Người New York uống bia, dõi theo Trump – Clinton tranh luận
Giữa một quán bar náo nhiệt, nhiều người dân New York dõi theo cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ, cùng bàn luận, khen chê.
Người đàn ông ngồi uống bia và theo dõi cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ. Ảnh: AP
Quán bar Professor Thom’s ở khu East Village, Manhattan, New York, tối 26/9 bỗng trở nên huyên náo khi rất nhiều người tụ tập tại đây để cùng xem cuộc tranh luận tổng thống trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng Donald Trump và Hillary Clinton, theo Guardian.
Ồn ào hơn cả giữa đám đông là hai người phụ nữ tên Molly Gyllenhaal và Sarah Minisquero. Họ đang vui vẻ chơi trò thi uống bia. Lúc bấy giờ là 21h14. Cuộc tranh luận đã diễn ra khoảng 5 phút.
“Tôi không nghĩ chúng tôi say”, Minisquero, nhân viên làm việc tại một rạp chiếu phim, nói. “Chúng tôi vẫn có thể đưa ra những lời tranh luận logic, hợp lý”.
Luật lệ trò chơi của hai người phụ nữ tương đối đơn giản. Họ sẽ uống bất cứ khi nào ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Trump nói “bức tường”, “Trung Quốc” hay “tin tôi đi”.
Professor Thom’s nổi tiếng là một quán bar thể thao. Minisquero và Gyllenhaal tới đây sớm để theo dõi trận đối đầu giữa hai đội khúc côn cầu Boston Bruins với Columbus Blue Jackets. Minisquero cho hay cô từng ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ Bernie Sanders trong các vòng bầu cử sơ bộ. Nay, Minisquero dành thiện cảm cho bà Clinton.
“Tôi thích cách bà ấy xử lý và vượt qua những giới hạn”, Minisquero chia sẻ. “Bà ấy còn là người lý trí và hiểu rõ nhất điều gì đang thực sự diễn ra”.
Theo phóng viên Adam Abbatt từ Guardian, hầu hết những người có mặt trong quán bar Professor Thom’s đều đứng về phía bà Clinton. Các phát ngôn của cựu ngoại trưởng Mỹ được hưởng ứng nhiệt tình trong khi những tuyên bố mà ông Trump đưa ra liên tục bị la ó, chê bai.
Tuy nhiên, Jim Vroman, người ngồi đối diện Minisquero và Gyllenhaal trên dãy bàn quán bar, khác biệt hoàn toàn với số đông. Ông dường như là người duy nhất có mặt trong quán ủng hộ tỷ phú Trump.
Vroman cho hay sự căm ghét dành cho bà Clinton là nguyên nhân khiến ông ủng hộ nhà tài phiệt New York.
Video đang HOT
“Ai cũng được ngoại trừ Hillary. Bà ấy không thể chân thật trước bất kỳ vấn đề gì”, Vroman, 41 tuổi, nói.
“Có một sự khác biệt rõ ràng giữa mạnh miệng khoe khoang và lừa đảo”, Vroman nhấn mạnh. Ông xếp bà Clinton vào vế thứ hai trong câu nói.
Cuộc tranh luận tiếp diễn, Vroman thừa nhận ông cảm thấy đôi chút thất vọng về Trump.
“Tôi đã hy vọng Trump sẽ làm chủ cuộc chơi”, Vroman nói. “Nhưng đến giờ ông ấy vẫn chưa thể tung ra cú đấm knock-out nào và Hillary thì vẫn thể hiện rất tốt”.
“Có vậy chứ!”, tiếng nói quen thuộc phát ra từ phía cuối dãy bàn khi bà Clinton tung một đòn tấn công được đánh giá là sắc bén nhằm vào đối thủ. Đó là giọng của Gyllenhaal.
Abbatt tiến về phía hai người phụ nữ và hỏi cuộc thi uống bia của họ đã đi đến đâu rồi.
“Tôi vẫn chưa hết cốc lúc nãy. Tôi uống chậm lại kha khá rồi”, Gylenhaal nói. “Ở 10 phút đầu tiên của cuộc tranh luận, mọi chuyện còn vui, nhưng bây giờ thì hết rồi”.
Minisquero cũng tỏ ra không mấy hào hứng. “Ông ấy thiếu chín chắn và ngu ngốc một cách đáng xấu hổ”, cô nhận xét về tỷ phú Trump. “Ông ấy không có khả năng thể hiện bản thân”.
Molly Gyllenhaal và Sarah Minisquero. Ảnh: Guardian
Ngồi gần lối vào, Liz McMillan, 46 tuổi, đang chăm chú với đĩa cánh gà của mình. Bà cũng là một trong những người cảm thấy không bị thuyết phục bởi những gì ông Trump đã làm trong cuộc tranh luận.
“Cộng đồng người Mỹ gốc Phi không gắn với bạo lực”, bà McMillan nói, phản ứng trước việc ông Trump gọi Chicago là “vùng chiến”.
“Rất nhiều người ở đây là bác sĩ, luật sư, như gia đình tôi chẳng hạn. Nếu nghe những gì ông ấy nói, bạn sẽ nghĩ tất cả người da màu đều sống trong nghèo khó. Điều đó không đúng. Hoàn toàn không đúng”, McMillan quả quyết.
McMillan cuối cùng cũng tham gia cuộc chơi với Gyllenhaal và Minisquero. Bà uống cạn một chén whiskey sau khi ông Trump cất lên câu khẩu hiệu quen thuộc: “Biến nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
“Tôi thấy thương bà ấy”, McMillan bày tỏ cảm xúc về cựu ngoại trưởng Mỹ Clinton. “Bà ấy đang phải tranh luận với một gã ngốc. Và thật trớ trêu, đó lại là một thời khắc lịch sử. Bà ấy có thể trở thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên”.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Vì sao người dẫn dắt tranh luận bị nghi thiên vị Hillary Clinton
Người dẫn dắt cuộc tranh luận bị cho là chỉ xoáy sâu vào các vấn đề bất lợi cho Donald Trump, trong khi không nhắc đến các bê bối của Hillary Clinton.
Lester Holt, người dẫn dắt cuộc tranh luận Trump - Clinton đầu tiên. Ảnh: NBC
Lester Holt, 57 tuổi, là một nhà báo Mỹ nổi tiếng từng làm việc cho các chương trình lớn như Dateline NBC, Today. Vai trò hiện tại của ông là người dẫn chương trình NBC Nightly News, thu hút hàng triệu khán giả mỗi đêm.
Ông bị cáo buộc thiên vị chính trị một tuần trước khi cuộc tranh luận diễn ra. Ông Trump gọi ông là một người Dân chủ và phàn nàn về "hệ thống không công bằng". Nhưng kết quả kiểm tra hồ sơ cử tri cho thấy ông Holt thực chất là một đảng viên Cộng hòa đã đăng ký.
Trang Heat Street nhận xét rằng trong cuộc tranh luận, ông Trump không chỉ phải đối đầu với bà Clinton, mà còn đối phó cả ông Holt.
Trang này viết rằng ông Holt đã không hỏi về bê bối email của bà Clinton, vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya thời bà làm ngoại trưởng Mỹ và quỹ từ thiện Clinton (bà Clinton bị nghi ngờ ưu ái những người ủng hộ cho quỹ).
Trong khi đó, ông Holt liên tục đào sâu các vấn đề bất lợi cho ông Trump, như việc tỷ phú nghi ngờ nơi sinh của Tổng thống Mỹ Obama, ý kiến của ông về phụ nữ, những vụ phá sản của ông, việc ông không công bố hồ sơ thuế, và một loạt vấn đề khác.
Ông Holt cũng vài lần cố gắng kiểm tra tính xác thực một số luận điểm của ông Trump, chẳng hạn như việc tỷ phú tuyên bố ông phản đối chiến tranh Iraq. Ông Holt nhiều lần cố gắng ngắt lời ông Trump để xen vào nhưng thường không thành công.
Gần đến cuối buổi tranh luận, ông Holt hỏi ông Trump rằng ông có ý gì khi nói bà Clinton "không có dáng dấp tổng thống". Ông Holt làm vậy sau khi nhấn mạnh rằng bà Clinton đã trở thành người phụ nữ đầu tiên được chọn làm ứng viên tổng thống đại diện của một chính đảng, do đó, phần nào người xem có thể cảm nhận ẩn ý là khiến ông Trump hiện lên như một người phân biệt giới tính. Khi ông Trump trả lời, ông Holt ngắt lời và sau đó cho bà Clinton cơ hội để đáp trả với các luận điểm về những bình luận trước đây của tỷ phú về phụ nữ.
"Ông Lester Holt rõ ràng đã thiên vị bà Clinton", Tim Clark, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump viết trên Twitter.
"Gần như tất cả nỗ lực đào sâu vấn đề và kiểm tra tính xác thực của ông Holt đều nhằm vào ông Trump chứ không phải bà Clinton", Howard Kurtz, người dẫn chương trình của Fox News nhận xét.
Đồ họa của trang Vox cho thấy trong cuộc tranh luận, bà Clinton bị ngắt lời 70 lần, nhưng người ngắt lời chủ yếu là ông Trump (51 lần), còn Holt chỉ ngắt lời bà 19 lần. Đến khi ông Trump phát biểu, ông bị Holt ngắt lời tới 30 lần, còn bà Hillary chỉ ngắt lời đối thủ 17 lần.
Số lần hai ứng viên bị ngắt lời trong cuộc tranh luận. Đồ họa: Vox
"Không nhắc gì về bê bối email. Không nhắc gì đến quỹ Clinton bị mua chuộc. Và không nhắc gì về vụ Benghazi", ông Trump viết trên Twitter sau buổi tranh luận.
Tuy nhiên, khi được các phóng viên hỏi tại địa điểm diễn ra cuộc tranh luận, ông Trump lại khen ngợi ông Holt.
"Tôi nghĩ Lester Holt làm tốt công việc của mình", tỷ phú nói.
Phương Vũ
Theo VNE
Bà Clinton thay đổi phong cách, mặc áo đỏ tranh luận với ông Trump Trong phiên tranh luận trực tiếp đầu tiên với đối thủ chạy đua chức tổng thống Mỹ hôm nay, bà Clinton lựa chọn áo màu đỏ tươi, thay vì những màu nhã nhặn quen thuộc. Hai đối thủ bắt tay nhau trước khi bắt đầu phiên tranh luận. Ảnh: AFP "Hillary Clinton gây choáng váng khi mặc áo đỏ yêu nước trong phiên...