Người Nga thời Liên Xô tiên đoán về năm 2017
Đoạn phim ngắn có từ thời Liên Xô những năm 1960 đã đưa ra những dự đoán về thế giới năm 2017 và một số đã trở thành hiện thực.
Đoạn phim mô tả mong muốn của người Nga thời Liên xô trong năm 2017.
Theo Moscow Times, đoạn phim ngắn tiên đoán thế giới năm 2017 do L. Smekhov thực hiện với kịch bản của V. Strukova và V. Shevchenko. Đoạn phim cho thấy giấc mơ về công nghệ của con người cách đây hơn 5 thập kỷ và những tiến bộ của thế giới ngày nay.
Học sinh sử dụng thiết bị đặc biệt dể xem quá trình phát triển đất nước Liên Xô.
Mở đầu đoạn video là hình ảnh giới thiệu với dòng chữ “Thế giới năm 2017″. Theo kịch bản của tác giả Liên Xô, các học sinh năm 2017 sử dụng một thiết bị xem phim đặc biệt, cho phép “quay ngược” thời gian về quá khứ để xem quá trình phát triển của đất nước Liên Xô như thế nào. Trên thực tế, hiện nay chưa có phát minh nào làm được điều này.
Liên Xô dự đoán về viễn cảnh mọi thứ có thể chạy bằng năng lượng nguyên tử, kể cả đoàn tàu.
Du khách đến hội chợ có thể chiêm ngưỡng những thành phố tương lai. Đây là một trong những dự đoán về thế giới vào năm 2017 của người Liên Xô ngay từ năm 1960.
Giống như giấc mơ của người Mỹ ở thế kỷ trước, Liên Xô dự đoán về công nghệ có thể giúp mọi thứ chạy bằng năng lượng nguyên tử, bao gồm cả đoàn tàu.
Video đang HOT
Máy khoan trong tương lai sẽ hết sức phát triển.
Công nghệ máy khoan trong tương lai được dự đoán sẽ vô cùng phát triển: “Và rồi, mặt đất tách ra, mọi người thể thấy điều gì đang diễn ra bên trong lòng đất. Trong nhiệt độ nóng chảy trong lòng núi lửa, những thiết bị đào hầm được làm từ loại thép chống nhiệt tạo nên những khu mỏ dẫn tới nguồn năng lượng vĩnh cửu”.
Du hành vũ trụ năm 2017 sẽ có những bước đột phá.
Bước tiến trong việc du hành vũ trụ cũng là điều được dự đoán trong năm 2017 với việc tên lửa khởi hành đến Alpha Centauri, hành tinh gần nhất được cho là tồn tại sự sống.
Cậu bé Igor dùng máy tự động để tạo ra đồ ăn sáng.
Trong đoạn phim ngắn, một cậu bé có tên Igor xuất hiện. Cha của Igor làm nghề điều khiển thời tiết. Đây là tham vọng mà Mỹ và Liên Xô ráo riết theo đuổi trong Chiến tranh Lạnh.
Igor nói chuyện với mẹ thông qua điện thoại vô tuyến.
Hai cường quốc thế giới từng coi đó là một loại vũ khí tiềm năng. Đoạn video cũng cho thấy cảnh cậu bé Igor đưa mảnh “giấy hướng dẫn” vào bếp kèm hệ thống máy tính để làm ra đồ ăn sáng.
Nhà cậu bé Igor có điện thoại vô tuyến. Igor có thể nói chuyện với mẹ thông qua công nghệ, vốn đã phổ biến trên thế giới trong thời đại này.
Tham vọng chế ngự thiên nhiên được Liên Xô dự đoán.
Đoạn video cũng cho thấy giấc mơ khai phá thế giới dưới lòng đất và tham vọng chế ngự những thảm họa thiên nhiên của Liên Xô từ những năm 1960.
Theo Danviet
'Đội quân ma' giăng bẫy điệp viên phát xít Đức của Liên Xô
Chiến dịch Scherhorn thành công tới mức khi kết thúc Thế chiến II, Đức vẫn tưởng họ có một đội quân vũ trang hơn 2.000 người trên lãnh thổ Liên Xô.
Kế hoạch phản gián quy mô lớn đã khiến Đức mất hàng chục điệp viên. Ảnh: Bashny.
Năm 1941, điệp viên Alexander Demyanov của Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), lực lượng cảnh sát mật của Liên Xô, trong vai một kẻ đào ngũ đã phát hiện một mạng lưới gián điệp bí mật của Đức ngay trong lòng Liên Xô, từ đó giúp Moscow lên kế hoạch xây dựng một "đội quân ma" đánh lừa phát xít suốt nhiều năm, theo War History.
Demyanov đóng vai là một điệp viên hai mang, cung cấp thông tin tình báo cho Đức từ trong lòng Liên Xô, áp dụng chiến thuật nghi binh khiến hàng chục điệp viên Đức rơi vào bẫy. Từ kết quả này, nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin yêu cầu NKVD tiến hành chiến dịch phản gián quy mô lớn có tên "Scherhorn" (mật danh khi đó là chiến dịch Berezino) từ tháng 8/1944 đến tháng 5/1945.
Một "đội quân ma" do trung tướng Pavol Sudoplatov đứng đầu được thành lập, đóng quân tại một "trại lính Đức" ngay trong lòng Liên Xô để dụ đối phương điều điệp viên đến phối hợp hành động và hỗ trợ.
Mật vụ Liên Xô chọn trung tá Heinrich Scherhorn, tù binh Đức bị bắt giữ vào tháng 6/1944, để đóng vai chỉ huy trại lính giả và duy trì liên lạc với bộ chỉ huy Đức.
Tháng 8/1944, chiến dịch Berezino bắt đầu với việc Max (mật danh của Demyanov) bắn tin cho tình báo Đức, nói rằng một nhóm vũ trang 2.500 thành viên của mạng lưới điệp viên Scherhorn đang bị Hồng quân Liên Xô bao vây dọc sông Berezina.
Đại tá Đức Hans-Heninrich Worgitzsky nghi ngờ, đoán rằng đây là hoạt động phản gián của Liên Xô. Tuy nhiên, sĩ quan Gehlen, liên lạc viên tin tưởng Max, thúc giục ông này tiến hành kế hoạch giải cứu.
Otto Skorzeny, người đứng đầu đội cận vệ SS, đã cử một nhóm biệt kích Đức xâm nhập lãnh thổ Liên Xô bằng oanh tạc cơ Heinkel He 111 để thực hiện chiến dịch giải cứu. Các binh sĩ Hồng quân Liên Xô mặc quân phục Đức đã đợi sẵn và dẫn lực lượng này đến trại. Khi bước vào lều của Scherhorn, tất cả lính Đức đều bị mật vụ NKVD bắt giữ.
Nhóm lính biệt kích bị ép tham gia chiến dịch phản gián, sau đó báo cáo rằng nhiệm vụ đã thành công và cần thêm quân chi viện. Skorzeny nhanh chóng điều thêm 3 đội đặc nhiệm đến hỗ trợ. Tất cả đều bị tóm gọn tại địa điểm do điệp viên Liên Xô thông báo.
Otto Skorzeny giao nhiệm vụ cho biệt kích Đức đến giải cứu Scherhorn. Ảnh: Wikipedia.
Chiến dịch phản gián tiếp diễn cho đến khi phản ứng của Đức bắt đầu chậm dần. NKVD chỉ thị cho Scherhorn liên lạc với Đức thông báo nhiệm vụ giải cứu đã thành công, nhưng không thể trở về Đức do số lượng thương vong leo thang. Đáp lại, bộ chỉ huy Đức thông báo đang điều máy bay đến sơ tán những người bị thương và đưa họ đến sau phòng tuyến Đức. Hành động này có nguy cơ làm phá sản kế hoạch của Liên Xô.
Để duy trì vỏ bọc, mật vụ NKVD dàn dựng một trận giao tranh nhỏ trong đêm giữa lính của Scherhorn và Hồng quân Liên Xô khi các máy bay Đức chuẩn bị hạ cánh. Trong lúc giao tranh hỗn loạn, đèn trên đường băng bị tắt khiến cho máy bay Đức không thể hạ cánh. Nhờ đó bí mật về chiến dịch này vẫn được duy trì.
Trong nhiều tháng, cả Gehlen và Skorzeny đã làm theo những gì Liên Xô sắp đặt, khiến các chỉ huy Đức tin rằng 2.000 lính phe mình vẫn bị mắc kẹt trong lãnh thổ đối phương. Skorzeny ra lệnh cho Scherhorn chia nhỏ lực lượng đi qua Ba Lan để đến nơi an toàn. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không thành công do Sudoplatov đã đập tan đường dây điệp viên hỗ trợ của Đức ở Ba Lan.
Biện pháp hỗ trợ duy nhất quân Đức có thể làm là thả hàng tiếp tế và lương thực cho nhóm vũ trang. Trong suốt chiến dịch, phát xít Đức đã điều 39 chuyến bay cùng 12 điệp viên và 12 thiết bị liên lạc vô tuyến đến hỗ trợ nhóm của Scherhorn. Số biệt kích Đức bị bắt lớn đến mức NKVD có nguy cơ mất kiểm soát do chiến dịch leo thang vượt xa dự đoán. Dù vậy, liên lạc vô tuyến giữa Đức và điệp viên Liên Xô vẫn diễn ra trong nhiều tháng.
Cuối cùng, sự hỗ trợ của Đức cũng bắt đầu suy giảm. Tháng 1/1945, lực lượng Đức vẫn ở cách xa đội quân của Scherhorn, trong khi không quân Đức nhanh chóng cạn kiệt nguồn lực. Scherhorn lúc này vẫn tiếp tục gửi yêu cầu giúp đỡ nhưng không có phản hồi.
Tháng 3/1945, Scherhorn được phát xít Đức vinh danh là anh hùng dân tộc vì các nỗ lực khi bị giam cầm trong lãnh thổ Liên Xô, thậm chí ông ta còn được trao Huân chương Hiệp sĩ.
Khi Thế chiến II đến hồi kết cũng là lúc chiến dịch phản gián của Liên Xô hạ màn. Cho đến đầu tháng 5/1945, Đức vẫn duy trì liên lạc với Scherhorn, hy vọng nhóm vũ trang hơn 2.000 lính của ông ta vẫn còn sống mà không hề biết rằng đó là "đội quân ma" chưa từng tồn tại.
Duy Sơn
Theo VNE
Siêu bom hạt nhân có sức công phá ghê gớm nhất thế giới Tsar Bomba - bom Sa hoàng (vua của các loại bom) được thử nghiệm năm 1961 và là quả bom nguyên tử có sức công phá lớn nhất từ trước đến nay trên thế giới. Ảnh minh họa Theo National Interest, Thiếu tá Andrei Durnovtsev, phi công Liên Xô và là chỉ huy máy bay ném bom Tu-95 đã có vinh dự đi...