Người Nga và kịch bản Trung Quốc tấn công Nga
“Nếu xảy ra một cuộc chiến tranh chống Nga thì kẻ xâm lược với xác suất 95% sẽ là Trung Quốc”, Phó giám đốc Trung tâm phân tích chính trị – quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết.
Ông A.A. Khramchilin thậm chí còn đưa ra kịch bản cụ thể của cuộc tấn công này. Đây là một bài viết không mới (từ năm 2009) nhưng đáng được bạn đọc tham khảo.
1. Thời điểm tấn công
Cuộc tấn công sẽ được tiến hành vào mùa đông, chắc chắn hơn cả là vào kỳ nghỉ năm mới khi mà tất cả người Nga, kể cả giới lãnh đạo chính trị – quân sự hầu như không còn khả năng làm việc. Không những thế, vào mùa đông thì sông Amur và hồ Baikal đóng băng và như vậy việc vượt sông và hồ không trở thành vấn đề.
Điểm cuối cùng, vào mùa đông thì các biển phía Bắc (ở Bắc Băng Dương) cũng bị đóng băng và như vậy thì Nga không thể vận tải hàng hóa để cung cấp cho khu vực lãnh thổ phía đông sông (phiên âm theo như bản đồ để bạn đọc dễ theo dõi) Yenisey theo tuyến đường biển phía bắc được nữa.
Để có thể vận chuyển hàng hóa chỉ còn duy nhất tuyến vận tải xuyên Xiberi, nhưng tuyến đường này chắc chắn sẽ bị cắt đứt ngay từ những giờ đầu tiên của cuộc chiến bởi các nhóm biệt kích Trung Quốc (là những người Trung Quốc nhập cư từ trước vào Nga).
Để cho chắc chắn hơn, tuyến đường này sẽ bị cắt đứt tại nhiều khu vực ở phía tây sông Yenisey. (Số dân Trung Quốc di cư vào Nga hiện không ai biết chắc chắn là bao nhiêu. Các số liệu đưa ra đều chỉ là các đánh giá ước đoán cá nhân của các tác giả.
Và vấn đề thực ra không phải ở con số. Chỉ biết chắc chắn một điều trên lãnh thổ Nga những dân di cư Trung Quốc đã thành lập các cộng đồng rất ổn định và có khả năng tiếp nhận và bố trí công việc cho bất kỳ một khối lượng người Trung Quốc nào và các cộng đồng này rải khắp trên lãnh thổ Nga, không chỉ ở Đông Xiberi và Viễn Đông mà cả ở Matxcova và Xanh Petersburg).
2. Cớ để phát động cuộc tấn công
Video đang HOT
Rất đơn giản. Đó là sự vi phạm “các quyền và lợi ích của người Trung Quốc sống ở nước ngoài” (xin được nói thêm một chút về vấn đề này: Điều 50 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ghi: “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người Trung Quốc sống ở nước ngoài, các quyền và lợi ích của người Trung Quốc đã trở về nước và các thành viên gia đình đang sống tại Trung Quốc của những người Trung Quốc hoặc đang sống ở nước ngoài hoặc đã quay trở về nước”.
Xin bạn đọc lưu ý: thuật ngữ được dùng ở đây không phải là “công dân Trung Quốc” mà là “người Trung Quốc” và xin nhớ lại vấn đề “người Việt gốc Hoa” hay là “nạn kiều” những năm cuối năm 70 của thế kỷ trước tại Việt Nam và sau đó là cuộc chiến biên giới năm 1979 bắt đầu vào ngày 17/02/1979.
Ngoài những điều được ghi trong Hiến pháp, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng nhiều lần tuyên bố là sẽ bảo vệ “lợi ích” của tất cả người Trung Quốc dù họ sống ở bất cứ đâu (lại lưu ý- “người Trung Quốc” chứ không phải “công dân Trung Quốc” – khái niệm “người Trung Quốc” rất rộng – ngay Thành Cát Tư Hãn cũng được coi là anh hùng dân tộc Trung Quốc).
Xin tiếp tục về cớ để tấn công. Một ví dụ, trong những buổi đi chơi nhân dịp đón năm mới, một người Nga nào đấy (hay là người Iarkut, người Buriat, người Tacta- miễn là công dân Nga) đấm vào mặt một người Trung Quốc nhập cư. Đấy không phải là sự vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của “người Trung Quốc” hay sao?
3. Các hướng tấn công và lực lượng tấn công
Các binh đoàn (sư đoàn) tăng và cơ giới của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA theo cách viết tắt tiếng Anh- sau đây xin được sử dụng từ viết tắt này để bạn đọc đỡ mất thời gian) sẽ xuất phát tấn công từ khu Khailar về phía tây theo hướng Chita- Ulan-Ude- Irkutsk. PLA có tấn công Nga qua lãnh thổ Mông Cổ hay không, hiện khó xác định.
Rõ ràng là người Tàu sẽ không bảo vệ chủ quyền của Mông Cổ (họ coi nước này là phần không thể tách rời của Trung Quốc), và cũng không có ai bảo vệ Mông Cổ nhưng vấn đề ở đây là nếu tấn công qua đường này thì cự ly quá xa,cơ sở hạ tầng giao thông kém và địa hình phức tạp. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ phương án này.
Sau khi chiếm được Irkutsk thì mục tiêu tiếp theo của PLA sẽ là tuyến sông Yenisey. Lực lượng Nga đóng ở khu vực giữa Chita và Krasnoiarsk quá mỏng và không thể chống đỡ được các cuộc tấn công ồ ạt của đối phương, còn việc giới lãnh đạo Nga hiện nay đến thời điểm đó có quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại một cường quốc hạt nhân khác hay không thì vẫn đang là một câu hỏi chưa có lời giải.
Toàn bộ lãnh thổ phía Bắc và phía Đông Chita của Nga sau khi Trung Quốc phát động tấn công sẽ hoàn toàn bị bao vây và cô lập đối với phần còn lại của nước Nga. Để chiếm vùng Amur, các khu Primorski và Kabarovsk thì Bộ tư lệnh PLA sẽ sử dụng các các sư đoàn bộ binh gồm các nam thanh niên nông dân động viên và các nam thanh niên thất nghiệp tại thành phố.
Các sư đoàn này thừa đủ quân để đè bẹp bất cứ sự kháng cự nào bằng chiến thuật “biển người”. Như đã từng nói là tổn thất sinh lực lớn đối với giới lãnh đạo Trung Quốc không phải là tai họa mà thậm chí chính là điều mà họ mong muốn. Nga sẽ không có bất kỳ khả năng nào để bảo vệ Iakutia, Xakhalin và Camchatka.
Do vị trí địa lý nên Camchatka và Xakhalin có thể giữ được một thời gian, nhưng sẽ không lâu vì không có ai tiếp tế cho hai khu vực này. Đấy là chưa nói tới việc Hải quân Trung Quốc phát triển rất nhanh trong khi Hạm đội Thái Bình Dương của Nga từ lâu đã không nhận được một chiếc tàu chiến mới nào.
Vì những lý do nêu trên nên vị trị địa lý cũng không cứu nổi Camchatka và Xakhalin, chưa nói tới Iakutia. Chính vì thế mà Mỹ và Nhật Bản sẽ đề nghị bảo vệ hai khu này để đổi lấy sự độc lập của chúng đối với Matxcova.
Rất nhiều khả năng là một đề nghị như vậy sẽ được Nga chấp nhận, vì để chúng nằm dưới sự bảo hộ của Mỹ và Nhật Bản dù sao cũng còn tốt hơn là bị Trung Quốc chiếm đóng. Trung Quốc có tiến quân tiếp về phía Tây sông Yenisey hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nhưng sau khi chiếm được phía nam Viễn Đông và Đông Xibiri Trung Quốc đã có một khu vực lãnh thổ rộng lớn để di dân (chắc Trung Quốc sẽ bỏ quy định hạn chế sinh đẻ đối với những cư dân này), rất nhiều các mỏ quý, trong đó có cả mỏ dầu và đặc biệt là một kho báu cực kỳ quan trọng và duy nhất mà vì nó có thể hy sinh một vài triệu lính- đó chính là nước hồ Baikal.
Nga sẽ không có một khả năng nào thu hồi lại vùng lãnh thổ bị mất trong một cuộc chiến tranh thông thường. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân, như đã nói ở trên là rất ít khả năng xảy ra. Nếu sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật (hay còn gọi là vũ khí hạt nhân phi chiến lược – là các bom hạt nhân, mìn hạt nhân, mìn hạt nhân biển, đầu đạn pháo, thủy lôi hạt nhân các loại và tên lửa phóng từ biển, từ mặt đất , từ trên không có tầm bắn dưới 5.000 km và có công suất không lớn, khoảng vài kiloton) thì buộc phải sử dụng chúng trên lãnh thổ của chính Nga (và cũng phải chịu các đòn trả đũa ngay trên lãnh thổ Nga).
Nếu nói về các phương tiện vũ khí chiến lược thì trong trường hợp Nga sử dụng loại vũ khí này tấn công các thành phố của Trung Quốc thì Trung Quốc cũng sẽ tấn công trả đũa vào các thành phố của Nga (tại phần Châu Âu của Nga, những nơi mà Trung Quốc hoàn toàn không cần đến, trong đó có cả Matxcova mà Điện Kremlin sẽ là mục tiêu trước tiên).
Có thể nói một cách chắc chắn rằng, khi buộc phải lựa chọn giữa cái chết của chính mình và việc mất một khu vực lãnh thổ phía đông sông Yenhisey thì các ông chủ của Điện Kremli chắc chắn sẽ chọn phương án hai. Như tác giả đã có lần từng nói, bành trướng ra bên ngoài đối với Trung Quốc là phương pháp để tồn tại.
Vấn đề là hình thức và nhịp độ. Biện pháp quân sự không phải là duy nhất nhưng tuyệt đối không thể loại trừ. Sự suy sụp của Lực lượng vũ trang Liên Bang Nga và…. tâm lý của giới lãnh đạo Nga cũng góp phần làm cho Trung Quốc lựa chọn biện pháp quân sự.
Và cuối cùng, thời gian gần đây có một yếu tố rất có lợi cho Trung Quốc xuất hiện. Sau khi Quốc Dân Đảng thắng trong các cuộc bầu cử nghị viện và tổng thổng, thì việc Đài Bắc sẽ đầu hàng trên thực thế là đã được đảm bảo.
Chính vì thế mà Trung Quốc không phải chi một nguồn lực không nhỏ để chuẩn bị tiến hành chiến tranh chiếm Đài Loan, ngược lại Trung Quốc còn có thể sử dụng một nguồn lực lớn về công nghệ và tài chính của vùng lãnh thổ này .
Và Trung Quốc hướng cái nhìn của mình về phía Bắc.
Theo soha
Nhiều thiếu sót trong cuốn "Những điều cần biết"
Mặc dù được xem là tài liệu quan trọng, chính thống để giúp thí sinh nhưng cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2013" vẫn có nhiều thiếu sót.
Cụ thể, trong phần thông tin tuyển sinh đào tạo liên thông chính quy năm 2013 chỉ in có 13 trường được phép đào tạo loại hình liên thông từ trình độ trung cấp (TC) nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng và đại học chính quy. Cụ thể, cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013" có thông tin như sau: "Các cơ sở được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên CĐ, trung cấp nghề và CĐ nghề lên ĐH gồm các trường: ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Lao động Xã hội, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐH Sao Đỏ, ĐH Công nghệ Đồng Nai, ĐH Duy Tân, CĐ Xây dựng số 1, ĐH Hàng hải, ĐH Hải Phòng, ĐH Công nghệ Đông Á".
Trong khi đó thực tế có đến 16 trường ĐH, CĐ được phép đào tạo. Như vậy thiếu thông tin của 3 trường là ĐH Trà Vinh, CĐ Viễn Đông, CĐ Thương mại và Du lịch Thái Nguyên.
Theo quy định mới, các chương trình liên thông từ bậc TCCN, TC nghề lên ĐH; từ TC nghề lên CĐ; từ CĐ nghề lên ĐH thì phải do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định. Thí sinh liên thông sẽ có quyền lợi như tất cả các thí sinh khác: được sử dụng kết quả thi liên thông để xét tuyển học hệ chính quy hoặc liên thông cùng ngành tại các cơ sở đào tạo. Khi trúng tuyển và học liên thông thí sinh được Hội đồng đào tạo liên thông của cơ sở đào tạo xem xét, công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức được miễn trừ.
Cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng được xem là tài liệu quan trọng, chính thống để giúp thí sinh nhưng vẫn có nhiều thiếu sót.
Bên cạnh đó, cuốn NĐCB cũng không chính xác khi thông tin Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM bị đình chỉ tuyển sinh năm 2013 ngành công nghệ thông tin. Đại diện trường này cho biết trường đã có văn bản giải trình gửi Bộ về điều kiện đội ngũ giảng viên đã đảm bảo mở ngành và được Bộ cho phép tiếp tục được đào tạo ngành này.
Theo Dantri
Chiến đấu cơ tàng hình Nga lần đầu bay xa Mẫu phi cơ chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga vừa thực hiện chuyến bay đường dài đầu tiên, từ một nhà máy ở vùng Viễn Đông tới sân bay gần thủ đô Moscow. Chiến đấu cơ tàng hình T-50. Ảnh: RIA Novosti "Đó là một đột phá quan trọng! Chiếc phi cơ đã bay 7.000 km, hai...