậy nên ngại với các em SV", Mai nói.

Học cao học để... trốn áp lực

Do không kiếm được việc làm nên có một thực tế hiện nay là không ít cử nhân dù có bằng Giỏi, bằng Khá đành phải tiếp tục kéo dài cuộc sống SV bằng nguồn trợ cấp từ gia đình để đeo đuổi tìm việc.

Tr.N.A, tốt nghiệp một trường ĐH Kinh tế cho hay nguyên cả năm nay chưa tìm được việc nên cậu vẫn sống bằng viện trợ từ gia đình. Đầu tháng, bố mẹ vẫn gửi vào tài khoản 3 triệu đồng cho con trai chi tiêu. 4 tháng nay, A. đang xin làm tại một công ty về xuất nhập khẩu với mức lương tượng trưng để lấy kinh nghiệm.

Cử nhân sống cơ cực hơn thời sinh viên - Hình 3
Sinh viên tốt nghiệp đại học đang rất khó khăn tìm việc làm.

"Tôi vẫn mong được làm việc đúng chuyên môn mình đã được đào tạo nên thu nhập thấp đến mấy cũng ráng. Nhiều lúc chán nản vô cùng vì công ty cắt giảm nhân sự ầm ầm, mình không có cơ hội để vào, việc thì ít mà người thi đông. Cứ xin t.iền tiêu hoài nên bố mẹ cũng lo mà tôi thì rất căng thẳng, chỉ muốn bỏ hết tìm đại việc nào đó nuôi được mình cho xong", A. nói.

Mòn mỏi không xin được việc, không ít cử nhân tính đến chuyện tiếp tục học lên cao học hoặc thêm văn bằng hai để tránh áp lực từ cuộc sống và gia đình. Nếu như nhiều người học cao học có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng thì không ít người đi học chỉ vì... thất nghiệp.

Cử nhân Sư phạm N.V.Kh. cho biết, sau cả năm về quê chờ việc không có kết quả, trở lại thành phố đi gia sư như hồi SV. Năm rồi Kh. quyết định thi cao học để lỡ khi có người hỏi han về công việc còn biết đường... trả lời.

"Tôi muốn đi dạy để nâng cao nghề nghiệp rồi mới tính chuyện học lên nhưng giờ không tìm được việc đành phải học cho bớt căng thẳng, bố mẹ ở nhà cũng yên lòng hơn cho dù hàng tháng phải k.iếm t.iền gửi cho con", Kh. bày tỏ và khẳng định nhiều người cùng lớp học lên thạc sĩ chỉ vì không kiếm nổi việc làm. Họ hy vọng sau kho học cao học sẽ có nhiều cơ hội hơn.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, những người ra trường không làm việc đúng sở thích và ngành nghề được đào tạo sẽ không có cơ hội phát huy được khả năng của mình. Họ dễ bị ức chế về tâm lý vì không được theo đuổi công việc yêu thích và thua kém những người khác.

Tuy nhiên hiện nay, do việc hướng nghiệp và dự báo còn nhiều bất hợp lý nên tỉ lệ SV học ngành nghề không phù hợp và cử nhân khi ra trường phải làm trái ngành đều cao. Điều này không chỉ lãng phí nguồn lực đào tạo của nhà nước, gia đình và toàn xã hội mà những người học và làm những công việc không đúng chuyên môn cũng phải đối mặt với những áp lực của mình.

*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

(Còn tiếp)

Hoài Nam

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ô tô khách bị lật xuống rìa quốc lộ sau tai nạn c.hết người
10:23:14 30/06/2024
Lật xe khách trên đèo ở Đắk Nông, hàng chục người bị thương
21:16:22 01/07/2024
Sập hầm ở Bắc Kạn, 1 người mất tích
13:16:21 01/07/2024
Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đã giải cứu được một nạn nhân
11:27:12 01/07/2024
Xuống hang sâu bơm nước bị ngạt khí độc, 2 người t.ử v.ong
20:37:50 01/07/2024
Từ 1/7, người dân được xuất trình giấy tờ lái xe qua VNeID
13:09:30 30/06/2024
Đơn vị thi công lên tiếng vụ 2 anh em ruột đuối nước t.ử v.ong tại công trường
11:23:38 01/07/2024
CSGT sẽ tước quyền sử dụng giấy tờ xe của tài xế vi phạm qua VNeID
11:51:16 30/06/2024

Tin đang nóng

Xuân Bắc xưng hô "tao" với Tự Long còn nói thẳng điều này
23:17:24 01/07/2024
Vừa ly hôn, tôi nhận ra mình mắc sai lầm nghiêm trọng nhưng không thể cứu vãn
23:27:16 01/07/2024
Tom Cruise yêu con trai nuôi hơn con gái ruột?
21:54:46 01/07/2024
Nam NSƯT tiết lộ điều sợ nhất trong đời sống hôn nhân với vợ kém 22 t.uổi, dự định vào viện dưỡng lão
06:15:00 02/07/2024
Mỹ nam bị đuổi khỏi showbiz vì cả gan làm điều cấm kỵ, hết thời vẫn sống ung dung với gần 400 tỷ
06:45:15 02/07/2024
"Tóm gọn" 2 nam ca sĩ hạng A hẹn hò đôi, tình tứ đút thức ăn cho bạn gái giữa quán ăn
22:52:01 01/07/2024
Thành tích trở lại của Lisa (BLACKPINK) gây thất vọng
23:34:08 01/07/2024
Ca sĩ Tăng Phúc nhập viện, vắng mặt tại họp báo công bố dự án mới
21:47:58 01/07/2024

Tin mới nhất

Hàng loạt trường hợp bị thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước từ hôm nay, 1-7

21:49:03 01/07/2024
Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận căn cước như giấy bị cấp sai quy định; Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa...

Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 7/2024 tác động trực tiếp tới người đi xe máy

21:23:50 01/07/2024
Người đi xe máy có thể không cần mang theo giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe dạng bản giấy mà chỉ cần xuất trình tại ứng dụng VNeID từ ngày 1/7.

Bình Định: Khống chế đám cháy lớn tại công ty sản xuất sản phẩm gỗ

12:58:59 01/07/2024
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định đã khống chế đám cháy lớn tại xưởng sản xuất sản phẩm gỗ ở phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Xe máy đ.âm cọc tiêu, 1 người t.ử v.ong tại chỗ

11:20:28 01/07/2024
Vụ tai nạn xe máy thương tâm vừa xảy ra ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người t.ử v.ong tại chỗ, 1 người bị thương nặng.

Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy

21:53:45 30/06/2024
Nghe người dân truy hô, 3 người sống tại căn nhà 3 tầng trong hẻm đã nhanh chóng trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát nạn trước khi lửa và khói bao trùm căn nhà...

Công an Hà Nội: Có doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng 'bình ổn'

20:56:48 30/06/2024
Ngày 30/6, Bộ Công an cho biết, Phòng An ninh kinh tế (Công an TP Hà Nội) xác định có nhóm đối tượng được thuê xếp hàng mua vàng từ các ngân hàng thương mại Nhà nước và bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc.

Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn

22:18:18 29/06/2024
Buồn chán chuyện gia đình, sau một hồi thẫn thờ đi vài vòng quanh hồ Quỳnh (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cô gái trẻ lao mình xuống dòng nước đen thẫm tại đây. Rất may mắn, cô gái nhanh chóng được người dân phát hiện, c...

Tài xế t.ử v.ong trong cabin sau tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 13

20:14:27 29/06/2024
Vụ tai nạn liên hoàn giữa xe tải, ô tô du lịch và xe đầu kéo xảy ra trên quốc lộ 13 (Bình Dương) khiến 2 phương tiện hư hỏng nặng, nam tài xế xe tải t.ử v.ong trong cabin.

Tìm thấy t.hi t.hể nạn nhân bị mất tích tại Sa Pa

15:01:03 29/06/2024
Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tổ chức làm các thủ tục theo quy định và bàn giao t.hi t.hể nạn nhân cho gia đình. Chính quyền địa phương đã động viên, thăm hỏi, chia buồn kịp thời cùng gia đình nạn nhân.

Quốc hội quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

12:49:01 29/06/2024
Dao có tính sát thương cao sẽ được coi là vũ khí, tùy mục đích sử dụng để gây rối, chống người thi hành công vụ hoặc xâm phạm đến tính mạng người khác.

Bà Rịa Vũng Tàu: Cháy nhà khiến 2 vợ chồng t.ử v.ong

11:20:55 29/06/2024
Ngày 27-6, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng Công an huyện Đất Đỏ điều tra nguyên nhân vụ 2 vợ chồng được phát hiện t.ử v.ong trong căn nhà cháy.

Hà Nội: Phát hiện nam thanh niên t.ử v.ong nghi rơi từ chung cư Khu đô thị Linh Đàm

10:04:57 29/06/2024
Rạng sáng 29/6, người dân khu HH2B Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, hốt hoảng phát hiện một nam giới nằm bất động dưới sân tòa nhà.

Có thể bạn quan tâm

Inside Out 2 - Phim 1 tỷ USD đầu tiên của năm 2024

Phim âu mỹ

07:44:27 02/07/2024
Đáng chú ý, doanh thu phần 2 đã vượt phần t.iền nhiệm (859 triệu USD) dù vẫn chưa rời rạp chiếu. Theo dự kiến, bộ phim vẫn sẽ tiếp tục tăng doanh thu mạnh mẽ trong thời gian tới.

Những nẻo đường gần xa - Tập 27: Bố mẹ ngỡ ngàng khi Bảo trở thành doanh nhân thành đạt

Phim việt

07:41:03 02/07/2024
Nhìn thấy những hình ảnh sang chảnh của Bảo trên mạng xã hội, ông bà Châu - Báu đều không thể tin nổi vào mắt mình.

Sao Việt 2/7: Con trai Lệ Quyên gặp gỡ Mr.Đàm, Bảo Thanh khoe tủ g.iải t.hưởng

Sao việt

07:38:24 02/07/2024
Lệ Quyên tự hào khi con trai ngày càng trưởng thành, Bảo Thanh nắm trong tay nhiều huy chương, g.iải t.hưởng ở t.uổi 34.

Một số lưu ý khi tập luyện đối với người bệnh barrett thực quản

Sức khỏe

07:33:06 02/07/2024
Với người bệnh barrett thực quản, tập thể dục có thể là con dao hai lưỡi . Nếu tập luyện không đúng cách - lựa chọn bài tập không phù hợp hoặc cường độ tập quá mạnh - sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh.

'Đào, Phở và Piano' cạnh tranh với 'Mai' tại LHP Châu Á Đà Nẵng 2024

Hậu trường phim

07:29:55 02/07/2024
63 tác phẩm điện ảnh trong nước và quốc tế sẽ tranh giải và trình chiếu từ ngày 2-6/7, tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng 2024 (DANAFF II)

Cuộc đời chìm nổi của nam diễn viên "Tể tướng Lưu gù"

Sao châu á

07:19:23 02/07/2024
Lý Bảo Điền vất vả nửa đời người mới có được danh tiếng ở t.uổi 50 nhờ đóng Tể tướng Lưu gù . Ngoài đời thực, nhân vật Lưu Dung dường như vận vào cuộc đời ông.

Kết quả khi Lisa khác thường

Nhạc quốc tế

07:12:08 02/07/2024
Với Rockstar , Lisa khẳng định cô là nghệ sĩ nhạc pop thực thụ và thừa sức làm chủ sân khấu. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng bài hát buồn tẻ, nội dung vô nghĩa.

Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại một số vùng ở Nga

Thế giới

07:06:25 02/07/2024
Chính quyền Cộng hòa Tuva ở Siberia cho biết đã áp dụng biện pháp trên khi nắng nóng khắc nghiệt, gió mạnh và giông khô gây ra cháy rừng.

Bùi Anh Tuấn bất ngờ tiết lộ lý do vắng bóng suốt thời gian dài

Nhạc việt

07:05:07 02/07/2024
Đáp lại lời yêu cầu từ khán giả, Trung Quân Idol mời Bùi Anh Tuấn xuất hiện trong đêm nhạc của mình vào ngày 13/7.

Làm một điều đơn giản mỗi khi gội đầu, Hằng Du Mục có mái tóc dài, đen mượt vạn người mê

Làm đẹp

07:01:57 02/07/2024
Vì được nhiều người ngưỡng mộ bởi mái tóc đen óng mượt, Hằng Du Mục không ngần ngại chia sẻ bí quyết để sở hữu mái tóc đẹp.

Tổng kết vòng bảng 2024 VCT Challengers Vietnam Split 2: Không có bất ngờ

Mọt game

06:44:47 02/07/2024
Tại nhánh trên, hai đội tuyển Fancy United và FPT Flash tiếp tục thể hiện đẳng cấp khi không gặp nhiều khó khăn để vượt qua vòng bảng với thành tích 2-0.