Người Nga ngâm mình xuống sông băng lạnh buốt trong Lễ Hiển linh
Các tín đồ Chính thống giáo Nga và các nước trên thế giới kỷ niệm ngày Lễ Hiển linh bằng nghi thức ngâm mình hay thậm chí bơi lội trong làn nước sông băng để thanh tẩy tâm hồn.
Trên khắp nước Nga, những tín đồ Chính thống giáo đang kỷ niệm ngày Lễ Hiển linh (tên tiếng Anh là Epiphany) bằng cách ngâm mình trong làn nước lạnh buốt ở sông hồ hay các hố băng. Đây là một trong những ngày lễ lâu đời nhất của đạo Cơ đốc, kỷ niệm sự xuất hiện của Chúa Jesus như một hóa thân của Thiên Chúa qua việc rửa tội ở sông Jordan.
Chính vì vậy người Nga nói riêng và tín đồ Cơ đốc giáo nói chung kỷ niệm ngày này bằng cách ngâm mình xuống nước lạnh, hoặc ít nhất là rửa tay bằng nước sông, cúi mình ba lần vào buổi tối trước Lễ Hiển linh hoặc vào ngày lễ 19/1. Họ tin rằng nghi lễ này sẽ mang lại sức khỏe, may mắn và thanh lọc tâm hồn. Khi tham gia lễ hội, nhiều người ra dấu thánh giá hoặc cầm cây thánh giá xuống nước.
Trước đó, các vị linh mục thực hiện ban phước cho nước tắm và giám sát các tín đồ thực hiện nghi lễ. Nhân viên y tế cũng được bố trí tại địa điểm tắm đề phòng trường hợp một vài người bị đau tim do tắm trong nước băng.
Theo zing
Phụ huynh Nga chạy đua theo bệnh thành tích
Theo kết quả khảo sát đối với 8.200 người Nga của dự án "Mail.ru", 67% trong số đó là bố mẹ học sinh tiểu học, hơn một nửa (56%) số bố mẹ học sinh ở Nga làm bài tập về nhà thay con.
Video đang HOT
Những môn học khó nhất đối với học sinh là Toán, tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Các chuyên gia và bố mẹ học sinh cũng giải thích vì sao học sinh không nhất thiết phải làm toàn bộ bài tập về nhà và vườn trẻ là nơi manh nha cuộc cạnh tranh về thành tích học tập giữa các bố mẹ học sinh.
Những con số thống kê
Kết quả cho thấy, thông thường các bậc bố mẹ làm thay con bài tập về nhà môn Toán (32%), Ngoại ngữ (28%) và Tiếng Nga (26%). Đó là những môn học khó nhất đối với học sinh Nga. Ngoài ra có 36% bố mẹ học sinh cho thấy rằng con họ cần được trợ giúp khi làm các bài tập về nhà môn Tập đọc.
Gần 70% những người được hỏi nói rằng họ giúp con làm bài tập về nhà. Đồng thời 1/3 số người được hỏi cho rằng học sinh phải tự làm bài.
Để giúp con làm bài tập về nhà, 30% số người Nga mất 1 giờ mỗi ngày, gần 1/3 mất 2 giờ, và chưa đầy 1/4 mất hơn 2 giờ mỗi ngày làm bài cùng con.
Về thời gian làm bài tập của con, kết quả điều tra cho biết 38% số học sinh dành 2 giờ mỗi ngày để tự làm bài tập về nhà, 17% dành hơn 3 giờ. Đồng thời các em vẫn còn thời gian tham gia các ban, nhóm ngoại khóa.
Tháng 8 năm nay, ông Boris Chernyshov, Phó Chủ nhiệm Ủy ban giáo dục và khoa học của Viện Duma quốc gia Nga, đề nghị bỏ hoàn toàn bài tập về nhà ở trường phổ thông. Theo ông, trẻ em hiện nay không đủ thời gian rỗi để tận hưởng tuổi thơ.
"Tất cả các trường phổ thông trên thế giới đã bỏ bài tập về nhà và không có gì đáng sợ xảy ra. Bài tập về nhà hiện nay không cần thiết. Do học tập quá tải, một số học sinh có biểu hiện chán học " - ông Boris Chernyshov nói.
Theo ông, một mặt cần làm cho việc học tập trở nên thú vị, nhưng mặt khác, cần tạo điều kiện cho học sinh chúng ta lấy hơi để các em có thể có thời gian chơi bóng đá, đi dạo chơi. Điều đó là đúng đắn.
Điểm số không phải là tất cả
Hiệu trưởng Trường THPT số 548 ở Moskva, ông Efim Rachevsky, nhận xét rằng tất cả các thế hệ bố mẹ học sinh đều giúp con làm bài tập về nhà và làm thay các em, nhưng các ông bố, bà mẹ hiện nay "năng động hơn" trong lĩnh vực này.
"Hiện nay, bố mẹ rất muốn con có thành tích học tập cao, mà thành tích biểu hiện ở điểm số. Họ đánh đồng chất lượng học vấn mà con họ nhận được với chất lượng cuộc sống của các em, nhưng họ không hiểu rằng chất lượng học vấn được đánh giá không phải bằng điểm số".
Ông Rachevsky nhận xét rằng, ý nghĩa của bài tập về nhà là ở việc độc lập thực hiện nó. Thiếu điều đó sẽ có lúc đứa trẻ rơi vào tình thế bất lực. Vì vậy những bố mẹ tìm cách làm bài tập về nhà thay con là vô hình Trung làm hại chúng.
Bà Tatyana Mukha, chuyên gia tâm lý thuộc Trung tâm "Phát triển giáo dục" cho rằng trong tình hình hiện nay bố mẹ không có lỗi. Phương pháp giáo dục ở nước Nga hiện nay vốn như vậy: Học tập là trách nhiệm không chỉ của con cái mà còn của bố mẹ.
"Nhà trường hiện nay hướng tới việc bố mẹ phải tham gia vào việc học tập của con cái, và có nhiều dự án mà học sinh không thể độc lập thực hiện. Đầu tiên người ta đặt ra mục tiêu là đứa trẻ không phải tự mình thực hiện nhiệm vụ, mà phải làm việc cùng bố mẹ.Trên thực tế, khi cuộc sống của gia đình chỉ xoay quanh việc học tập thì rất bất ổn. Bố mẹ thường tham gia quá mức vào việc học tập của con cái" - bà nói.
Còn một vấn đề nữa là không phải quá trình học tập, mà là việc giành điểm số bằng mọi giá đang trở nên hoàn toàn tự nhiên đối với đứa trẻ. Nó dẫn tới chỗ các kỹ năng làm việc độc lập được hình thành rất kém, và ở trường trung học thường xảy ra hiện tượng học "thêm".
Theo bà Mukha, trẻ em hiện nay bị quá tải bởi các tiết học ngoại khóa, các tổ nhóm học thêm. Một mặt, bố mẹ muốn con mình trở nên giỏi giang, hiểu biết nhiều, mặt khác, trong điều kiện quá tải như vậy, bố mẹ đôi khi thương con không đúng cách.
May mắn thay, hiện nay tại các trường phổ thông Moskva, các giáo viên đề nghị bố mẹ không làm bài tập về nhà, mà giúp các con tự tổ chức và làm lấy mọi việc. Trong điều kiện học tập quá tải của các con, bố mẹ có thể xác định những môn học ưu tiên mà họ sẽ giúp đỡ, và cho phép học sinh hoàn thành các môn học khác một phần hoặc không tốt như mong muốn.
Bám sát Quy định về vệ sinh trường học
Chị Irina, mẹ một nữ sinh lớp 3 ở Saint-Petersburg nói rằng, gia đình chị không chấp nhận việc làm bài tập thay con gái, vì hiện tại em vẫn hoàn toàn tự làm được.
"Thế nhưng chúng tôi phải chịu sự bất công trong các cuộc thi. Năm thứ nhất và thứ hai tại trường phổ thông chúng tôi, những bức tranh do chính người lớn vẽ đã đoạt giải tuyệt đối. Điều này thật đáng tiếc" - chị Irina nói. Sau đó con gái chị không tham gia vào các cuộc thi vẽ tranh của nhà trường nữa.
Một số bố mẹ học sinh được hỏi kể rằng họ thi đua với nhau xem con ai "giỏi hơn". Hơn nữa, "cuộc thi" của bố mẹ này bắt đầu từ vườn trẻ, nơi các cháu phải làm đồ thủ công. "Con gái tôi mới 3 tuổi, vì vậy tôi với chồng buộc phải làm hộ cháu. Mà thời gian gần đây có rất nhiều cuộc thi như vậy" - chị Svetlana ở Belozersk nói.
Những bố mẹ quyết định không làm bài tập về nhà thay con (ở trường phổ thông hoặc vườn trẻ) buộc phải giải thích quan điểm của mình cho giáo viên và cô bảo mẫu biết.
Anh Roman, bố của một học sinh lớp 2 cho rằng, học sinh hiện nay được giao quá nhiều bài tâp về nhà. "Ví dụ, hôm qua con gái tôi được giao một loạt bài tập về nhà các môn Tiếng Nga, Toán, Giáo dục công dân, Lao động, Tập đọc. Ngoài ra, cháu còn phải làm bài tập về nhà ở trường nhạc. Cứ thế ngày nào cũng vậy" - anh nói. Tuy nhiên, anh cho rằng nếu mình làm bài tập về nhà thay con cái thì chúng sẽ trèo lên cổ và ngay lập tức quen thói như vậy.
Nói về khối lượng bài tập về nhà quá nhiều mà các phụ huynh phàn nàn, ông Rachevsky nhận xét rằng, không nhất thiết phải làm tất cả những gì được giao về nhà. Ông cho rằng, cả thầy giáo lẫn các bậc phụ huynh cần bám sát Quy định về vệ sinh trường học. "Quy định là văn bản pháp quy, theo đó học sinh lớp 1 - 3 hoàn toàn không phải làm bài tập về nhà và đánh giá theo thang điểm 5. Học sinh lớp 4 - 5 không được học bài ở nhà quá 2 giờ/ngày. Học sinh lớp 6 - 8 phải làm bài tập ở nhà không quá 2,5 giờ, còn học sinh lớp 9 - 11 - không quá 3,5 giờ/ngày" - ông kết luận.n
Trần Hậu
Theo Báo Nga
Bái phục chiếc Lada với bộ la-zăng 38-inch khổng lồ có thể drift trên tuyết của người Nga Qua những video thử nghiệm như thế này, chúng ta có thể thấy rằng những chiếc xe Lada cũ thật sự là vô cùng "nồi đồng cối đá". Chúng ta đã được thấy những người Nga mê xe của kênh YouTube Garage 54 thực hiện đủ dự án điên rồ với các chiếc Lada cũ, nhưng ý tưởng mới nhất của họ có...