Người Nga sống ở Việt Nam đi bỏ phiếu sửa đổi Hiến pháp Nga
Ngày 1/7, các công dân LB Nga đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã có dịp bày tỏ thái độ của họ đối với việc đưa các sửa đổi vào Hiến pháp LB Nga, thông qua các lá phiếu được bỏ tại trạm bỏ phiếu số 8067 trong Đại sứ quán LB Nga tại Hà Nội.
Người dân Nga đăng ký bỏ phiếu về sửa đổi Hiến pháp Nga tại điểm bỏ phiếu ở Đại sứ quán Nga tại Hà Nội.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của LB Nga tại Việt Nam, ông Konstantin Vasilievich Vnukov đã là cử tri đầu tiên bỏ lá phiếu vào thùng phiếu tại điểm bầu cử Hà Nội.
Video đang HOT
Đại sứ Vnukov lưu ý rằng những thay đổi trong Hiến pháp sẽ có tác động tốt đến quan hệ giữa Nga và Việt Nam, thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế và duy trì tình hữu nghị thân thiện tốt đẹp giữa hai nước.
“Trong trường hợp được thông qua, Hiến pháp mới của LB Nga sẽ trở thành Hiến pháp tiên tiến nhất trên thế giới”, Đại sứ nhận định.
Người dân Nga đi bỏ phiếu về sửa đổi Hiến pháp Nga tại điểm bỏ phiếu ở Đại sứ quán Nga tại Hà Nội.
Kết quả bỏ phiếu quyết định, liệu những sửa đổi do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất có được đưa vào Hiến pháp hay chăng. Tổng cộng, trên lãnh thổ Việt Nam có ba trạm bỏ phiếu dành cho các công dân Nga: đó là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Nga ấn định ngày bỏ phiếu giúp TT Putin tiếp tục nắm quyền
Truyền thông nhà nước Nga ngày 1/6 đưa tin Tổng thống Vladimir Putin thông báo cuộc bỏ phiếu về vấn đề sửa đổi Hiến pháp sẽ được tổ chức trên toàn quốc vào ngày 1/7.
Tổng thống Putin đã hoãn cuộc bỏ phiếu dự định diễn ra vào ngày 22/4, do bùng phát dịch virus corona. Tuy nhiên, hôm 1/6, nhà lãnh đạo Nga nói rằng tình hình hiện đã ổn định và số ca nhiễm virus corona ở Moscow đã giảm mạnh, cho phép thủ đô bắt đầu nới lỏng một số hạn chế.
"Tôi thực sự hy vọng các công dân của đất nước sẽ tham gia tích cực vào cuộc bỏ phiếu về sửa đổi Hiến pháp", Tổng thống Putin nói trong cuộc họp chính phủ được phát sóng trên truyền hình hôm 1/6.
Những thay đổi sẽ được người dân Nga bỏ phiếu tới đây đã được quốc hội và Tòa Hiến pháp của Nga thông qua, trong đó có đề xuất "trả về không" số nhiệm kỳ của Tổng thống Putin, cho phép ông có thể lãnh đạo thêm hai nhiệm kỳ nữa tới năm 2036, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 6 năm, nếu tái đắc cử.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP.
Đề xuất "trả về không" có nghĩa là "gỡ bỏ hạn chế với bất cứ người nào, bất kỳ công dân nào, bao gồm tổng thống hiện tại, cho phép họ tham gia vào các cuộc bầu cử trong tương lai, tất nhiên là các cuộc bầu cử mở và cạnh tranh", ông Putin phát biểu trước các nghị sĩ hồi tháng 3.
Một số sửa đổi khác bao gồm đảm bảo lương hưu và lương tối thiểu, cho quốc hội thêm quyền đề cử người đứng đầu chính phủ. Dự luật cũng cho tổng thống thêm quyền bãi nhiệm thẩm phán ở các tòa cấp cao và bác bỏ luật được quốc hội thông qua.
"Nước cờ" cao tay khiến quá trình cải tổ Chính phủ của TT Putin thuận buồm xuôi gió và sự thành công của chiến lược sâu xa Tổng thống Nga Putin tuyên bố cải tổ toàn diện chính phủ, và rất bất ngờ ông chọn một nhân vật không được nhiều người biết tới vào vị trí thủ tướng - thay thế cho ông Dmitry Medvedev mới từ chức. Theo AP, Tổng thống Nga Putin gần đây đã có những động thái khá bất ngờ. Thay vì công khai tuyên...