Người Myanmar khua nồi gõ chảo phản đối đảo chính
Người dân đổ ra đường phố Yangon gõ xoong nồi, thùng nhựa và bấm còi để phản đối cuộc đảo chính của quân đội.
Hưởng ứng một chiến dịch trên mạng xã hội nhằm phản đối đảo chính quân sự, người dân ở Yangon, thủ đô thương mại của Myanmar, từ tối 2/2 đổ ra đường để biểu tình bằng cách tạo tiếng động từ mọi vật dụng trong đời sống.
Chiến dịch “biểu tình bằng tiếng động” diễn ra sau khi đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) kêu gọi quân đội ngay lập tức thả Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo chính phủ bị bắt.
Người dân ở Yangon gõ chảo và chậu nhôm để biểu tình.
Bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint cùng các lãnh đạo cấp cao khác của NLD bị quân đội Myanmar bắt hôm 1/2 với cáo buộc gian lận bầu cử, sau khi NLD giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bỏ phiếu tháng 11 năm ngoái.
Tối 3/2, cuộc biểu tình phản đối quân đội tiếp tục diễn ra ở Yangon với nhiều người đổ ra đường hò hét, bật đèn điện thoại và hát các bài hát ca ngợi nền dân chủ.
Video đang HOT
Họ còn đồng loạt giơ cao 3 ngón tay tượng trưng cho dân chủ.
Một người đàn ông gõ thùng nhựa trên đường phố Yangon.
Nhiều người không ra đường cũng hưởng ứng chiến dịch phản đối đảo chính từ trên các ban công chung cư.
Quân đội Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong một năm để kiểm soát đất nước, đồng thời tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing tuyên bố hủy kết quả bầu cử và cam kết tổ chức bỏ phiếu lại.
Người bán hàng ven đường gõ kéo và thìa vào các cốc kim loại để hoà vào âm thanh sôi động trên phố.
Cảnh sát sử dụng điện thoại di động quay lại hành vi của người biểu tình trên đường phố.
Bà Suu Kyi hiện bị quản thúc tại thủ đô Naypyidaw. Cảnh sát cáo buộc bà nhập trái phép thiết bị liên lạc và bà sẽ bị giữ cho đến ngày 15/2 để điều tra. Bà có thể đối mặt án tù lên tới 3 năm nếu bị kết tội.
Hôm 3/2, các bác sĩ và nhân viên y tế tại nhiều bệnh viện trên khắp Myanmar cũng tuyên bố đeo dải băng đỏ và từ bỏ mọi công việc không khẩn cấp để phản đối cuộc đảo chính.
Một số nhóm y tế đăng hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy họ đeo dải băng đỏ và giơ 3 ngón tay, cử chỉ phản đối thường được các nhà hoạt động dân chủ ở nước láng giềng Thái Lan sử dụng.
Các ngoại trưởng G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ đã ra tuyên bố chung bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình ở Myanmar và hối thúc quân đội nước này thả những người bị bắt. Mỹ cho biết ưu tiên giải quyết cuộc đảo chính và đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt lên chính quyền quân sự Myanmar.
Liên Hợp Quốc cũng tuyên bố sẽ kêu gọi quốc tế gây sức ép để cuộc đảo chính của quân đội Myanmar bất thành.
Quân đội Myanmar yêu cầu nghị sĩ rời thủ đô
Quân đội Myanmar yêu cầu các nghị sĩ mới được bầu rời khỏi thủ đô Naypyitaw trong 24 giờ sau khi tổ chức đảo chính và kiểm soát quyền lực.
Các nghị sĩ Myanmar vừa được bầu trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 tới thủ đô Naypyitaw để dự phiên họp đầu tiên của quốc hội vào hôm 1/2, song quân đội Myanmar tiến hành đảo chính vài giờ trước khi phiên họp bắt đầu. Quân đội Myanmar sau đó yêu cầu các nghị sĩ ở lại nhà khách chính phủ.
Nghị sĩ U Aung Kyi Nyunt, thuộc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), cho biết đến khoảng 10h sáng 3/2, quân đội ra lệnh cho các nghị sĩ rời khỏi thủ đô Naypyitaw trong vòng 24 giờ và quân đội sẽ điều xe tải đến chở họ đi. Có tổng cộng 387 nghị sĩ ở trong nhà khách khi lệnh này được ban ra.
Một ngày trước đó, quân đội đã đưa ra chỉ thị tương tự, nhưng các nghị sĩ NLD trả lời rằng họ sẽ chờ chỉ thị từ lãnh đạo đảng. NLD sau đó đề xuất với quân đội cho phép các nghị sĩ ở lại thủ đô tới 6/2.
Tuy nhiên, quân đội tiếp tục yêu cầu các nghị sĩ rời khỏi thủ đô Naypyitaw sau khi xuất hiện lời kêu gọi "triệu tập phiên họp quốc hội" tại nhà khách chính phủ do số nghị sĩ vượt quá yêu cầu tối thiểu để tổ chức một phiên họp hợp lệ.
Thiết giáp PLT-02 của quân đội Myanmar đi tuần trên một con đường ở thành phố Myitkyina, bang Kachin, ngày 3/2. Ảnh: Reuters.
U Aung Kyi Nyunt cho biết các nghị sĩ sẽ rời khỏi thủ đô Myanmar và "đã có một kế hoạch". Sai Thiha Kyaw, hạ nghị sĩ thuộc Liên đoàn Các dân tộc bang Shan vì Dân chủ, cho biết đã quay về quê nhà và đảng này sẽ họp để quyết định các bước đi tiếp theo. "Với tư cách là nghị sĩ được bầu, tôi sẽ làm theo nguyện vọng của cử tri", Sai Thiha Kyaw nói.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Suu Kyi sau đó bị cảnh sát Myanmar cáo buộc vi phạm luật xuất nhập khẩu và có thể lĩnh án ba năm tù nếu bị kết tội.
Sau cuộc đảo chính, thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanamar, được trao lại mọi quyền lực cho đến khi cuộc bầu cử mới được tổ chức vào năm sau. Tướng Hlaing khẳng định việc quân đội Myanmar tiếp quản quyền lực là "phù hợp với luật pháp" vì chính quyền không thể phản hồi những bất bình của họ về cáo buộc gian lận bầu cử.
Lãnh đạo một số quốc gia và các tổ chức quốc tế bày tỏ hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình, đồng thời mong tình hình nước này sớm trở lại ổn định. Một số cuộc biểu tình phản đối vụ đảo chính hôm 1/2 nổ ra ở một số nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ ngày 3/2 họp khẩn về tình hình Myanmar, song rơi vào bất đồng và chưa thể ra tuyên bố chung. Một nguồn tin cho biết Trung Quốc và Nga yêu cầu thêm thời gian để thảo luận.
Các ngoại trưởng G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ sau đó ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Myanmar và hối thúc quân đội nước này thả những người bị bắt.
Myanmar chặn Facebook Các nhà cung cấp mạng Internet ở Myanmar chặn truy cập vào dịch vụ thuộc sở hữu của Facebook từ ngày 4/2 theo chỉ thị của chính phủ. Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar trong thông cáo cho biết Facebook sẽ bị chặn tại nước này tới 7/2 vì "sự ổn định". "Những kẻ gây khó khăn cho sự ổn định của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Gia đình xin về lo hậu sự, bệnh nhân bất ngờ có phản xạ và hồi sinh

Lý do máy bay quân sự Y-20 Trung Quốc bất ngờ xuất hiện tại Ai Cập khiến Mỹ lo ngại

Ukraine - Mỹ đạt tiến triển đáng kể về thỏa thuận khoáng sản

Ngoại trưởng và Đặc phái viên Mỹ đến châu Âu đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine

Sức ép từ nhiều phía có đủ khiến Hezbollah hạ vũ khí?

Bốn người bị bắt giữ vì dùng AI tạo ảnh khiêu dâm để kiếm lợi

Ông Trump lọt nhóm 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới

Đan Mạch sắp đưa quân nhân đến Ukraine huấn luyện, Nga cảnh báo đanh thép

Nga siết gọng kìm Kursk, tăng tốc đánh bật Ukraine khỏi pháo đài cuối cùng

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa sau lệnh siết xuất khẩu chip sang Trung Quốc

TASS: Cựu Thống đốc vùng Kursk của Nga bị bắt giữ

Bloomberg: Trung Quốc muốn tiến hành đàm phán thương mại với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Những chặng đường bụi bặm - Tập 17: Công an đến tận nhà tìm, em dâu ông Nhân quyết phá đến cùng?
Phim việt
1 phút trước
Cảnh báo gia tăng tội phạm trộm cắp tài sản tại Quảng Nam
Pháp luật
3 phút trước
Những con giáp thích gây gổ, tranh cãi với người yêu nhưng thực chất lại yêu cuồng nhiệt và đầy chân thành
Trắc nghiệm
5 phút trước
Jaecoo J7 PHEV có mức tiêu thụ nhiên liệu bất ngờ: 0,52L/100km
Ôtô
19 phút trước
Honda Dash 125 ra mắt Việt Nam: Mẫu xe số có kiểu dáng thể thao
Xe máy
23 phút trước
'Mẹo' giảm ảnh hưởng của sóng điện thoại di động đến cơ thể người
Sức khỏe
24 phút trước
Nữ lao công đẩy xe rác ở Thái Lan bỗng vụt sáng thành người mẫu nổi tiếng
Phong cách sao
26 phút trước
Cập nhật iOS 18.4.1 để sửa lỗi nghiêm trọng trên iPhone
Thế giới số
27 phút trước
Quyến rũ ngày hè với chất liệu xuyên thấu
Thời trang
46 phút trước
Loại đặc sản nghe tên "ngượng đỏ mặt", có tiền cũng khó mua, làm món nướng thơm lừng
Ẩm thực
1 giờ trước