Người Nga bảo vệ Putin trước cáo buộc của phương Tây
Hầu hết người dân Nga tỏ ra bức xúc trước việc phương Tây và Ukraine đổ lỗi cho Tổng thống Vladimir Putin về thảm kịch máy bay MH17, đồng thời đặt ra nhiều giả thuyết âm mưu liên quan đến Mỹ đằng sau vụ việc này.
“Liệu bây giờ người Mỹ có tấn công chúng ta không?”, những người trong một phòng khám răng ở Moscow đưa ra câu hỏi khi nữ nhà báo Nga Natalia Antonova bước vào. Từ nha sĩ, lễ tân đến người thợ đang sửa máy tính tại đây đều lo lắng về những gì có thể xảy ra, một ngày sau khi phi cơ chở khách của Malaysia bị bắn hạ ở miền đông Ukraine.
“Cô là một nhà báo. Cô dường như biết điều gì đó mà chúng tôi không biết”, người lễ tân nói. “Và tôi cũng không tin những gì chiếu trên truyền hình”.
Người Nga xếp hàng mua báo ở Moscow. Ảnh: AP
Hậu quả của vụ MH17 có thể biến cuộc xung đột trong nội bộ một quốc gia thành thảm kịch toàn cầu. “Không phải là quân ly khai, mà chính là Kremlin sẽ phải trả giá. Bởi vì chính quyền Moscow, dù ra sức bác bỏ nhưng vẫn bị toàn thế giới cáo buộc tài trợ và bảo hộ quân ly khai”, nhà quan sát chính trị nổi tiếng, ông Konstantin von Eggert bình luận trên nhật báo Kommersant.
Ông Dmitry, nha sĩ của nhà báo Antonova, người từng có thời gian phục vụ trong quân đội, gọi quân ly khai là “lũ trẻ nít vô kỷ luật”. Đồng thời, ông cũng nhắc đến “bên thứ ba” trong vụ thảm kịch. “Ai được lợi khi mô tả nước Nga như một con quái vật? Chính là người Mỹ, họ muốn lôi kéo toàn thế giới vào chiến tranh”, ông nói.
Vitaly, quản lý một cửa hàng ở địa phương, cho rằng “một cuộc chiến tranh thông tin đang diễn ra” và Mỹ có đủ khả năng để mưu hại “cả Nga và phe ly khai Ukraine”. Anh cũng lên án phe ly khai rằng “những điều họ làm là vô nghĩa”. “Họ chỉ cố gắng kéo Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ ba”, Vitaly nói.
“Ly khai đồng nghĩa với gia tăng gánh nặng trách nhiệm – bất kỳ chiến lược gia giỏi nào cũng sẽ nói thế”, chuyên gia Konstatin khẳng định. Như nhiều người dân Nga khác, ông cho rằng Ukraine mới là chính phủ bài trừ Nga, thân phương Tây và tham nhũng. Ông cũng bác bỏ quan điểm cho rằng Nga phải nhận lấy “rủi ro chính trị” vì ủng hộ quân nổi dậy.
Video đang HOT
Trong khi đó, Maria, một phát thanh viên, nói rằng thảm họa MH17 kéo theo “nỗi lo sợ về ngày tận thế sắp tới”.
“Toàn bộ hành khách thiệt mạng đã đủ đau đớn rồi. Chuyện gì xảy ra nếu như chiến tranh càng trầm trọng hơn và có nhiều người chết hơn? Tất cả chuyện này sẽ đi đến đâu?”, cô hỏi.
Người Nga đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân trước Đại sứ quán Hà Lan tại Moscow. Ảnh: EPA
Trái ngược với tiêu đề trên các báo phương Tây đưa tin về “tên lửa của Putin”, “nạn nhân của Putin”, đa phần những người được phỏng vấn tại Moscow đều phản đối việc đổ lỗi trực tiếp cho tổng thống Nga.
Các phương tiện truyền thông, trong đó có các kênh truyền hình nhà nước, đưa ra nhiều lý giải cho thảm kịch MH17, bao gồm cả giả thiết rằng máy bay chiến đấu của Ukraine đã bắn hạ chiếc máy bay dân sự, hay hệ thống tên lửa phòng không của Kiev muốn bắn hạ chuyên cơ chở ông Putin.
“Ý kiến cho rằng quân nổi dậy có liên hệ trực tiếp với Putin thật nực cười”, Konstatin nói. “Tôi thậm chí không biết ở đó có loại hệ thống chỉ huy nào được thiết lập không”.
Vitaly thì gay gắt hơn, cho rằng đông Ukraine là một “thất bại” ngay từ đầu, và đổ lỗi cho các cố vấn của ông Putin đã “không tư vấn đúng cách”. Vitaly không hiểu tại sao một tổng thống, người đã kéo nước Nga khỏi khủng hoảng những năm 90 lại muốn dính dáng đến đông Ukraine, trừ khi “sự thật về ông bị bóp méo”.
Ngay cả những nhà phê bình Putin mạnh mẽ cũng cho rằng tổng thống Nga không thể lường trước sự việc này. “Tôi không bao giờ bầu cho Putin, đó không phải là người tôi ủng hộ, tôi cũng không đồng ý cách ông ấy điều hành đất nước”, Yekaterina, một người về hưu nói. “Nhưng vụ việc kinh hoàng này, thảm kịch này tôi cho là ông ấy không muốn nó xảy ra”.
“Chỉ số ít người đổ lỗi cho Putin”, Maria nói. “Điều này thật có ý nghĩa. Nước Nga đang khá dần lên, nhưng vẫn là một đất nước hỗn loạn. Chí ít có một người để tin tưởng là điều vô cùng quan trọng. Hơn nữa, không thể loại trừ thực tế rằng 100% lãnh đạo Ukraine đều không đáng tin”.
Với nhiều người dân ở Moscow, các lý thuyết âm mưu dường như là liều thuốc trấn an thích hợp. Cả truyền hình và những trang mạng đều nhấn mạnh giả thuyết cho rằng nạn nhân vụ việc “có thể đã chết nhiều tuần trước đó”, và các lực lượng vũ trang Ukraine đang cố gắng che giấu nguyên nhân thực sự.
“Tôi khó mà chấp nhận rằng tất cả việc này chỉ là sai lầm của ai đó”, Vitaly nói, “Tôi không chắc là mình làm nổi việc đó”.
Một số người Nga nghi ngờ đây là âm mưu của Ukraine hoặc Mỹ.
Natasha Kovalyova, một người gây giống chó, cho rằng “người Mỹ gây ra vụ này”. “Họ muốn lôi Nga vào chuyện này, nhưng đó là việc của họ. Nước Nga không giúp đỡ quân nổi dậy, nếu có, chỉ là trợ giúp về y tế và tình nguyện viên”, cô nói.
Đồng nghiệp của cô, ông Kostantin nghi ngờ vụ việc do lực lượng của Kiev gây ra. “Tôi cho rằng đó không phải là tai nạn. Người ta cố tình gây ra để châu Âu triển khai quân đội, và NATO sẽ nhảy vào trợ giúp Ukraine”, ông Kostantin nghi ngờ.
“Tôi nghe bảo có rất nhiều trẻ em”, Konstantin nói. “Lũ trẻ có lẽ chưa bao giờ nghe nói đến Ukraine, chiến tranh, hay những thứ đại loại thế. Những người vô tội luôn phải chịu đau khổ”.
Theo Vnexpress
Điều tra viên quốc tế đã tiếp cận thi thể nạn nhân MH17
Các nhà điều tra viên quốc tế ngày 21/7 tiếp cận được thi thể nạn nhân MH17 vốn bảo quản ở các toa tàu lạnh gần hiện trường tai nạn.
Sau khi nhận thông tin này, nhiều chính phủ cũng bày tỏ quan ngại về việc tiếp cận rộng hơn tới hiện trường vụ việc.
Các thi thể nạn nhân tử nạn trong vụ MH17 được bảo quản trong các toa lạnh.
Hôm nay, (21/7), các nhà điều tra quốc tế đã có mặt ở khu vực hiện truờng vụ tai nạn. Ba thành viên của nhóm nhân dạng nạn nhân thảm họa MH17 của Hà Lan đã đến ga xe lửa gần hiện trường vụ tai nạn, nơi mà các phần tử ly khai cho biết có 247 thi thể nạn nhân được bảo quản ở các toa xe lạnh. Khoảng 2/3 nạn nhân vụ thảm kịch này là người Hà Lan.
Người đứng đầu nhóm điều tra Hà Lan Peter van Vliet đeo khẩu trang phẫu thuật và găng tay cao su đã tới kiểm tra các thi thể và cho hay: "Việc bảo quản các thi thể là khá tốt".
Ông Van Vliet cho biết, phía tự vệ miền đông Ukraine có nói với ông rằng, con tàu sẽ rời ga ở Torez vào tối muộn ngày 21/7 để tới giám định danh tính và đưa các thi thể hồi hương. Tuy nhiên, ông không thể tiết lộ địa điểm tới của con tàu.
Trong khi đó, chính quyền trung ương Kiev đã từ chối cử lực lượng quân đội thường trực tới trung tâm Donétk, nhưng cho biết những nhóm nhỏ vũ trang tự lập ủng hộ chính phủ đang chiến đấu với quân nổi dậy ở thành phố.
Ba người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ gần ga đường sắt và gần với sân bay ngoại ô Donetsk, các quan chức y tế Ukraine cho hay.
Theo Kiến Thức
Nhiều hãng hàng không vẫn quá cảnh qua Ukraine sau thảm kịch MH17 Ngày 21-7, hãng Itar-Tass đưa tin, một số hãng hàng không vẫn thực hiện các chuyến bay qua Ukraine, tuy nhiên sẽ qua vùng an toàn tại phía tây Ukraine thay vì vòng tránh khu vực này. Hãng hàng không Ural Airlines, Nga đã trao đổi với hãng thông tấn Itar-Tass rằng, hãng đã xem xét việc thay thế các chuyến bay quá...