Người Mỹ lùng tìm mua tế bào mô của người Nga
Trung tâm Huấn luyện bay của Mỹ đã đăng tải một thông báo tìm mua 12 mẫu phân tử được lấy ra từ những người Nga thuộc chủng tộc da trắng.
Người Mỹ lùng tìm mua tế bào mô của người Nga.
Theo hãng tin truyền hình của Nga RT, thông báo này đưa ra những điều kiện cụ thể: “Tất cả mẫu tế bào đông lạnh phải được trích ra từ những người đi lại bình thường, không bị chấn thương hệ vận động, không bị nhiễm HIV, không bị viêm gan B, viêm gan C và giang mai”, đồng thời nêu rõ là không nhận những sinh phẩm từ người Ukraine!
Người cung cấp phải cho biết rõ lý lịch nhân thân và tiền sử bệnh nếu có, kể cả những loại dược phẩm họ đang sử dụng, có hút thuốc hay không và từ khi nào. Nói chung là bên mua cần đầy đủ thông tin cá nhân của “người bán mô”.
Mẫu sinh phẩm sẽ được giao nhận tại căn cứ không quân Lackland ở TP San Antonio, bang Texas trong vòng 10 ngày sau khi bên mua nhận được chuyển khoản thanh toán tiền.
Video đang HOT
Và dù đặt ra nhiều điều kiện chi tiết như thế nhưng người phụ trách dự án này là Marcus Mattingley đã không trả lời câu hỏi của đài RT về mục đích của đơn đặt hàng là vì sao người Mỹ cần mua chúng.
Về phần mình, người Nga có những lý giải. GS Konstantin Severinov, Viện Khoa học và công nghệ Skolkovo, và ĐH Rutgers (Mỹ) ghi nhận đây là để nghiên cứu khoa học: “Khi bạn có thêm nhiều thông tin về đa dạng di truyền ở người thì bạn càng có thêm được nhiều khả năng để chẩn đoán và điều trị các căn bệnh. Tất cả cá thể người chúng ta đều không ai giống ai, cơ sở di truyền của con người đến nay vẫn còn bí ẩn với khoa học và cần thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu thêm”.
Trong khi đó chuyên gia quân sự Igor Nikoulin, người trước đây từng là thành viên của sứ mạng Liên Hiệp Quốc về kiểm soát vũ khí sinh học, thì khẳng định rằng những mẫu ARN mà người Mỹ cần mua có thể được dùng để nghiên cứu ra những dòng virus mới.
Ông phát biểu: “Hoa Kỳ đang lên kế hoạch tạo ra những loại vũ khí sinh học đa dạng để thích ứng với nhiều chủng tộc người khác nhau. Họ cần lấy mẫu của những người Nga da trắng vì chủng tộc này chiếm đa số tại đất nước chúng tôi (nước Nga). Nói chính xác thì đây là nhóm chủng tộc mục tiêu của Mỹ. Chương trình này nằm trong “Dự án giải mã bản đồ gen người”, mà dự án này cũng do Lầu Năm Góc tài trợ một phần”.
Theo Danviet
Kim Jog-un bất ngờ tuyên bố mở rộng cửa chào đón người Mỹ
Đáp trả lại lệnh cấm công dân Mỹ tới du lịch Triều Tiên của chính quyền Donald Trump, Bình Nhưỡng bất ngờ tuyên bố: "Cánh cửa của chúng tôi luôn chào đón người Mỹ".
Triều Tiên tuyên bố mở rộng cửa chào đón người Mỹ.
Chính quyền Kim Jong-un đã kịch liệt phản đối lệnh cấm công dân Mỹ tới Triều Tiên của Washington và mô tả rằng đây là động thái "dơ bẩn".
Theo đó, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ tiếp tục hoan nghênh công dân Mỹ bất chấp lệnh cấm.
Washington công bố lệnh cấm du lịch tới Triều Tiên và yêu cầu công dân Mỹ đang ở Triều Tiên rời khỏi nước này sau cái chết khó hiểu, gây tranh cãi của cựu sinh viên Otto Warmbier. Cựu sinh viên Mỹ đến Triều Tiên du lịch nhưng bị kết án 15 năm tù khổ sai sau khi bị buộc tội đánh cắp khẩu hiệu tuyên truyền tại khách sạn.
Washington cáo buộc Triều Tiên đã tra tấn dẫn đến cái chết của Otto hồi tháng 6 nhưng Bình Nhưỡng bác bỏ cáo buộc trên. Bình Nhưỡng cho biết, Otto chết do bị ngộ độc và Triều Tiên là "nạn nhân lớn nhất" trong vụ việc đồng thời trở thành mục tiêu của một "chiến dịch bôi nhọ".
Bộ Ngoại giao Triều Tiên cáo buộc việc Mỹ cấm công dân nước này tới Triều Tiên du lịch là "một kế hoạch dơ bẩn nhằm hạn chế sự giao lưu và ngăn chặn công dân Mỹ được ngắm nhìn Triều Tiên bằng chính đôi mắt của họ. Bình Nhưỡng cũng cho rằng, đây là một thất bại của chính sách thù địch của Mỹ.
"Điều này phản ánh quan điểm xem chúng tôi như kẻ thù của Washington. Nhưng cánh cửa luôn mở ra để chào đón tất cả những người Mỹ muốn đến thăm Triều Tiên với lòng chân thành và muốn ngắm nhìn thực tế đất nước này bằng chính đôi mắt của họ", theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
Các chuyến đi du lịch đến quốc gia bí ẩn bậc nhất thế giới được quản lý chặt chẽ và có sự theo dõi của các quan chức Triều Tiên.
Việc chụp ảnh cũng bị kiểm soát chặt chẽ - nhưng một số khách du lịch vẫn có thể chụp được những hình ảnh từ Triều Tiên.
Căng thẳng vẫn tiếp tục bùng nổ giữa Washington và Bình Nhưỡng sau một loạt các vụ thử tên lửa của Triều Tiên gần đây.
Mới nhất, Bình Nhưỡng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa ngày 28.7 và khẳng định ICBM này có khả năng tấn công toàn bộ lục địa Mỹ.
Cố vấn an ninh cấp cao của ông Trump, Tướng H.R McMaster hôm 4.8 cảnh báo nhà lãnh đạo Kim đừng nên "ngủ ngon" mỗi tối vì xung đột trên Bán đảo Triều Tiên vẫn leo thang không ngừng.
Theo Dantri
"Gáo nước lạnh" dập tắt ngọn lửa nhen nhóm trong quan hệ Nga-Mỹ Những kỳ vọng vào một chương mới khởi sắc hơn trong quan hệ song phương Mỹ-Nga có lẽ đã tan biến sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành "Luật trừng phạt các đối thủ của Mỹ" (H.R-3364), gồm cả Nga, vốn được lưỡng viện Quốc hội nước này thông qua trước đó với đa số phiếu gần như tuyệt đối....