Người Nga từng thất bại cay đắng trước đạo quân Thành Cát Tư Hãn thế nào
Đế chế Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn từng khiến cả thế giới kinh sợ, và vùng đất lạnh giá của người Nga cũng không phải ngoại lệ.
Quân Mông Cổ tận dụng thời tiết giá lạnh ở Nga để tấn công.
Nước Nga trong suốt chiều dài lịch sử chứng kiến nhiều chiến thắng vang dội, nhưng cũng có cả những thất bại nặng nề. Những thất bại đó không chỉ khiến Nga mất đi một phần lãnh thổ, mà thậm chí còn đe dọa đến sự tồn vong. Loạt bài này sẽ điểm lại những thất bại lớn nhất của Nga trong lịch sử.
Đầu thế kỷ 13, đội quân Mông cổ hùng mạnh đem quân xâm chiếm khắp thế giới và lãnh thổ Nga khi đó cũng không phải ngoại lệ. Từng thành trì của người Nga rơi vào tay quân Mông Cổ, đi kèm với đó là sự hủy diệt trên diện rộng, khiến dân số Nga giảm mạnh.
Trong nhiều thập kỷ sau đó, Nga hoàn toàn phụ thuộc vào Mông Cổ và phải mất rất nhiều thời gian để người Nga có thể khôi phục nền kinh tế và văn hóa. Điều này khiến Nga tụt hậu về phát triển so với nhiều nước phương Tây thời bấy giờ.
Bối cảnh lịch sử
Đế chế Mông Cổ phát triển cực thịnh dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Ông là người thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, tập trung sức mạnh dưới quyền một người.
Nổi lên từ Trung Á, mục tiêu đầu tiên của Thành Cát Tư Hãn là nhà Kim (Trung Quốc), vốn thường xuyên quấy nhiễu các bộ lạc Mông Cổ. Chỉ sau 10 năm, đội quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn đã tiến sâu vào lãnh thổ nhà Kim tới tận nằm giữa Vạn lý trường thành và sông Hoàng Hà, bao gồm cả thủ đô của nhà Kim khi đó là Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay).
Bình định Nhà Kim, Thành Cát Tư Hãn mở rộng lãnh thổ Mông Cổ về phía tây, lần lượt hạ các thành trì của người Hồi giáo, sau khi các vương quốc này từ chối giao thương với Mông Cổ.
Tốc Bất Đài là vị tướng kỳ tài của Mông Cổ.
Trong những năm cuối đời, Thành Cát Tư Hãn đem đạo quân chủ lực về quê hương, hầu như ít tham gia chiến trận. Trong khi đó, đạo quân Mông Cổ khác do hai tướng Mông Cổ là Triết Biệt và Tốc Bất Đài mở rộng lãnh thổ Mông Cổ về phương bắc, hướng đến vương quốc Rus – chính là nước Nga, Ukraine và Belarus ngày nay.
Video đang HOT
Đúng với phong cách của người Mông Cổ, khi đặt chân đến lãnh địa của người Rus, Mông Cổ yêu cầu được tự do giao thương và yêu cầu vương quốc Rus phục tùng.
Người Rus khi đó không lạ gì với cách hành xử đó. Vậy nên khi sứ giả Mông Cổ đến thủ đô vương quốc Rus thì ngay lập tức bị sát hại. Thông điệp đáp trả rất đơn giản, rằng người Rus không bao giờ chấp nhận phục tùng Mông Cổ.
Mông Cổ cũng không cho người Rus cơ hội lựa chọn. Thừa lệnh Thành Cát Tư Hãn, các danh tướng Mông Cổ là Triết Biệt và Tốc Bất Đài mỗi người thống lĩnh 1 vạn binh mã cướp phá vùng đất của người Rus.
Một thập kỷ sau đó là giai đoạn khói lửa không ngừng ở các thành trì của người Rus, từ các trung tâm kinh tế, văn hóa như Kiev, Novgorod, cho đến một Moscow khi đó chỉ là ngôi làng nhỏ.
Trận chiến sông Kalka
Người Rus khi đó không hề biết đến sức mạnh của đạo quân Mông Cổ hùng mạnh. Mãi đến khi quân Mông Cổ đến sát vách, hoàng gia Nga mới cử lực lượng đi nghênh chiến cùng với lực lượng người du mục Cuman.
Năm 1223, trên bờ sông Kalka (ngày nay là vùng Donetsk), 20.000 quân Mông Cổ quyết chiến một trận sống mái với liên minh người Rus. Đích thân các hoàng tử Nga khi đó dẫn khoảng 80.000 quân giao tranh.
Quân Mông Cổ khi đó yếu thế hơn hẳn, lại không có viện binh của Thuận Xích, con trai cả Thành Cát Tư Hãn, vì bị ốm. Triết Biệt và Tốc Bất Đài nghe tin liền cho quân giả bộ như rút về phía đông. Mặt khác để lại 1.000 quân thăm dò.
Quân Mông Cổ chủ yếu là kị binh bắn cung đã khiến cho người Nga hứng chịu tổn thất nặng nề.
Lực lượng nhỏ nhoi này bị phe Rus giết hết, nhưng nhờ vậy mà người Mông cổ nhận ra rằng các hoàng tử Rus chiến đấu hoàn toàn tự phát, không theo chiến lược chung.
Sau khi kéo giãn quân Rus trong chín ngày giả bộ như bỏ chạy, quân Mông Cổ quay sang đối diện với lực lượng truy kích tại dọc sông Kalka. Kỵ binh Mông Cổ tận dụng ưu thế tốc độ, sử dụng cung tên đánh tan hàng ngũ từng hoàng tử Rus.
Nhiều hoàng tử bỏ mạng ngay trên chiến trường, những người khác không kịp bỏ chạy cũng bị ném xuống hào, dẫn đến chết ngạt hoặc gãy xương.
Chiến thắng này giúp người Mông Cổ gieo rắc nỗi sợ hãi trên khắp đất Nga. Triết Biệt và Tốc Bất Đài cũng không hề vội vàng, để lại một lực lượng đồn trú, còn lại rút về vùng thảo nguyên của sông Syr Darya (Kazakhstan ngày nay).
Nắm rõ tình hình nước Nga, 14 năm sau, Tốc Bất Đài cùng tướng Mông Cổ khác là Bạt Đô thống lĩnh 75.000 quân chinh phục vương quốc Rus. Trong trận đánh mở màn, hoàng tử Vladimir được lệnh đem quân “tiêu diệt những kẻ xâm lược”. Nhưng không ngờ quân Rus bị đánh tan, hoàng tử Vladimir bỏ chạy về Moscow, khi đó chỉ là một ngôi làng giao thương nhỏ.
Thất bại ở Kiev năm 1240 khiến người Nga phải phụ thuộc vào Mông Cổ suốt nhiều thế kỷ về sau.
Ngôi làng nhanh chóng sụp đổ sau 5 ngày giao tranh còn hoàng tử Vladimir bị bắt sống. Hai tuần sau, hoàng tử bị xử tử khi quân Mông Cổ tiến vào thành phố Vladimir.
Chiến dịch quân sự của người Mông Cổ chỉ chấm dứt với sự sụp đổ của thành Kiev vào năm 1240. Gần như toàn bộ thành phố bị thiêu rụi hoàn toàn. Đạt được mục đích trên đất Nga, đại quân Mông Cổ chuyển hướng sang Tây Âu, vì phương Đông “đã hết mục tiêu chinh phạt”.
Chiến dịch quân sự của Mông Cổ trên đất Nga tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng. Ước tính 7% dân số Rus, tương đương 500.000 người khi đó bị sát hại. Nhiều thành tựu văn hóa của người Rus bị hủy hoại hoàn toàn và mãi đến 300 năm sau, người Nga mới dần thoát khỏi sự thống trị của Mông Cổ.
Theo Danviet
Sau gần 50 năm Mỹ vẫn "cay cú" với siêu phẩm của Liên Xô
Tạp chí Lợi ích quốc gia Mỹ mới đây bất ngờ đã có bài phân tích về một cuộc không chiến giữa máy bay chiến đấu Mig 21 và F-104 trong cuộc chiến giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1971.
Trong bài phân tích nhan đề "Mig-21 của Ấn Độ đánh bại F-104 của Pakistan đó có phải là may mắn ?" tập trung vào trận đánh ngày 12-12-1971 đó là trận không chiến siêu âm đầu tiên trên tiểu lục địa Ấn Độ giữa 2 chiếc Mig-21 và 2 chiếc F-104.
Hai chiếc MiAF-21FL của IAF(Không quân Ấn Độ) xuất kích từ căn cứ để đánh chặn 2 chiếc F-104A của Pakistan. Những chiếc F-104A đã ngay lập tức thoát ly và nhả mồi nhử bằng pháo sáng khi thấy những "kẻ đánh chặn" khai hỏa tên lửa R-3S tuy nhiên sau đó Mig-21 đã áp sát và hạ một chiếc F-104 bằng súng máy từ cự ly 300 mét. Sau sự kiện đó có thêm 2 chiếc F-104 khác của Pakistan bị hạ khi đang hộ tống máy bay ném bom.
Mig-21 siêu phẩm của Liên Xô. Ảnh:
Tác giả Charlie Gao thừa nhận trong bài viết về việc Mig-21 có hiệu suất chiến đấu cao hơn sản phẩm do Mỹ chế tạo song để dường như để bảo vệ "hàng nhà", bài viết vẫn đề cập đến việc Ấn Độ đã mất một số Mig-21 trong cuộc chiến trong đó có 1 chiếc bị chính đồng đội bắn nhầm và một chiếc bị loại chiến đấu lạc hậu F-86 bắn rơi.
Tất nhiên tác giả cũng không quên thừa nhận một điều là Mig-21 có khả năng cơ động tốt hơn đối thủ đến từ Mỹ cũng như có đặc tính bay tốt hơn. Câu hỏi đặt ra là tại sao một tạp chí danh tiếng của Mỹ lại viết về một trận không chiến đã cách đây 47 năm một cách chi tiết như thế.
Có lẽ câu trả lời phần nào đến từ vòng đời của hai loại máy bay trên. Mig-21 được xem là sản phẩm thành công lớn của nghành công nghiệp hàng không Liên Xô. Với 10.352 chiếc được chế tạo , Mig-21 đã có mặt trong không quân 50 nước tại 4 châu lục khác nhau, sau 50 năm vẫn có một số chiếc máy bay này đang hoạt động. Mig-21 đạt hàng loạt kỷ lục, những điều đó nói lên sự bền bỉ và tin cậy của loại máy bay này.
Trong khi đó F-104 thuộc về seri "thảm họa" F-100 của Mỹ. Cùng với những chiếc F-100, F-105, F-106... chiếc máy bay đánh chặn do hãng Lokheed chế tạo này cũng gặp không ít trục trặc kể từ lúc ra đời.
Sở hữu hàng loạt công nghệ mới nhất thời bấy giờ, F-104 Starfighter nhận được sự kỳ vọng lớn sẽ đem lại ưu thế cho Không quân Mỹ trên bầu trời khắp thế giới. Tuy nhiên thực tế lại rất phũ phàng với nó. Được đưa tới Việt Nam ngay từ năm 1965, F-104 không thể chiếm ưu thế được trước những chiếc Mig-17 cổ lỗ của Việt Nam.
Trong khi F-104 là một thiết kế máy bay "thảm họa". Nguồn ảnh: Peteralan.
Chiếc F-104 cuối cùng mà Mỹ mất ở Chiến tranh Việt Nam vào ngày 14-5-1967 khi nó gặp sự cố động cơ lúc tham chiến trên bầu trời Campuchia, sau đó chiếc phi cơ này đã phải bay dạt sang tận Thái Lan để hạ cánh khẩn cấp. Ngay sau đó, toàn bộ các máy bay F-104 ở Việt Nam bị cấm bay vì yếu tốt kỹ thuật và cuối cùng là bị rút về nước để nhường chỗ cho F-4 Phantom.
Với màn trình diễn kém cỏi này, F-104 bị loại biên chế khỏi Không quân Mỹ năm 1969. F-104 trở thành chiến đấu cơ sản xuất hàng loạt bị loại biên chế nhanh nhất lịch sử Không quân Mỹ, vỏn vẹn 11 năm (1958-1969).
Chưa hết tại các nước đồng minh Mỹ số phận của F-104 cũng cực kỳ "bết bát". Vào năm 1961, khi Cộng hòa Liên Bang Đức đã đặt mua 916 chiếc F-104 từ Mỹ. Sau này Bộ trưởng Quốc phòng Franz Josef Strau bị truy tố vì đã nhận ít nhất 10 triệu USD để ký hợp đồng kỷ lục nói trên. Và Không quân Đức nhanh chóng cảm nhận trái đắng từ những chiếc máy bay của Mỹ. Có hơn 300 chiếc F-104 của Luftwaffe gặp tai nạn. Các phi công Đức đặt cho mẫu chiến đấu cơ này biệt danh Widow Maker - cỗ máy chế tạo góa phụ do số lượng tai nạn khủng khiếp của nó
Không quân Italy mua tổng cộng 360 chiếc F-104 và đưa vào trang bị từ năm 1964, tính đến 1997, nước này mất tổng cộng 137 chiếc vì tai nạn. Hầu hết những chiếc F-104 đã bị các nước sử dụng loại biên từ những năm 1970. Những chiếc Starfighter cuối cùng phục vụ tại các đơn vị chiến đấu là của Không quân Italia (AMI), vốn cho chúng nghỉ hưu vào giữa năm 2004.
Như vậy nếu so sánh thì có thể thấy F-104 là một sản phẩm thất bại của Mỹ trong khi Mig-21 lại là một sản phẩm thành công của Liên Xô. Những chiếc Mig-21 chỉ gặp một thất bại lớn duy nhất trong cuộc chiến 6 ngày khi quân đội Ai Cập bị Israel phủ đầu bằng chiến thuật bay tầm thấp trứ danh của mình. Nhưng nên nhớ nòng cốt của Không quân Do Thái lúc đó là những chiếc Mirage-3 do Pháp chế tạo chứ không phải các loại máy bay Mỹ như sau này.
Riêng với Ấn Độ các số liệu vẫn ghi nhận các phi vụ của loại MiG-21Bis của IAF cho đến năm 1999. Không quân Syria cũng vẫn sử dụng loại máy bay này trong cuộc chiến chống tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hiện nay. Với tất cả những điều trên quả thực Mig-21 xứng đáng là "ông già gân" trong thế giới máy bay chiến đấu, niềm tự hào của hàng không Xô Viết.
B.N.
Theo cand
Chính phủ Colombia và ELN thất bại trong việc đàm phán thỏa thuận ngừng bắn Ngày 1/8, chính phủ của Tổng thống Colombia sắp mãn nhiệm Juan Manuel Santos và nhóm vũ trang Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN) đã kết thúc vòng hòa đàm thứ 6 tại La Habana (Cuba) mà không đạt được thỏa thuận ngừng bắn song phương. Đại diện hai phía trong cuộc đàm phán tại La Habana, Cuba. Ảnh: Reuters Phát biểu...