Người nằm cạnh tôi trên 1 cái giường là sếp!
Vẫn là sếp, khuôn mặt quen thuộc nhưng không phải đứng cạnh tôi trong phòng làm việc mà là nằm cạnh tôi trên 1 cái giường và cả 2 chẳng một mảnh vải.
ảnh minh họa
Tôi và sếp từ chỗ trưởng phòng và nhân viên, từ tình cảm anh em đồng nghiệp, 1 ngày với chút men say đã lao vào nhau điên cuồng. Nhưng tôi, 1 cô gái kiêu kỳ và sếp 1 người đàn ông trẻ với vợ và cô con gái chưa đầy 1 tuổi. Chúng tôi phải đối diện với nhau thế nào đây? Tôi phải làm thế nào để đối mặt với anh sau những ân ái đầy tội lỗi kia?
Anh là một cơn gió lạ của phòng bởi vì sếp của tôi rất trẻ trung, xì tin và làm việc năng động. Hàng ngày ở văn phòng, sếp thân thuộc như một ông anh đồng nghiệp dễ mến chứ không phải là sếp. Tôi biết anh thích trà giống tôi nên tôi cũng bổ sung thêm 1 cốc cho sếp và thật lòng quý sếp như một người anh.
Đây cũng là thời gian tôi mệt mỏi và chán chường với công việc. Lại thêm gặp những áp lực từ người yêu cũ khiến tôi mệt mỏi muốn nổ tung. Nhưng dù không là người đặc biệt cũng chẳng phải giỏi giang, tôi cũng được mọi người trong phòng yêu quý, quan tâm. Vì tôi, phòng cũng tổ chức nhiều cuộc ăn chơi nhậu nhẹt xả stress. Những lúc ấy, sếp thường ga lăng đưa tôi về tận nhà.
Sau những lần như vậy, sếp nhìn tôi lâu hơn. Một vài lần, tôi cũng thấy lạ nhưng không thắc mắc. Tôi cứ ngỡ sếp quý tôi như một người em gái vì thỉnh thoảng sếp cũng nói xóc tôi như ai là tôi tức phát khóc.
Hôm trước, tôi cùng sếp tiếp một đoàn khách. Tôi rót rượu mỏi tay. Cái dạ dày của tôi biểu tình và môi thì cay cay vị rượu. Tàn tiệc, sang đến tăng hát hò mà tôi không hết tây tây, chỉ ngày càng lảo đảo hơn. Tôi không tin nổi mình lại như thế vì tôi uống đâu có tồi. Tôi vẫn nhận thức tốt, chỉ chân tay là không nghe lời thôi.
Video đang HOT
Tôi trèo lên xe máy ngày thường vẫn vi vu 60,70km/h mà giờ em bò lê bò càng 20km/h vẫn còn run, trong khi mắt thì đổ sập xuống. Tôi nghe rõ trong gió, tiếng sếp gào lên “tỉnh chưa”, “đi được không”, “hay em dừng lại đi, càng đi càng làm anh hoang mang”.
Tôi cố sống cố chết đi mà đường dài thế, tối thế. Nhưng sao anh lại tạt đầu vào đoạn này, có phải nhà em đâu. Anh đùa à, nhà nghỉ thì kiểu gì. Tôi ghét các thể loại nhà ở Hà Nội mà không phải nhà em. Nhưng anh hứa chỉ cần em ngủ khoảng 1 tiếng đủ để có thể tỉnh táo về nhà là được.
Tôi nghe rõ tiếng anh, thuê 2 phòng. Thế mà sao khi mở mắt ra tôi lại nằm trong vòng tay anh. Vẫn là sếp, khuôn mặt quen thuộc nhưng không phải đứng cạnh tôi trong phòng làm việc mà là nằm cạnh tôi trên 1 cái giường và cả 2 chẳng 1 mảnh vải. Tại sao hả sếp, tôi đã tin anh là một người sếp dễ mến, một ông anh đứng đắn, tại sao?
Tôi bắt đầu khóc, tôi không biết mọi thứ sẽ ra sao khi mà người nằm bên tôi, người đàn ông biến tôi thành đàn bà là sếp, là anh, là một người có gia đình, là một người cha của đứa trẻ chưa đầy một tuổi. Tôi ê chề và nhục nhã đến thế, giận anh đến tím tái, không nói lên lời mà chỉ khóc. Vậy mà anh im lặng vuốt ve, tôi lại chỉ biết nấc lên lớn hơn và anh ôm chặt thì tôi lại càng khóc lớn. Nhưng tôi không làm gì để đẩy anh ra cả, tại sao tôi lại thế. Anh nhẹ nhàng chạm vào tôi và tiếp tục gần gũi lần thứ hai không ngần ngại.
Nếu là lần đầu tôi say bí tỉ và chẳng biết chuyện gì đã xảy ra thì lần thứ hai này, tôi vừa khóc vừa mặc anh để mọi chuyện lấn sâu. Tôi không biết, nhưng đầu óc tôi hiểu mọi chuyện là sai trái, là bế tắc nhưng cơ thể tôi lại đón nhận anh vô điều kiện.
Tôi nghỉ một tuần rồi và không thể tiếp tục trì hoãn thêm được. Phải làm gì đây, phải đối mặt với anh thế nào khi bản thân tôi còn không dám nhìn thẳng mình trong gương? Tôi bế tắc thật rồi. Từ mai, khi tới công ty, tôi phải đối diện thế nào với anh, với bản thân và với những cảm xúc ân ái tội lỗi và sai trái đêm đó?
Theo VNE
Ngán... Tết đến tận cổ!
Những ngày Tết là niềm vui đối với người này nhưng lại là nỗi ám ảnh của người khác.
Người lớn mong đến Tết để được ăn ngon, mặc đẹp, có thời gian nghỉ ngơi, du lịch. Trẻ con mong Tết để được đi chúc ông bà, cô chú... rồi nhận lì xì. Tuy nhiên, với nhiều người, Tết là nỗi ám ảnh, chẳng có gì lý thú.
Người nghèo chạnh lòng
Mỗi khi nghe các anh chị ở UBND phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM bàn luận Tết nay đi đâu, chuẩn bị mua sắm gì thì Thúy, nhân viên hợp đồng của phường, thường lấy cớ bận việc rồi tránh đi nơi khác.
Với Thúy, Tết chẳng có gì vui. Lương nhân viên hợp đồng vỏn vẹn 3 triệu đồng nên Tết chỉ được thưởng bằng số tiền đó. Chồng Thúy làm giáo viên của một trường tiểu học của quận, thưởng Tết chẳng bao nhiêu. "Năm nào về quê dịp Tết, vợ chồng tôi cũng phải vay mượn lo tiền tàu xe, quà cáp, quà biếu các cụ, lì xì các cháu... Trước Tết một tháng, vợ chồng tôi cắt hết các khoản chi tiêu, ăn uống kham khổ để dành dụm tiền về quê".
Tết là thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi nhưng nhiều người thì thấy mệt mỏi vô cùng (ảnh minh họa)
Với vợ chồng anh Bách - công nhân một công ty may mặc ở quận Tân Phú, TP HCM - thì Tết là nỗi ám ảnh. Vợ chồng anh từ Thanh Hóa vào TP HCM làm công nhân được gần 10 năm, 2 con gửi ở quê cho bà nội chăm sóc. Mỗi năm, vợ chồng anh chỉ dám về quê một lần vào mùa hè. Không phải vợ chồng Bách ngại cảnh tàu xe đông đúc, đắt đỏ ngày Tết mà là "trốn" khoản quà cáp, lì xì cho họ hàng, làng xóm.
"Nhìn cảnh người ta mua sắm Tết nhộn nhịp mà lòng tôi đau thắt. Ngày Tết, cả dãy nhà trọ vắng tanh. Hai vợ chồng cũng chẳng buồn nấu nướng, ăn uống gì. Đêm giao thừa, nghe tiếng các con nói nhớ bố mẹ trong điện thoại, vợ tôi khóc nấc. Vì thế, nghe đến Tết, vợ chồng tôi đều chạnh lòng!" - anh Bách tâm sự.
Người khá giả cũng sợ
Ngày Tết, người nghèo tủi thân vì không có tiền, không được đoàn tụ cùng gia đình, người thân. Song, với không ít người khá giả, Tết cũng chẳng có gì hấp dẫn, thậm chí mệt nhoài vì phải lo biếu xén, chúc tụng từ nơi này đến nơi khác.
Chị Hằng, nhân viên hành chính tập đoàn K.Đ (quận 1, TP HCM), quê ở Bến Tre, lấy chồng ở Đắk Lắk. Vợ chồng chị lập nghiệp tại TP HCM. Ngày Tết, chị phải "chạy show" vì phải về đủ quê nội, quê ngoại.
"Công ty cho nghỉ Tết, tôi chẳng kịp dọn dẹp, mua sắm gì. 27 tháng chạp, cả nhà phải về Bến Tre ăn Tết với bên ngoại. Ngày 29 phải trở lại TP HCM để 30 kịp đón xe về Đắk Lắk ăn Tết cùng nhà nội. Mùng 3, cả nhà phải đùm túm nhau trở về Sài Gòn để nghỉ ngơi, chuẩn bị trở lại với công việc. Ai ăn Tết lên cân đâu không biết chứ nhà tôi, sau những ngày Xuân, 2 mẹ con vốn đã ốm yếu, sức khỏe kém lại bị sụt thêm vài ký vì hành trình đi tới đi lui, mệt mỏi, chẳng ăn uống được gì" - chị Hằng ngao ngán.
Tết cũng chẳng lấy gì làm sung sướng khi nhiều người phải mệt mỏi ngoài đường vì biếu xén quà cáp cho khách hàng, người thân, rồi dự tiệc tất niên hết chỗ này đến chỗ khác của đối tác. Anh Dũng - giám đốc một công ty TNHH chuyên về công nghệ thông tin tại quận Tân Phú - lắc đầu: "Mỗi chỗ một tiệc thì cũng đủ mệt nhoài vì ăn uống, cạn ly".
Mấy ngày Tết, anh Dũng phải về quê vợ ở miền Tây. Khi đi chúc Tết họ hàng bên vợ, ai cũng muốn cụng ly với tay cháu rể làm giám đốc ở TP HCM nên anh không được từ chối người nào. "Tết xong là tôi bèo nhèo vì rượu bia, thịt cá. Bởi vậy, nghe Tết là ngán ngẩm vô cùng" - anh Dũng than.
Theo VNE
Gái đẹp bây giờ tôi chán rồi Trước đây, tôi luôn ao ước có một cô người yêu xinh đẹp, cao ráo thì càng tốt. Nhưng bây giờ tôi mới nghiệm ra, ngày đó, tôi chưa hiểu tình yêu là gì. Chỉ là tôi háo sắc, ưa hình thức, tôi thích oai với bạn bè, thích khoe khoang với bạn bè là tôi có một cô người yêu xinh đẹp....