Ngưỡi Mỹ rót 57 tỷ USD vào chứng khoán chỉ một tuần sau gói kích thích 1.400 USD của ông Biden
Các nhà phân tích của Goldman Sach từng lưu ý điều này có thể xảy ra sau khi ông Biden tung gói hỗ trợ nghìn tỷ USD.
Hôm 19/3, BofA Global Research công bố dòng vốn đổ vào các quỹ đầu tư chứng khoán của Mỹ đã đạt mức kỷ lục theo tuần là 56,76 tỷ USD. Con số này tăng mạnh từ mức 16,83 tỷ USD từ một tuần trước đó. Mức mua ròng lớn nhất đến từ nhóm ngành công nghiệp và viễn thông.
Xu hướng đầu tư vào các quỹ ETF (Exchange Traded Fund – Một loại quỹ đầu tư thụ động) đã thúc đẩy chỉ số Dow Jones có phiên lần đầu vượt mốc 33.000 điểm và S&P 500 cũng chạm mức cao nhất mọi thời đại.
Trong khi đó, Goldman Sachs ước tính rằng dòng vốn đổ vào các quỹ chứng khoán toàn cầu đạt kỷ lục danh nghĩa là 68 tỷ USD trong tuần kết thúc ngày 17
Tính đến hết ngày 17/3, Bộ Tài chính Mỹ đã phân bổ 242 tỷ USD cho người dân, tương đương khoảng 60% tổng số tiền dự kiến là 1.400 tỷ USD. Theo các nhà phân tích của Goldman Sachs, phần lớn số tiền đến từ gói cứu trợ này.
Video đang HOT
Dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu tại Mỹ.
Trước đó, đã có nhiều cuộc khảo sát nhằm đánh giá người Mỹ sẽ sử dụng bao nhiêu tiền nhận được từ gói hỗ trợ để đổ vào thị trường chứng khoán thông qua các cổ phiếu riêng lẻ và các tài sản khác, bao gồm cả tiền điện tử như Bitcoin.
Trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tăng lên mức cao nhất trong 14 tháng là 1,726%, cả S&P 500 và Dow Jones đều rời đỉnh lịch sử vì bị bán tháo mạnh tại phiên giao dịch cuối ngày 19/3. Cụ thể, chỉ số S&P 500 rớt 1,5% xuống 3.915,46 điểm và Dow Jones giảm 0,5%, xuống 32.862,30 điểm.
Bank of America cho biết dòng vốn chảy vào các quỹ trái phiếu chính phủ có dấu hiệu suy yếu khi giảm xuống còn 60 triệu USD, mặc dù tuần trước đó ghi nhận 1,18 tỷ USD trong bối cảnh biến động tăng theo lợi suất.
Trong khi đó, nhà đầu tư đã rót ròng 1,09 tỷ USD và 300 triệu USD vào trái phiếu đô thị và trái phiếu uỷ thác thế chấp, không chênh lệch nhiều so với con số của tuần trước là 990 triệu USD và 470 triệu USD.
Mở rộng phạm vi nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
Các quy định về nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hiện đang có sự thay đổi căn bản so với khung pháp lý hiện hành với 5 điểm mới nổi bật như: phân định rõ về nhà đầu tư giữa TPDN phát hành riêng lẻ và TPDN phát hành ra công chúng, rõ tổ chức có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, mở rộng phạm vi nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp...
Ảnh minh họa (Ảnh: T.P)
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, từ năm 2017 trở lại đây thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển nhanh để đáp ứng yêu cầu huy động vốn phát triển sản xuất kinh doanh của mọi loại hình doanh nghiệp. Khung pháp lý về phát hành TPDN liên tục được đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường, hướng tới mục tiêu phát triển thị trường TPDN theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Trong các năm 2019, 2020 Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán năm 2019 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 tạo dựng khung pháp lý đồng bộ để phát triển thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Triển khai Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 03 Nghị định quy định về chào bán và giao dịch TPDN riêng lẻ, chào bán TPDN phát hành ra công chúng và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán để tạo khung pháp lý đồng bộ, thống nhất về TPDN bao gồm: Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán và giao dịch TPDN riêng lẻ, chào bán TPDN ra thị trường quốc tế; Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (bao gồm nội dung về phát hành ra công chúng) và Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Theo đó, khung pháp lý mới về phát hành TPDN tiếp tục tăng cường tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Trong đó, quy định về nhà đầu tư mua TPDN có sự thay đổi căn bản so với khung pháp lý hiện hành.
Cụ thể, một là, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi mua TPDN riêng lẻ. Theo quy định mới tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP, nhà đầu tư mua trái phiếu có trách nhiệm tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư, giao dịch trái phiếu; Nhà nước không đảm bảo việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và các quyền khác cho nhà đầu tư mua trái phiếu. Do vậy, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cần phải am hiểu quy định của pháp luật, tìm hiểu đầy đủ các thông tin để tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư và sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi mua trái phiếu phát hành riêng lẻ.
Đặc biệt, cần lưu ý khi mua TPDN của doanh nghiệp là công ty thành viên, công ty con, công ty có liên quan của các Tập đoàn/Tổng công ty lớn, nhà đầu tư phải tìm hiểu đầy đủ thông tin về các bên có liên quan và mô hình tổ chức của doanh nghiệp phát hành trong Tập đoàn/Tổng công ty; cần nắm rõ về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ nợ của chính doanh nghiệp phát hành trái phiếu; không mua trái phiếu chỉ vì danh tiếng, uy tín của Tập đoàn/Tổng công ty. Quy định mới về nhà đầu tư TPDN riêng lẻ sẽ nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi tham gia vào thị trường TPDN.
Hai là, phân định rõ về nhà đầu tư giữa TPDN phát hành riêng lẻ và TPDN phát hành ra công chúng. TPDN phát hành ra công chúng được chào bán rộng rãi cho mọi loại hình nhà đầu tư và được UBCKNN cấp phép chào bán; TPDN phát hành riêng lẻ chỉ được bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Ba là, mở rộng phạm vi nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Theo quy định tại Luật Chứng khoán năm 2019 (Điều 11) nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán bao gồm cả nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân.
Cụ thể: Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan; công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch; người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng; cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng.
Bốn là, quy định rõ tổ chức có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, cách thức xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và trách nhiệm của các tổ chức xác định tư cách nhà đầu tư.
Tổ chức có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và các tài liệu sử dụng để xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán.
Tổ chức phát hành, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua chứng khoán khi thực hiện chào bán chứng khoán riêng lẻ hoặc ủy quyền cho công ty chứng khoán thực hiện việc xác định. Đối với chứng khoán phát hành riêng lẻ được giao dịch tập trung trên hệ thống giao dịch của Sở GDCK, công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua chứng khoán có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trước khi thực hiện giao dịch. Đối với chứng khoán phát hành riêng lẻ chưa được giao dịch tập trung, tổ chức đăng ký, lưu ký có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trước khi thực hiện chuyển quyền sở hữu.
Năm là, quy định rõ về các hành vi và chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến lựa chọn và cung cấp dịch vụ về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Có thể thấy các quy định mới về TPDN riêng lẻ tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP đã nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động phát hành TPDN của doanh nghiệp và tăng cường quản lý giám sát đối với phát hành TPDN; thúc đẩy phát triển đồng bộ cả thị trường sơ cấp và thứ cấp TPDN. Cùng với các quy định mới về chào bán TPDN ra công chúng tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn, khung khổ pháp lý mới về phát hành TPDN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn và hướng tới phát triển thị trường TPDN Việt Nam theo hướng công khai, minh bạch và an toàn, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường TPDN.
Chứng khoán ngày 17/11: Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường Sau phiên VN-Index giảm mạnh hơn 15 điểm hôm qua (16/11), đến phiên hôm nay 17/11, thị trường chứng khoán có tăng trưởng ấn tượng với sắc xanh bao trùm. Cùng đó, thanh khoản cũng đạt mức rất cao. Giao dịch chứng khoán tại Công ty cổ phần Chứng khoán MB - MBS. Ảnh: Văn Giáp/BNEWS/TTXVN Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch...