Người Nga nói thật về Chiến tranh Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Cũng như không ai giấu diếm sự tham gia của các quân nhân chúng ta (Liên Xô) trong các hoạt động tác chiến tại Việt Nam.

Nhưng không phải của các phi công mà là của các chiến sỹ tên lửa. Khác với pháo cao xạ và MiG, người Việt Nam nắm bắt việc sử dụng tên lửa khó khăn hơn. Chính vì vậy mà ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh (phá hoại bằng không quân của Mỹ -ND), chính các chiến sỹ tên lửa Liên Xô đã sử dụng S-75.

Những quả tên lửa S-75 đầu tiên được phóng trên lãnh thổ Việt Nam là vào ngày 25/7/1965 – các tổ hợp tên lửa của Trung đoàn tên lửa phòng không số 236 Quân khu phòng không Matxcova (đang có mặt tại Việt Nam) đã bắn hạ 03 chiếc F-4 “Con ma”.

Người Nga nói thật về Chiến tranh Việt Nam - Hình 1

Phi công Mỹ lắp vũ khí cho máy bay lên thẳng UH-1 chuẩn bị đánh nhau với các du kích Việt Cộng tại tỉnh Vĩnh Long, Nam Việt Nam, 18/3/1963 . (Ảnh:Horst Faas/AP)

Không quân Mỹ có vinh dự là Lực lượng không quân đầu tiên trên thế giới đối đầu với các đợt tấn công bằng tên lửa phòng không ồ ạt. Cho đến tận ngày cuối cùng của chiến tranh (Việt Nam) – phải nói rằng trên thực tế đã diễn ra một cuộc chiến thực sự giữa các bộ não của các Trung tâm nghiên cứu khoa học và các phòng thiết kế Xô Viết và Mỹ.

Chính họ (các nhà khoa học và thiết kế) là người góp phần quyết định ai mạnh hơn – không quân hay bộ đội tên lửa phòng không. Hiệu quả tác chiến rất cao thời kỳ đầu (tức là số lượng tên lửa phải sử dụng để tiêu diệt một máy bay) của S-75 đã giảm xuống nhiều lần do Mỹ sử dụng phương tiện tác chiến điện tử, tên lửa chống radar và các chiến thuật mới.

Mặc dù vậy, người Mỹ vẫn không thể nào giải quyết được vấn đề các tổ hợp tên lửa phòng không (của Bắc Việt Nam-ND). Đến nay, phía Mỹ đã chính thức thừa nhận tổn thất của Mỹ từ S-75 (sau đây lần lượt xếp theo các kiểu máy bay) như sau:

15 máy bay ném bom chiến lược B-52, 02 hoặc 03 máy bay ném bom chiến thuật F-111, 32 máy bay tiêm kích F-4, 08 F-105, 01 F-104, 11 F-8, 04 máy bay trinh sát RB-66, 05 RF-101, 01 O-2, 26 máy bay cường kích A-4, 09 A-6, 18 A-7, 03 A-3, 03 A-1, 01 AC-130, 01 máy bay vận tải C-123, 01 máy bay lên thẳng CH-53.

Thiệt hại trên thực tế chắc chắn phải cao gấp nhiều lần (số lượng tối đa máy bay Mỹ bị các tổ hợp tên lửa phòng không (Bắc Việt Nam-ND) bắn rơi -1.770 chiếc), nhưng bây giờ thì đã rất khó xác định (và cũng không nhất thiết phải làm thế).

Tổng cộng từ năm 1965 đến năm 1972 Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 95 tiểu đoàn (cơ số đạn và tổ hợp phóng -ND) S-75 và 7.658 quả tên lửa phòng không.

Đến cuối chiến tranh đã có 6.806 quả đạn đã sử dụng và bị mất (trên lãnh thổ Trung Quốc), lực lượng còn sẵn sàng chiến đấu đến thời điểm kết thúc chiến tranh – 43 tiểu đoàn.

Ngoài ra, vào giai đoạn cuối chiến tranh chống Không quân Mỹ, tổ hợp tên lửa phòng không vác vai ” Strela-2″ cũng được bắt đầu sử dụng. Từ đầu năm 1972 đến tháng 01/1973, các chiến sĩ cộng sản Việt Nam đã dùng “Strela-2″ bắn hạ 29 máy bay Mỹ (01 F-4, 07 O-1, 03 O-2, 04 OV-10, 09 A-1, 04 A-37) và 14 máy bay lên thẳng ( 01 CH-47, 04 AH-1, 09 UH-1).

Ngoài các chiến sỹ tên lửa phòng không Liên Xô, đặc nhiệm GRU (Tổng cục Tình báo quân sự Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Liên Xô-ND) cũng tham gia chiến đấu tại Việt Nam, tuy không được công bố công khai nhưng cũng không ai giấu diếm thái quá.

Ví dụ, tháng 5/1968 một nhóm đặc nhiệm GRU gồm 9 người đã tấn công một căn cứ bí mật của Mỹ trên lãnh thổ Campuchia có biệt danh “Flying John” được sử dụng để tung các nhóm gián điệp- biệt kích vào Bắc Việt Nam và cứu các phi công của các máy bay Mỹ bị bắn hạ.

Trong căn cứ này có gần 20 máy bay lên thẳng, trong đó có 04 chiếc máy bay lên thẳng tấn công mới nhất thời kỳ đó là ” SuperCobra”. Tuy bị hy sinh 03 người, nhưng đặc nhiệm GRU đã đưa được 01 chiếc “Super Cobra” về Bắc Việt Nam, phá hủy hoặc phá hỏng những chiếc còn lại, giết và làm bị thương 15 quân nhân Mỹ. Còn bao nhiêu chiến dịch như vậy, rất khó xác định.

Con số tổn thất trong tác chiến của Các lực lượng vũ trang Liên Xô trên lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 7/1965 đến cuối năm 1974 được công nhận chính thức là 13 người.

Nhưng tất nhiên, chính người Việt Nam mới là người giành chiến thắng trong chiến tranh. Giai đoạn bước ngoặt của cuộc chiến có lẽ là năm 1968. Lần đầu tiên trong lịch sử người ta mới “ngộ” ra rằng, những hình ảnh trên truyền hình về chiến tranh có khi còn quan trọng hơn cả chính chiến tranh.

Người Nga nói thật về Chiến tranh Việt Nam - Hình 2

Máy bay C-123 rải chất diệt cỏ tại các địa điểm đóng quân của bộ đội Việt Nam (“cộng sản”) tại một khu vực giữa Sài gòn và Đà lạt tại Miền Nam Việt Nam, 02/8/1963. (Ảnh: Horst Faas/AP Photo)

Ngày 30/01/1968, 84.000 du kích Nam Việt Nam và các chiến sỹ Bắc Việt đã bắt đầu cuộc Tổng tấn công “Tết Mậu thân”, công kích mãnh liệt 36 trong 43 tỉnh lỵ Nam Việt Nam. Các chiến sĩ cộng sản đã chiếm cố đô Huế, những trận chiến ác liệt diễn ra ngay trên các đường phố Sài gòn.

Toàn nước Mỹ được tận mắt chứng kiến những hình ảnh này trên màn hình TV ngay trong nhà của mình. Và đến lúc này thì không ai và không cái gì có thể thuyết phục được người dân Mỹ nữa – mọi công dân Mỹ đã hiểu rằng người Mỹ đã thua và cần phải nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến.

Đến đầu năm 1968 thì lực lượng của Quân đội Mỹ, Quân đội Việt Nam Cộng hòa, Quân đội Úc, Quân đội Nam Hàn đang có tại Nam Việt Nam là 17 sư đoàn bộ binh, 02 sư đoàn lính thủy đánh bộ, 02 sư đoàn kỵ binh (đường không) – tổng cộng 1,4 triệu tay súng (trong đó có hơn nửa triệu quân Mỹ- chính xác hơn là 550.000 ), 500 xe tăng, 4.500 khẩu pháo, 4.100 máy bay và máy bay lên thẳng.

Chiến dịch Mậu Thân này đã làm suy yếu rất mạnh tiềm lực tác chiến của những người cộng sản. Nhưng bản thân một cuộc tấn công quy mô lớn như vậy (vào các đô thị lớn -ND) cũng làm cho tâm lý -tinh thần của người Mỹ suy sụp không kém.

Video đang HOT

Không những thế, một nhóm (đại đội-ND) binh sỹ Mỹ của sư đoàn bộ binh số 23 dưới sự chỉ huy của trung úy Calley đã thảm sát dân thường tại làng Mỹ Lai (Sơn Mỹ- nổi tiếng toàn thế giới với cái tên này). Quân nhân Mỹ đã sát hạt toàn những người dân thường vô tội.

Các quân nhân của quân đội chính quy (Mỹ-ND) không có kinh nghiệm tác chiến chống du kích, hơn nữa là chống lại một đối phương cực kỳ thông minh và cũng cực kỳ cứng rắn như những người du kích cộng sản Việt Nam, – họ (những người du kích -ND) chiến đấu trong những điều kiện tự nhiên, khí hậu địa hình quen thuộc (của họ) nhưng lại hoàn toàn xa lạ đối với quân Mỹ.

Vụ thảm sát Sơn Mỹ đã tạo ra những sự thay đổi lớn trong Các lực lượng vũ trang Mỹ . Lầu Năm góc buộc phải ra một sắc lệnh yêu cầu các quân nhân Mỹ phải tuyệt đối tuân thủ các chuẩn mực của luật chiến tranh. Nhưng điều đó đã quá muộn. Uy tín của Quân đội Mỹ đã sụp đổ trong con mắt của toàn thế giới và ngay chính cả trong nhân dân Mỹ.

Nhưng vấn đề chính của người Mỹ lúc này không chỉ còn là sự xâm nhập của lính Bắc Việt vào Miền Nam mà còn là sự tha hóa ngay từ bên trong. Cũng chỉ trong năm 1969, 37 sỹ quan và hạ sỹ quan Mỹ đã bị chính các binh sỹ dưới quyền bắn (giết) chết.

Trước đây trong Quân đội Mỹ chưa từng có trường hợp nào như vậy. Còn ngay trong lòng nước Mỹ thì hiện tượng lính quân dịch (nghĩa vụ- ND) đào ngũ và các hoạt động phản chiến của nhân dân Mỹ đã trở thành một phong trào không thế nào ngăn chặn được.

Cuộc chiến tranh thông tin đã thất bại hoàn toàn (đối với Chính quyền Mỹ) và chính vì thế mà những thắng lợi quân sự (trong năm 1969) đã không còn một chút ý nghĩa nào.

Chính quyền Mỹ nhận thức được rằng trong một đất nước “dân chủ” thì không thể sử dụng một đội quân “nghĩa vụ” để tiến hành một cuộc chiến tranh mà dư luận xã hội (của đất nước đó-ND) không thể chấp nhận (cuộc chiến tranh đó-ND).

Đây là lý do vì sao mà ngay sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, Chính quyền Mỹ đã bãi bỏ chế độ quân dịch và xây dựng Quân đội chuyên nghiệp.

Người Nga nói thật về Chiến tranh Việt Nam - Hình 3

Súng máy Gutling lắp trên F-4 để tấn công MiG,17/5/1967. (Ảnh: AP)

Những thử nghiệm trong hơn 50 năm qua cho thấy (ví dụ gần đây nhất là Iraq và Pakistan) là một quân đội đánh thuê (chuyên nghiệp-ND) không thể tiến hành chiến tranh, nếu như không được dư luận xã hội của nước mình chấp nhận (cuộc chiến tranh đó- ND).

Có nghĩa là nếu như một đất nước nào đó có dân chủ thì đất nước đó chỉ có thể tiến hành một kiểu chiến tranh duy nhất – đó là một cuộc chiến tranh phòng thủ chính nghĩa (hoặc là không có một cuộc chiến tranh nào).

Nếu như chính phủ muốn tiến hành một cuộc chiến tranh kiểu khác thì họ buộc phải lựa chọn giữa chiến tranh hoặc dân chủ hoặc là phải học được cách đánh nhau mà không có tổn thất (đây là tư duy của tác giả – ông là người rất phản đối thành lập một đội quân chuyên nghiệp-ND).

Trong các năm 1970 -1971, người Mỹ đã tiến hành các đợt đột kích sang lãnh thổ Lào và Campuchia nhằm cắt đứt tuyến chi viện từ Bắc vào Nam. Cuộc tấn công vào Campuchia mang lại một số kết quả hạn chế, nhưng vụ can thiệp vào Lào đã thất bại thảm hại. Sau các sự kiện đó, Hà nội quyết định là phải giải quyết dứt điểm vấn đề.

Ngày 31/3/1972, một đội quân Bắc Việt Nam quân số không ít hơn 40.000 người và 400 xe tăng – thiết giáp đã tấn công Nam Việt Nam.

Đây thực sự là một cuộc chiến tranh cổ điển điển hình giữa các quân đội chính quy. Sau nhiều trận giao tranh ác liệt, Lực lượng cộng sản đã chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía Bắc Nam Việt Nam nhưng cũng chịu tổn thất nặng. Đến nỗi mà thời điểm mà Hà nội lên kế hoạch “Tổng tiến công” được xác định là vào tận năm 1976 (tức 4 năm sau đó).

Nhưng trên thực tế, những người cộng sản Việt Nam đã đạt những điều mình muốn (qua đợt tấn công này-ND), Mỹ buộc phải quyết định rút hoàn toàn lính Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên trước khi (ra khỏi nhà) rút người Mỹ cũng đã đóng sập cửa rất mạnh bằng cách tiến hành một đợt không kích ồ ạt chống lại Bắc Việt Nam (chiến dịch “Linebacker-2″) và tự tuyên bố là đã chiến thắng để giữ thể diện.

Trong chiến dịch này Mỹ đã ném xuống Bắc Việt Nam gần 50.000 tấn bom, phá hủy 1.600 công trình. Nhưng cũng trong chiến dịch này Không quân Việt Nam, tuy mất 03 chiếc MiG-2 1 những đã hạ 02 B-52, 04 F-4, 01 RA-5C.

Các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 đã bắn hạ, theo các số liệu khác nhau là từ 15 đến 32 B-52, 02 F-111, 02 F-4 trong khi chịu tổn thất là 01 tiểu đoàn (tên lửa phòng không S-75). Có lẽ vì thế mà cái gọi ” chiến thắng” mà Mỹ tự nhận trong chiến dịch này hoàn toàn không thuyết phục một chút nào.

Đầu năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã phải trả giá bằng 58.169 binh sỹ và sỹ quan thiệt mạng hoặc mất tích, hơn 200 xe tăng, 3.700 máy bay, 4.800 máy bay lên thẳng, hàng trăm tỷ đô la “cuốn theo chiều gió” và một cú sốc tâm lý cực mạnh.

Người Mỹ rút đi nhưng để lại cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa một khối lượng vũ khí khổng lồ.

Quân đội Nam Việt Nam về mặt hình thức đã là một trong những quân đội mạnh nhất trên thế giới (nếu tính về số lượng máy bay chiến đấu thì Quân đội này đứng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Quân đội Mỹ và Quân đội Liên Xô) và hơn Quân đội Bắc Việt Nam nhiều lần nếu tính về quân số và vũ khí- trang bị kỹ thuật. Nhưng điều đó đã không còn ý nghĩa gì nữa.

Số phận Chính quyền Nam Việt Nam đã được định đoạt, và có lẽ những người (cầm quyền) ở Sài gòn có khi còn hiểu rõ hơn là ở Hà Nội. (Những người cầm quyền) ở Sài Gòn hiểu rằng người Mỹ sẽ không bao giờ quay trở lại và chỉ còn chờ ngày kết thúc. Yếu tố tâm lý tỏ ra quan trọng hơn nhiều so với số lượng và chất lượng vũ khí.

Nhờ có các căn cứ ở Lào và Campuchia mà quân Bắc Việt có thể tấn công lãnh thổ Nam Việt Nam đồng thời trên toàn bộ tuyến biên giới (với hai nước này).

Tháng 3/1975, khi Khi quân Bắc Việt tấn công Tây Nguyên, Sài Gòn cho rằng đây là một cuộc tổng tấn công nhằm chia cắt Nam Việt Nam thành hai phần. Vì thế họ đã tập trung lực lượng quanh thủ đô (Sài Gòn), gần như tự nguyện nhường toàn bộ phía Bắc (Nam Việt Nam-ND) cho lực lượng cộng sản.

Nhưng bất hạnh (đối với Chính quyền Sài Gòn -ND ) là ở chỗ chính khu vực phía Bắc (Nam Việt Nam-ND) lại là nơi tập trung những lực lượng tinh nhuệ nhất của Quân đôi Sài Gòn. Cuộc “di tản” các lực lượng này đã nhanh chóng biến thành một cuộc tháo chạy hỗn loạn.

Nắm được thời cơ, Hà Nội không còn một chút do dự gì nữa, tất cả các mặt trận đồng loạt tấn công và lúc này thì không ai và không cái gì có thể ngăn cản nổi. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tan rã. Đúng 11 giờ trưa ngày 30/4/1975, lá cờ có ngôi sao vàng được kéo lên trên đỉnh nóc Dinh tổng thống ở Sài Gòn.

Xét tổng thể, nếu tính từ góc độ những hệ quả địa chiến lược và tầm ảnh hưởng đối với nghệ thuật quân sự (thế giới-ND) thì cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ đứng sau hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX (Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai-ND).

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc thì hình thái chiến tranh cổ điển này càng lùi sâu vào quá khứ. Thay thế hình thái chiến tranh này (chiến tranh cổ điển-ND) là cuộc chiến tranh công nghệ cao và phương án đáp trả phi đối xứng đối với nó (công nghệ cao-ND) là các cuộc chiến tranh nổi dậy (du kích-khủng bố).

Ngoài ra, chiến tranh thông tin ngày càng có ý nghĩa quan trọng, đôi khi còn thay thế hoàn toàn các hình thái chiến tranh khác.

Theo Lê Hùng (lược dịch)

Đất Việt

Hé lộ kế hoạch di tản tuyệt mật của Mỹ năm 1975

Tháng 4-1975, Mỹ đã xây dựng những kế hoạch tuyệt mật, di tản trẻ em Việt Nam, người Mỹ, quan chức và điệp viên của CIA khỏi Sài Gòn.

40 năm trước, giây phút 5 cánh quân của Quân giải phóng nhân dân Việt Nam tiến vào giải phóng Sài Gòn đã trở thành thời khắc đau đớn nhất trong lịch sử của nước Mỹ, trong thế kỷ 20.

30-4-2015 là ngày kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam nhưng cũng là ngày nước Mỹ kỷ niệm 40 năm thất bại duy nhất và cũng là đau đớn nhất trong lịch sử hàng chục cuộc chiến tranh ở khắp nơi trên thế giới của họ.

Mỗi khi nghĩ về giai đoạn bi thảm đó, những chính khách, quan chức quân sự và điệp viên Mỹ đã từng trải qua những giây phút cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam không thể quên được giây phút lên trực thăng trên nóc Đại sứ quán Mỹ để chạy trốn khỏi Sài Gòn.

Hiện nay, trong bối cảnh xung đột đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, cuộc chiến ở Việt Nam vẫn mãi là một bài học kinh nghiệm xương máu. Cứ mỗi ngày cuối tháng 4 hàng năm, những người đã từng tham gia "cuộc đào thoát vĩ đại" này lại nhớ về những giây phút kinh hoàng này.

Sài Gòn, buổi chiều trước ngày 30-4-1975

Quan chức Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) Frank Snepp cũng như tất cả những quan chức người Mỹ có mặt trong Đại sứ quán Hoa Kỳ đang nóng ruột như lửa đốt.

Bước chân của Quân giải phóng nhân dân Việt Nam đang ngày một gần, tình hình trong và ngoài Đại sứ quán Mỹ cũng đang ngày càng hỗn loạn, Snepp cần phải sơ tán gấp tất cả những điệp viên và bằng hữu của mình trước khi "Việt Cộng" đánh chiếm Sài Gòn.

Hé lộ kế hoạch di tản tuyệt mật của Mỹ năm 1975 - Hình 1

Trực thăng Mỹ từ tàu chiến bay vào Sài Gòn di tản công dân Mỹ

Cũng trong giây phút Snepp chỉ huy "cuộc đào thoát vĩ đại", tại văn phòng của mình tại Nhà Trắng, Tổng thống Ford đang ngồi một mình trong "Phòng bầu dục", quan sát cảnh tượng trực thăng của hải quân đánh bộ Mỹ sơ tán những công dân Hoa Kỳ cuối cùng trên nóc ở trên nóc tòa Đại sứ Mỹ.

Sau này, trong một buổi phỏng vấn, vị cựu Tổng thống Mỹ này đã nhớ lại: "Ngày 30-4-1975 là thời khắc ám ảnh suốt cuộc đời tôi khi đích thân nhìn thấy người Mỹ bị hất cẳng khỏi Việt Nam". Trong suốt hơn 10 năm can dự vào cuộc chiến tranh ở mảnh đất nhiệt đới này, Mỹ đã tổn thất 58.000 quân.

Niềm tin đánh mất

Vào năm 2000, thư viện cá nhân của cựu Tổng thống Ford cũng đã công khai một số tài liệu tuyệt mật, giải mật một số nội tình trong những giây phút cuối cùng của cuộc chiến tranh 25 năm về trước và hé lộ cảm nghĩ của những "người trong cuộc".

Những tài liệu này đề cập đến tâm trạng của 2 chứng nhân vô cùng quan trọng trong thời điểm đó: Sự day dứt không nguôi của Điệp viên cao cấp Cục tình báo trung ương Mỹ CIA tại Đại sứ quán Mỹ ở Nam Việt Nam và lý tưởng sống của điệp viên-tình báo, nguyên phóng viên của tờ báo Mỹ "Times" Phạm Xuân Ẩn.

Sau 5 năm ở Việt Nam, điệp viên cao cấp rất mẫu mực của CIA Frank Snepp đã hoàn toàn đánh mất niềm tin. 5 năm trước, khi một người đàn ông rất đẹp trai từ Bắc Carolina sang làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Nam Việt Nam, dưới quyền của Đại sứ Mỹ Graham Martin, anh đặc biệt ngưỡng mộ sự thông minh và nhiệt huyết của ông.

Hé lộ kế hoạch di tản tuyệt mật của Mỹ năm 1975 - Hình 2

Điệp viên cao cấp CIA Frank Snepp - thời điểm trước khi Sài Gòn thất thủ

Điều mà Snepp kính phục nhất là vào năm 1973, vị Đại sứ này đã có một câu nói không những làm phấn chấn cả chế độ Việt Nam Cộng hòa mà còn khích lệ tinh thần người Mỹ là: "Tôi sẽ không bao giờ để Việt Nam rơi vào tay chế độ Cộng sản". Thế nhưng đến mùa xuân năm 1975, niềm tin này đã sụp đổ.

Lúc này, quân lực Việt Nam Cộng hòa đang vùng vẫy trong vô vọng, Quốc hội Mỹ cũng không còn viện trợ dễ dãi cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa như cho kẹo một đứa trẻ nữa. Và dĩ nhiên là câu nói bất hủ "Nước Mỹ không thể bị đánh bại" của ông Martin cũng không còn là một "liều thuốc thần".

Kế hoạch di tản tuyệt mật

Ngày 17-4-1975, Frank Snepp đã nắm được một thông tin "động trời" từ một điệp viên 2 mang. Điệp viên này thông báo với Snepp một thông tin tình báo chiến lược là "Việt Cộng" đã xây dựng kế hoạch giải phóng Sài Gòn đúng vào ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là 19-5, nếu không có biến động gì, cuộc Tổng công kích có thể bắt đầu vào ngày 1-5.

Ngày 17-4-1975, Frank Snepp đã nắm được một thông tin "động trời" từ một điệp viên 2 mang. Điệp viên này thông báo với Snepp một thông tin tình báo chiến lược là "Việt Cộng" đã xây dựng kế hoạch giải phóng Sài Gòn đúng vào ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là 19-5, nếu không có biến động gì, cuộc Tổng công kích có thể bắt đầu vào ngày 1-5.

Snepp vội vã báo cáo tin tức tuyệt mật về "Chiến dịch Hồ Chí Minh" với Đại sứ Martin và tổng bộ CIA ở Hoa Kỳ, cùng với Văn phòng trợ lý An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ. Thế nhưng, Đại sứ Martin không tin vào những thông tin mà ông báo cáo, Snepp lập tức nổi cơn điên.

Rất may mắn là Tổng thống Ford đặc biệt chú ý tới thông tin tình báo tối khẩn mà Snepp gửi về từ Sài Gòn. Ngay trong đêm đó, Tổng thống Mỹ đã triệu tập một cuộc họp bí mật khẩn cấp với những cộng sự thân cận và đưa ra 2 quyết định cực kỳ quan trọng.

Hé lộ kế hoạch di tản tuyệt mật của Mỹ năm 1975 - Hình 3

Những trẻ em Việt Nam trong chuyến bay từ Sài Gòn đến thành phố San Francisco ở Mỹ, tháng 4-1975

Thứ nhất: Lập tức giảm số lượng quan chức và nhân viên nguời Mỹ ở Đại sứ quán tại Sài Gòn xuống còn 1250 người. Trong tình huống khẩn cấp, toàn bộ số người này sẽ được sơ tán bằng trực thăng của lực lượng hải quân đánh bộ từ các tàu chiến gần bờ biển Nam Việt Nam trong vòng 1 ngày.

Thứ 2: Lần lượt sơ tán khoảng 200.000 người, bao gồm: các quan chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa và gia quyến; "tay chân", "vợ hờ" của các quan chức quân sự, dân sự Mỹ và những đứa trẻ có huyết thống Mỹ. Tốp đầu tiên có thể được di tản bằng máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất vài ngày sau cuộc họp.

Tuy mãi đến ngày 21-4-1975 chiến dịch di tản theo quyết định số 2 mới bắt đầu được triển khai nhưng trên thực tế từ trước đó, Hoa Kỳ đã tiến hành một chiến dịch khác, di tản hàng nghìn trẻ em Việt Nam mà họ coi là "trẻ mồ côi" hay "trẻ vô gia cư" sang Mỹ.

Khái lược về chiến dịch "Operation Babylift" (Không vận Trẻ em) của Mỹ

Ngay từ đầu tháng 4-2014, sau khi Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa... liên tiếp thất thủ, dự cảm trước thất bại không thể cứu vãn của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Washington đã triển khai kế hoạch di tản hàng nghìn trẻ em Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Đầu tháng 4-1975, quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch "Operation Babylift" (Không vận Trẻ em) đưa hàng nghìn người con Việt Nam rời khỏi quê hương. Ngày 2-4-1975, chuyến bay đầu tiên chở gần 60 trẻ em đã cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất, mặc dù một ngày sau, tổng thống Mỹ Gerald R. Ford mới chính thức phê chuẩn chiến dịch.

Tính tổng cộng, quân đội Mỹ đã tiến hành hơn 30 chuyến bay kể từ khi bắt đầu vào ngày 2-4-1975. Chuyến bay cuối cùng rời khỏi Sài Gòn cất cánh ngày 26-4-1975, ba ngày trước khi người Mỹ hoàn toàn sơ tán khỏi Việt Nam. Theo ước tính, Mỹ đã đưa gần 2.700 trẻ em rời Việt Nam.

Washington tuyên bố, "Operation Babylift" là một chiến dịch nhân đạo, phần lớn trẻ mà họ đưa rời khỏi Việt Nam là trẻ mồ côi ở nhiều độ tuổi. Những đứa trẻ này có thể mất bố, mẹ vì chiến tranh, bị bỏ rơi, hoặc là con của lính Mỹ với phụ nữ Việt Nam trong thời chiến.

Tuy nhiên, nhiều người chỉ trích rằng, không phải tất cả các em đều là trẻ mồ côi như Washington khẳng định. Ngoài ra, nhiều người không đồng tình về hành động tự quyết định số phận của người khác của Hoa Kỳ, khi tách những đứa trẻ này khỏi đất nước và cội nguồn dân tộc.

Nhiều thập kỷ qua, những đứa trẻ Babylift đã trưởng thành và dù sống trong sự thương yêu của bố mẹ nuôi, những trẻ em được đưa sang Mỹ ngày xưa vẫn liên tục tìm kiếm gốc gác, cội nguồn bản thân. Nguyện vọng của họ là tìm thấy đấng sinh thành hoặc người thân ở Việt Nam.

Những thành viên Babylift năm xưa đã tập hợp lại và trở về Việt Nam vào tháng 6-2005. Dù cũng đã có những trường hợp tìm lại được người thân nhưng 3 thập kỷ đã trôi qua, cha mẹ của những đưa trẻ này cũng đã già, người còn-người mất, thông tin mờ mịt nên không nhiều người thực hiện được nguyện vọng của mình.

Theo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
12:33:58 07/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Cái kết buồn của người đàn ông đoàn tụ gia đình sau 34 năm bị bắt cóc
16:50:54 07/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Hai ông Biden, Obama nói gì khi chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ?
07:48:19 08/11/2024

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Giúp việc đến làm ngày đầu tiên, chủ nhà mở camera giám sát lên và chứng kiến hành vi lạ
19:54:55 08/11/2024
Rộ tin ông Trump muốn "đóng băng" xung đột, Nga và Ukraine lên tiếng
17:46:52 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024
Người Mỹ gốc Việt kỳ vọng gì vào nhiệm kỳ mới của ông Trump?
17:57:20 08/11/2024
Một nữ diễn viên tuyên bố ngừng đóng phim: Không muốn thấy tội lỗi khi đi làm rồi phải bù đắp cho con
19:09:36 08/11/2024

Tin mới nhất

Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?

22:15:13 08/11/2024
Chiến thắng bầu cử của Donald Trump không chỉ là một sự kiện chính trị đơn thuần, mà còn là bước ngoặt lớn phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong tư tưởng của người dân Mỹ.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

22:12:39 08/11/2024
Cuộc Triển lãm Vũ trụ và Hàng không Quốc tế Trung Quốc kéo dài 6 ngày sẽ bắt đầu vào ngày 12.11 tại thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông, theo Reuters hôm nay 8.11.

Mẹ tỉ phú Musk bị cáo buộc phân biệt chủng tộc với phóng viên Mỹ gốc Việt

22:08:51 08/11/2024
Bà Maye Musk, người mẫu và là mẹ tỉ phú Elon Musk, đã bị cáo buộc phân biệt chủng tộc vì chỉ trích một phóng viên người Mỹ gốc Việt.

Nga ký nhiều thỏa thuận với Venezuela, ra cam kết về 'vũ khí tinh vi nhất'

22:04:47 08/11/2024
Nga và Venezuela ngày 7.11 đã ký nhiều thỏa thuận trong chuyến thăm Caracas của một quan chức cấp cao từ Điện Kremlin.

Chìm tàu gần đảo Jeju Hàn Quốc: 2 người thiệt mạng, 12 người mất tích

22:01:56 08/11/2024
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 12 người khác còn mất tích sau khi tàu cá chở 27 người bị chìm gần đảo Jeju của Hàn Quốc rạng sáng 8.11.

Israel mở rộng tấn công tại Gaza, Li Băng

21:59:18 08/11/2024
Israel mở rộng tấn công Hamas và Hezbollah, trong khi thảo luận với ông Donald Trump - tổng thống đắc cử của Mỹ, về mối đe dọa từ Iran.

Úc đề xuất cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

21:55:59 08/11/2024
Thủ tướng Úc Anthony Albanese ngày 7.11 cam kết sẽ cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội, cho rằng ảnh hưởng lan rộng của các nền tảng như Facebook và TikTok đang thực sự gây hại cho các trẻ em của chúng ta , theo AFP.

Đường về Nhà Trắng của ông Donald Trump

21:53:50 08/11/2024
Chiến thắng của ông Donald Trump trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ khép lại giai đoạn tranh cử đầy những biến động của ứng viên đảng Cộng hòa.

Nga kêu gọi chấp nhận thực tế tại Ukraine

21:48:19 08/11/2024
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu cho rằng tình hình vùng chiến sự tại Ukraine đang không có lợi cho Kyiv và phương Tây nên chấp nhận thực tế này để đàm phán chấm dứt xung đột.

Các công ty lớn bán thực phẩm kém lành mạnh ở những nước nghèo?

21:44:59 08/11/2024
Báo cáo của Sáng kiến Tiếp cận dinh dưỡng (ATNI), tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hà Lan, đánh giá các sản phẩm của 30 công ty lớn, trong đó có Nestle (Thụy Sĩ), PepsiCo (Mỹ) và Unilever (Anh).

Khách xếp hàng hứng nước từ điều hòa ở đền cổ vì tưởng nước thiêng

21:27:57 08/11/2024
Những tín đồ xếp hàng chờ uống nước nhỏ từ bức tượng voi trong đền Shri Banke Bihari ở thành phố Vrindavan (Ấn Độ) vì nghĩ đó là nước thiêng.

Đưa bệnh nhân ốm liệt giường từ bệnh viện tới ngân hàng để rút tiền

20:40:28 08/11/2024
Một sự vụ đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc liên quan tới việc người nhà bệnh nhân phải đưa người bệnh đang nằm trên giường cấp cứu tại bệnh viện tới ngân hàng mới rút được tiền.

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"

Tv show

22:53:45 08/11/2024
Trấn Thành thấy thế liền can ngăn và nhắc đàn em: Bảo vệ cần đưa hai người này ra ngoài. Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa .

Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump

Sao âu mỹ

22:51:48 08/11/2024
Làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đến nỗi Cardi B phải nhanh chóng xóa video. Tuy nhiên, nữ rapper này không hề đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào.

Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?

Sao việt

22:49:03 08/11/2024
Quang Minh có mối quan hệ thân thiết với gia đình của Tăng Khánh Chi. Thậm chí, anh còn thoải mái trêu ghẹo con riêng của bạn gái trong dịp sinh nhật vừa qua.

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Nagelsmann mắc sai lầm khó tin gọi ngôi sao tuyển Latvia vào đội tuyển Đức

Sao thể thao

21:00:59 08/11/2024
HLV trưởng đội tuyển Đức đã gây ra một vài bất ngờ với đội hình mới nhất của mình, đặc biệt là việc ông điền tên một cầu thủ quốc tế của Latvia vào danh sách các ngôi sao mà ông triệu tập

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.

Báo Anh: Gần 20% binh sĩ Ukraine đào ngũ tại tiền tuyến

20:33:58 08/11/2024
Truyền thông phương Tây cho biết tình trạng binh sĩ Ukraine tự động rời khỏi lực lượng mà không báo cáo trên tiền tuyến (AWOL) đang khiến Kiev đối mặt với thách thức.