Người Mỹ lo sợ hỗn loạn hậu bầu cử

Theo dõi VGT trên

Khi ngày bầu cử càng đến gần, nhiều người Mỹ càng tỏ ra lo sợ kịch bản khủng hoảng hậu bầu cử vì tranh chấp giữa hai ứng viên.

Nghị sĩ Mark Pocan, thành viên đảng Dân chủ đến từ Madison, bang Wisconsin, gần đây dành rất nhiều thời gian để cố gắng trấn an các cử tri của ông. Họ lo sợ Tổng thống Donald Trump bằng cách nào đó sẽ “đánh cắp” cuộc bầu cử năm nay.

“Tôi nhận được câu hỏi này gần như hàng này”, Pocan nói và thêm rằng các cử tri hỏi ông mọi thứ, từ các vụ kiện liên quan tới bầu cử, thời hạn bỏ phiếu, phiếu đại cử tri và các sự cố ở cấp bang. “Mọi người rất lo lắng, bởi họ nghĩ Tổng thống sẽ làm bất kỳ điều gì để giữ quyền lực”, ông nói thêm.

Chỉ 22% người Mỹ tin rằng cuộc bầu cử năm nay “tự do và công bằng”, theo khảo sát hồi tháng 9 của Yahoo News/YouGov, trong khi 46% nói rằng nó sẽ không diễn ra như vậy.

Molly Ball, biên tập viên của Time, cho rằng tâm lý lo lắng của người dân Mỹ là điều dễ hiểu, khi Tổng thống Trump từng nhiều lần cáo buộc bầu cử năm nay “gian lận”, đặc biệt là với hình thức bỏ phiếu qua thư, dù không có bằng chứng, đồng thời từ chối cam kết chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Đại dịch Covid-19 cũng làm thay đổi quy trình bỏ phiếu ở Mỹ, trong khi hệ thống bỏ phiếu của Mỹ được cho là thiếu đầu tư và quá tải.

“Sẽ thật ngây thơ nếu cho rằng không có sự cố nào xảy ra”, Ball nhận định.

Người Mỹ lo sợ hỗn loạn hậu bầu cử - Hình 1

Một người phụ nữ bỏ phiếu bầu cử tại Chicago hồi tháng 3. Ảnh: Reuters.

Nhưng với nhiều người, cảm giác lo lắng này đã biến thành nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng hiến pháp “không thể tránh khỏi”. Thậm chí một số cho rằng hỗn loạn hậu bầu cử năm nay có thể phức tạp hơn rất nhiều so với khủng hoảng kiểm phiếu năm 2000 ở Florida.

Giới chuyên gia không phủ nhận có những kịch bản hậu bầu cử tồi tệ sau các động thái gây lo lắng của Tổng thống Trump, nhưng cho rằng khả năng nước Mỹ chìm trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng là rất thấp. Benjamin Ginsberg, người đại diện cho ứng viên Cộng hòa trong cuộc kiểm phiếu năm 2000, cho rằng “sự hoảng loạn này đang bị thổi phồng”.

Nhiều người cho rằng kịch bản tệ nhất có thể xảy ra là người chiến thắng không được công bố ngay trong đêm bầu cử. Nhiều bang sẽ phải xử lý số lượng lớn phiếu bầu qua thư và phiếu vắng mặt, khiến thời gian kiểm phiếu lâu hơn so với bỏ phiếu trực tiếp.

Nhiều cuộc thăm dò cho thấy thái độ hoài nghi của Tổng thống Trump đối với hình thức bỏ phiếu qua thư đã dẫn tới tình trạng chia rẽ đảng phái về phương thức bỏ phiếu. Nhiều thành viên Cộng hòa định bỏ phiếu trực tiếp vào ngày bầu cử, trong khi thành viên Dân chủ thiên về bỏ phiếu qua thư.

Quy trình kiểm đếm phiếu bầu qua thư cũng phức tạp hơn. Các lá phiếu phải được lấy ra khỏi phong bì, dàn phẳng để phân loại, đối chiếu chữ ký cửa tri và các yêu cầu kỹ thuật khác trước khi được kiểm.

Video đang HOT

Chậm trễ trong khâu thu thập và kiểm phiếu có thể tạo điều kiện cho Tổng thống Trump tuyên bố số phiếu bầu qua thư được nhận sau ngày 3/11 là không hợp lệ. Nhiều người cho rằng Tổng thống có thể từ chối chấp nhận kết quả kiểm phiếu và tiến hành các vụ kiện tụng. Các thành viên của phe Cộng hòa trong chính phủ có thể sẽ ủng hộ Tổng thống, trong khi nhiều người sẽ xuống đường biểu tình, khiến nước Mỹ rơi vào bất ổn.

Tuy nhiên, ngay cả khi kịch bản hỗn loạn này xảy ra, nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng ông Trump không thể phá vỡ quy trình bầu cử Mỹ chỉ với các bài đăng Twitter. Họ thêm rằng các cuộc bầu cử Mỹ được giám sát bởi các quan chức bang và địa phương ở hàng nghìn khu vực pháp lý, với hầu hết đều là người có chuyên môn, kinh nghiệm và nổi tiếng liêm chính. Ngoài ra, quy trình bầu cử đã được kiểm tra cẩn thận để đối phó với những bất thường, thách thức và tranh cãi có thể xảy ra.

“Ứng viên hầu như không có vai trò gì trong quá trình này”, Vanita Gupta, chủ tịch Hội nghị lãnh đạo về Nhân quyền và Dân quyền, và từng là quan chức Bộ Tư pháp dưới thời chính quyền tổng thống Barack Obama, nói. “Dù mọi người có thể tuyên bố chiến thắng hay đe dọa về những điều họ có thể hoặc không thể làm, thực tế là ứng viên không có quyền định đoạt kết quả bầu cử. Một điều quan trọng mà cử tri phải hiểu là dù hệ thống của chúng tôi khá phức tạp, nó không phải là cái chợ”.

Giới phân tích nhận định việc Tổng thống Trump có chấp nhận hay không sẽ không ảnh hưởng nhiều tới kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử. Ông chủ Nhà Trắng hay bất kỳ ứng viên nào khác đều không thể đơn giản khởi kiện lên Tòa án Tối cao, bởi nó cần có quy trình pháp lý.

“Những điều Tổng thống Trump nói như hủy bỏ các lá phiếu hay kết thúc kiểm phiếu đều không phải là lập luận pháp lý trước tòa”, Joshua Geltzer, giám đốc điều hành Viện Bảo vệ và Ủng hộ Hiến pháp thuộc Đại học Luật Georgetown, nói.

Một kịch bản đáng lo ngại khác mà nhiều người Mỹ nghĩ tới là bất đồng về phiếu đại cử tri mà các ứng viên giành được ở mỗi bang, khi lo ngại thống đốc và nghị viện bang do hai đảng kiểm soát sẽ đệ trình danh sách đại cử tri của riêng họ. Nhưng các chuyên gia chỉ ra Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri được quốc hội thông qua năm 1887 sẽ ngăn kịch bản năm 1876, khi hai đảng cùng tuyên bố chiến thắng ở ba bang Florida, Louisiana và Nam Carolina và nộp danh sách đại cử tri khác nhau.

“Sẽ là phản dân chủ nếu tổ chức một cuộc bỏ phiếu phổ thông bầu tổng thống nhưng sau đó bạn không công nhận nó chỉ vì không thích kết quả đó”, Adav Noti, chánh văn phòng tại Trung tâm Pháp lý Tranh cử, một tổ chức phi đảng phái, cho biết.

Dù không thể hoàn toàn phủ nhận kịch bản này khi đảng Cộng hòa vốn trung thành với Trump, Adav Noti cho rằng các thẩm phán sẽ không đồng tình với các nỗ lực nộp danh sách đại cử tri đối chọi như vậy.

“Điều này rõ ràng vi phạm luật liên bang và gần như chắc chắn vi phạm các quyền của cử tri được quy định trong hiến pháp. Nếu họ làm như vậy, đó chắc chắn là một tình huống nghiêm trọng, nhưng tôi không nghĩ nỗ lực đó sẽ thành công”, Noti nói.

Người Mỹ lo sợ hỗn loạn hậu bầu cử - Hình 2

Hai người ngồi xem buổi tranh luận giữa Tổng thống Donald Trump và ứng viên Joe Biden tại thành phố San Francisco, bang California hôm 22/10. Ảnh: AP.

Dù các kịch bản hỗn loạn hậu bầu cử không có nhiều khả năng xảy ra, giới chuyên gia cho rằng việc người dân quá lo sợ về chúng có thể dẫn tới các hậu quả tiêu cực. Nó sẽ khiến nhiều người không tin tưởng lá phiếu của họ sẽ được kiểm cũng như làm xói mòn niềm tin vào hệ thống dân chủ.

“Giống như kịch bản ngày tận thế, chắc hẳn bạn sẽ muốn mọi người lưu tâm đến nguy cơ hỗn loạn hậu bầu cử”, Ginsberg nói. “Nhưng việc lo lắng thái quá như thể nó sắp xảy ra sẽ gây vấn đề thực sự là mọi người không còn tin tưởng vào hệ thống chọn lựa lãnh đạo của chúng ta. Điều đó thực sự tai hại”.

Người Mỹ lo sợ 'kịch bản đen tối' hậu bầu cử

Bầu cử tổng thống có thể gây ra cuộc khủng hoảng chính trị khi nước Mỹ đang hứng chịu "bão tố" từ Covid-19, kinh tế suy thoái và xã hội chia rẽ.

"Bạn thấy cơn bão đang tiến vào đất liền với cường độ ngày càng mạnh", Heather McTeer Toney, sống ở vùng nông thôn ở Oxford, bang Mississippi, nói khi ngồi xem laptop bên chiếc bàn bếp, cùng tách cà phê và ít bánh quy giòn. Đứa con 4 tuổi của cô đang ngồi xem tivi ở phòng bên cạnh.

Toney từng là thị trưởng và quản lý khu vực của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ. Cô từng đương đầu với các tình huống khẩn cấp cả ở cấp độ bang và liên bang, cũng từng vạch chiến lược lâu dài để bảo vệ Trái đất đang bị đe dọa. Cô biết rõ thế nào là bất an.

"Tôi chưa từng thấy mình bất an như lúc này", Toney, giám đốc của Moms Clean Air Force, tổ chức phụ huynh Mỹ chống biến đổi khí hậu, nói. "Bởi có nhiều vấn đề ập đến cùng lúc mà tôi có thể cảm thấy với tư cách là nhà hoạt động môi trường cũng như một phụ nữ da màu. Tất cả điều đó sẽ xảy đến cùng lúc vào ngày 3/11".

Khoảng 5 tuần nữa, nước Mỹ sẽ bước vào cuộc bỏ phiếu tổng thống và nhiều người Mỹ, giống như Toney, lo lắng về kịch bản "tháng 11 đen tối" với đủ cung bậc cảm xúc, từ hoài nghi, mơ hồ, phẫn nộ, phản kháng đến thất vọng. Một cuộc bầu cử dự kiến có nhiều tranh cãi diễn ra giữa lúc Mỹ chìm trong đại dịch Covid-19, khủng hoảng kinh tế, làn sóng phân biệt chủng tộc, cháy rừng hoành hành ở Bờ Tây.

Người Mỹ lo sợ kịch bản đen tối hậu bầu cử - Hình 1

Người phụ nữ đeo khẩu trang đi bỏ phiếu bầu cử sơ bộ ở thành phố Cincinnati, bang Ohio hồi cuối tháng 4. Ảnh: Cincinnati Enquirer.

Orrin G. Hatch, 86 tuổi, người từng sống qua nhiều cuộc khủng hoảng kể từ sau Đại suy thoái 1929-1930, nói rằng ông chưa từng thấy nước Mỹ xáo trộn như năm 2020. Kể từ khi nghỉ hưu và rời Thượng viện Mỹ đầu năm ngoái, ông trở về sống tại thành phố Salt Lake, bang Utah. Ông nói rằng cứ tới tháng 11 hàng năm, tỷ lệ tội phạm và trầm cảm theo mùa gia tăng, trong khi chi tiêu tiêu dùng và doanh thu bán lẻ giảm xuống.

Will Stancil, một luật sư và nhà nghiên cứu, lại cảm thấy rất căng thẳng khi chịu đựng sự bí bách của việc tự cách ly tại nhà, cũng như chứng kiến các vấn đề nảy sinh từ chính trị. Từ ngôi nhà ở khu phố Minneapolis, Stancil chứng kiến nhiều khu vực trong thành phố ông chìm trong biểu tình bạo lực, sau cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì gáy.

"Khi bạn chỉ ở trong bong bóng này, thời gian như ngừng trôi. Và ở ngoài kia, bạn có cảm giác các chuẩn mực sụp đổ. Thật đáng sợ khi chứng kiến và nghĩ rằng một lúc nào đó, hai điều này hội tụ với nhau. Mọi thứ sẽ đến đỉnh điểm vào ngày bầu cử. Nó giống như chúng tôi đang tạo ra phần cao trào cho câu chuyện. Càng tới gần ngày đó, mọi thứ càng trở nên điên cuồng hơn", Stancil nói.

Ben Wikler đang chơi đuổi bắt với cậu con trai hai tuổi ở Madison, bang Wisconsin thì nhận được thông báo Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg qua đời. Anh há hốc miệng kinh ngạc và tin tức đã khiến buổi tụ họp gia đình nhanh chóng "rã đám".

"Là người Mỹ, chúng tôi thường tin rằng mọi thứ sẽ diễn ra theo cách tốt nhất", Wikler, chủ tịch đảng Dân chủ ở Wisconsin. "Và niềm tin đó đã bị tước bỏ bởi những gì đã xảy ra trong 4 năm qua và đặc biệt là 6 tháng qua. Khi đối mặt thực tế ảm đạm, bạn phải lựa chọn giữa từ bỏ hoặc lao vào cuộc chiến".

Khoảng 83% người Mỹ, tăng 14% so với hai năm trước, nói rằng tương lai đất nước là một vấn đề gây căng thẳng lớn, theo khảo sát của Hiệp hội Tâm lý Mỹ thực hiện hồi tháng 5 và 6. Covid-19, kinh tế sụp đổ và các vấn đề liên quan tới phân biệt chủng tộc có hệ thống đã liên tiếp giáng đòn xuống "sức khỏe tinh thần tập thể của người Mỹ", cũng như gây ra các tác động lâu dài mà người Mỹ phải vật lộn trong vài năm tới, Arthur C. Evans Jr., giám đốc hiệp hội, cho biết.

"Chúng tôi đang ở trong thời kỳ chưa có tiền lệ, thậm chí khiến tôi không thể nói chắc chắn Mỹ sẽ có cuộc bầu cử công bằng hay tổng thống sẽ chắc chắn rời nhiệm sở mà không có sự can thiệp của cảnh sát, quân đội hay không", Vincent J. Intondi, giáo sư sử học tại Đại học Montgomery, nói.

Theo khảo sát của Gallup, tỷ lệ tín nhiệm đối với quốc hội Mỹ đã giảm 17%, đối với cảnh sát giảm 16%, với ngân hàng giảm 15% và với tổng thống giảm 13%, kể từ năm 2004.

Người Mỹ lo sợ kịch bản đen tối hậu bầu cử - Hình 2

Úng viên Dân chủ Joe Biden (trái) và Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AP.

Lonna Atkeson, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bầu cử và dân chủ tại Đại học New Mexico, nói rằng phiếu bầu tổng thống không hợp lệ năm nay sẽ cao, do thay đổi vội vàng trong quy trình bỏ phiếu để thích ứng với đại dịch.

"Về cơ bản, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều sẵn sàng tố cáo bên kia gian lận. Họ đang sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng hậu bầu cử", Atkeson nói và thêm rằng cô không có dự đoán nào về tháng 11 ngoài việc Mỹ sẽ chứng kiến một thời kỳ nhiều kiện tụng.

Justin Levitt, giáo sư luật tại Đại học Loyola Marymount, cho biết từ đầu năm tới nay, đã có 250 vụ kiện bầu cử liên quan tới Covid-19 được đệ trình tại 45 bang.

Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng bầu cử có thể diễn ra suôn sẻ, với hai kịch bản: một là Biden có thể giành chiến thắng áp đảo ngay lập tức, hoặc hai là Trump sẽ khiến mọi người phải bất ngờ thêm lần nữa.

"Chúng tôi thậm chí đã nghĩ tới trường hợp dự phòng cho gia đình tôi và điều chúng tôi sẽ làm nếu Trump tái đắc cử và nước Mỹ đứng trước bước ngoặt đen tối", Zeke Hausfather, nhà khoa học khí hậu tại Oakland, bang California, nói.

Hausfather thêm rằng có thể họ sẽ chuyển tới Na Uy trong 4 năm tới, nơi anh đang cân nhắc tìm một công việc, hoặc New Zealand, nơi vợ anh có mối quan hệ kinh doanh.

Một năm trước, người Mỹ chỉ quan tâm tới nỗ lực xem xét bãi nhiệm tổng thống. Nhưng giờ điều mà họ ưu tiên hàng đầu chỉ là cuộc sống của chính mình. Họ muốn biết khi nào có thể quay lại trường học, trở lại chỗ làm hay cuộc sống trở về bình thường. Một số khác tự hỏi họ làm sao để "sống chung" với đại dịch cho tới khi có vaccine.

Michael Osterholm, nhà dịch tễ học tại Đại học Minnesota, cảnh báo Mỹ sẽ đối mặt đợt bùng phát lớn vào mùa thu và quốc gia này không được chuẩn bị để ứng phó. "Có những ngày bạn cảm giác như chạy marathon với một viên đá trong giày, hay với cơn bão cùng sấm sét vây quanh. Mọi thứ thật khó khăn. Mọi người đã hoàn thành đường đua, nhưng chúng tôi vẫn chưa tới gần vạch đích", Osterholm nói.

Trở lại Oxford, Heather McTeer Toney đang trao đổi qua điện thoại thì tiếng khóc của cậu con trai 4 tuổi vang lên. Sau khi dỗ dành con, Toney quay lại giải thích: "Thằng bé không thích quần áo còn mác, nên tôi cố gắng giải quyết điều đó bằng cách cắt mác đi. Nếu chuyện gì cũng đơn giản như cắt mác quần áo để khiến thằng bé dễ chịu hơn, mọi thứ trên thế giới này đều sẽ tốt đẹp", cô nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệmTổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm
20:52:11 21/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025

Tin đang nóng

Chồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối nămChồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối năm
20:50:22 22/01/2025
Bảo Thanh khoe sổ đỏ, NSND Hồng Vân trẻ đẹp không ngờBảo Thanh khoe sổ đỏ, NSND Hồng Vân trẻ đẹp không ngờ
23:23:12 22/01/2025
Nữ diễn viên Việt từng được khen đẹp đúng chuẩn khuôn vàng thước ngọc, giờ U60 nhan sắc thế nào?Nữ diễn viên Việt từng được khen đẹp đúng chuẩn khuôn vàng thước ngọc, giờ U60 nhan sắc thế nào?
23:09:26 22/01/2025
Giảm 9kg, "cơ trưởng đẹp trai nhất Việt Nam" flex thứ ai cũng choáng trong đám cưới với "phú bà" U30Giảm 9kg, "cơ trưởng đẹp trai nhất Việt Nam" flex thứ ai cũng choáng trong đám cưới với "phú bà" U30
21:55:34 22/01/2025
Thất kinh với giây phút chiếc xe kẹp 4 loạng choạng hướng thẳng gầm xe container lao tớiThất kinh với giây phút chiếc xe kẹp 4 loạng choạng hướng thẳng gầm xe container lao tới
21:41:33 22/01/2025
Nhan sắc giả dối của Triệu Lệ DĩnhNhan sắc giả dối của Triệu Lệ Dĩnh
23:02:34 22/01/2025
"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz mang thai vẫn tự mang rác đi đổ giữa đêm, liệu có cùng người tình được thừa kế tài sản hơn 2.000 tỷ?"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz mang thai vẫn tự mang rác đi đổ giữa đêm, liệu có cùng người tình được thừa kế tài sản hơn 2.000 tỷ?
20:28:09 22/01/2025
Đi qua sóng gió thăng trầm, diễn viên Thương Tín thấm thía 2 chữ 'tình đời'Đi qua sóng gió thăng trầm, diễn viên Thương Tín thấm thía 2 chữ 'tình đời'
19:56:28 22/01/2025

Tin mới nhất

WSJ: Tổng thống Trump chỉ thị đặc phái viên chấm dứt xung đột Ukraine trong 100 ngày

WSJ: Tổng thống Trump chỉ thị đặc phái viên chấm dứt xung đột Ukraine trong 100 ngày

22:01:14 22/01/2025
Thành công của những nỗ lực này sẽ phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng đàm phán của các bên liên quan cũng như mức độ hợp tác từ cả phía Mỹ và Nga.
Hàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngày

Hàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngày

22:00:53 22/01/2025
Theo đạo luật được Quốc hội Thái Lan thông qua và được Nhà vua nước này phê chuẩn vào năm ngoái, các cặp đôi đồng giới sẽ có thể đăng ký kết hôn với đầy đủ các quyền lợi pháp lý, tài chính và y tế, cũng như quyền nhận con nuôi và quyền ...
Trung Quốc nới lỏng chính sách miễn thị thực để thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Trung Quốc nới lỏng chính sách miễn thị thực để thúc đẩy du lịch và ngoại giao

21:25:02 22/01/2025
Hiện nay, công dân từ các nước như Australia có thể đến Trung Quốc với mục đích kinh doanh, du lịch hoặc thăm gia đình trong thời gian tối đa bốn tuần mà không cần thị thực.
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?

Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?

21:21:41 22/01/2025
Tuy nhiên, đà tăng này không kéo dài được lâu do sự không rõ ràng về chính sách tiền điện tử của chính quyền Mỹ mới. Sau đó, Bitcoin đã giảm xuống mức gần 100.000 USD trước khi phục hồi lên khoảng 103.000 USD.
Cháy rừng tại Brazil năm 2024 gây báo động nguy cơ môi trường

Cháy rừng tại Brazil năm 2024 gây báo động nguy cơ môi trường

21:18:04 22/01/2025
Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ cháy được xác định là hiện tượng El Nino, gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng nhất kể từ năm 1950. Tuy nhiên, các hoạt động của con người, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, cũng đóng vai trò ...
Netflix có thêm 18,9 triệu người đăng ký trong quý 4

Netflix có thêm 18,9 triệu người đăng ký trong quý 4

21:15:40 22/01/2025
Những con số ấn tượng trên của hãng Netflix trong quý 4 được lý giải nhờ vào sức hút của loạt các sự kiện thể thao trực tiếp hấp dẫn cũng như sự trở lại của bộ phim Hàn Quốc ăn khách Squid Game.
Liên thủ cùng ứng phó

Liên thủ cùng ứng phó

21:12:00 22/01/2025
Không phải tình cờ trùng lặp về thời điểm khi Mexico và Liên minh châu Âu (EU) đạt được sự nhất trí về thỏa thuận thương mại mới giữa hai bên ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức trở lại cầm quyền.
Thêm nhiều đám cháy rừng mới giữa lúc gió mạnh tại California

Thêm nhiều đám cháy rừng mới giữa lúc gió mạnh tại California

21:09:54 22/01/2025
Theo tờ USA Today, nhiều vụ cháy rừng bùng phát ở hạt San Diego (bang California) vào sáng sớm 21.1, khiến các lệnh sơ tán, đóng cửa trường học và cắt điện được ban hành.
Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học

Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học

21:03:58 22/01/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép lực lượng chức năng đi vào những nơi nhạy cảm như trường học, bệnh viện hay nhà thờ để bắt người nhập cư trái phép.
LHQ, Brazil bày tỏ quan ngại khi Mỹ rút khỏi WHO và Hiệp định khí hậu Paris

LHQ, Brazil bày tỏ quan ngại khi Mỹ rút khỏi WHO và Hiệp định khí hậu Paris

21:01:06 22/01/2025
Tuy nhiên, quyết định của Mỹ đang đặt ra thách thức lớn đối với Brazil trong việc thúc đẩy các cam kết tài chính từ các nước phát triển để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước đang phát triển.
Chính quyền Trump 2.0 và cuộc đảo chiều chính sách

Chính quyền Trump 2.0 và cuộc đảo chiều chính sách

21:01:02 22/01/2025
Một loạt quyết định chính thức cả đối nội lẫn đối ngoại đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành ngay những giờ đầu tiên của nhiệm kỳ lãnh đạo thứ 2.
LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp giải cứu các sông băng

LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp giải cứu các sông băng

20:55:43 22/01/2025
Phó Giám đốc WMO, bà Ko Barrett, cho rằng bảo tồn sông băng là điều kiện thiết yếu đối với môi trường, nền kinh tế và sức khỏe của Trái Đất. Sông băng không chỉ đóng vai trò điều hòa khí hậu mà còn cung cấp các nguồn nước thiết yếu cho ...

Có thể bạn quan tâm

Phản ứng sốc của Hoa hậu Thiên Ân khi 1 sao nam bị tát sưng mặt

Phản ứng sốc của Hoa hậu Thiên Ân khi 1 sao nam bị tát sưng mặt

Hậu trường phim

23:16:46 22/01/2025
Tham gia phim Nụ hôn bạc tỷ, Thiên Ân và Thu Trang có khoảnh khắc khiến khán giả giật mình vì cảnh tát Huy Khánh đến sưng cả mặt.
Grealish muốn chia tay, CLB Man City săn lùng nhiều ngôi sao

Grealish muốn chia tay, CLB Man City săn lùng nhiều ngôi sao

Sao thể thao

22:59:13 22/01/2025
Inter Milan và Borussia Dortmund đều đang theo dõi cầu thủ chạy cánh Jack Grealish của CLB Man City, trong lúc HLV Pep Guardiola cần có nhiều giải pháp hơn cho các tuyến phòng ngự.
Mỹ nhân lột xác 180 độ chấn động cả Trung Quốc: Ác nữ hóa tiên nữ, nhan sắc cực phẩm đẹp không tả nổi

Mỹ nhân lột xác 180 độ chấn động cả Trung Quốc: Ác nữ hóa tiên nữ, nhan sắc cực phẩm đẹp không tả nổi

Phim châu á

22:56:36 22/01/2025
Đại Lộ Oa không chỉ xinh ngất ngây mà còn toát ra khí chất vô cùng đặc biệt, khiến khán giả cảm thán rằng có ngắm mãi cũng chẳng biết chán.
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng được khen nức nở vì quá xinh, tạo hình tả tơi không thể dìm nhan sắc

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng được khen nức nở vì quá xinh, tạo hình tả tơi không thể dìm nhan sắc

Phim việt

22:49:10 22/01/2025
Trước phân cảnh đắt giá lần này, người đảm nhận vai Hồi - nữ diễn viên Trang Emma cũng là một cái tên hot của phim bởi diện mạo xinh đẹp và diễn xuất đầy cảm xúc.
Dương Hồng Loan: Tôi kiếm tiền nhiều hơn nhưng không phải trụ cột gia đình

Dương Hồng Loan: Tôi kiếm tiền nhiều hơn nhưng không phải trụ cột gia đình

Tv show

22:29:08 22/01/2025
Dương Hồng Loan trân trọng sự hy sinh của người bạn đời khi gác công việc để đồng hành cùng cô trong những chuyến đi diễn.
Richard Gere đang 'hạnh phúc hơn bao giờ hết' bên vợ trẻ hơn 34 tuổi

Richard Gere đang 'hạnh phúc hơn bao giờ hết' bên vợ trẻ hơn 34 tuổi

Sao âu mỹ

22:26:51 22/01/2025
Ngôi sao phim Pretty Woman - Richard Gere (75 tuổi) - trả lời phỏng vấn với tờ Elle Espaa rằng ông đã tìm thấy sự viên mãn kể từ khi chuyển đến xứ bò tót cùng vợ Alejandra Silva
Quang Dũng ra mắt MV tặng mẹ đang điều trị bệnh

Quang Dũng ra mắt MV tặng mẹ đang điều trị bệnh

Nhạc việt

22:17:06 22/01/2025
Trong không khí tết cận kề, ca sĩ Quang Dũng vừa cho ra mắt MV Đón xuân này nhớ xuân xưa mang nhiều tâm trạng, dành tặng cho mẹ của mình.
Phá ổ nhóm môi giới mua bán thận trên địa bàn Hà Nội

Phá ổ nhóm môi giới mua bán thận trên địa bàn Hà Nội

Pháp luật

22:07:57 22/01/2025
Phòng Cảnh sát hình sự ( CSHS) Công an TP Hà Nội vừa phối hợp Cục CSHS, Bộ Công an triệt phá ổ nhóm môi giới mua bán thận, bắt giữ 3 đối tượng liên quan.
Diễn viên U.80 sập bẫy lừa đảo của 'gái trẻ' quen qua web hẹn hò

Diễn viên U.80 sập bẫy lừa đảo của 'gái trẻ' quen qua web hẹn hò

Sao châu á

22:06:20 22/01/2025
Ông Laurence Pang quen một cô gái trẻ qua một trang web hẹn hò và bị lừa đầu tư kinh doanh sau đó mất hàng trăm triệu.
Không thể nhận ra công chúa Kpop: Tăng cân nhan sắc khác lạ khiến người qua đường phải khẳng định một điều

Không thể nhận ra công chúa Kpop: Tăng cân nhan sắc khác lạ khiến người qua đường phải khẳng định một điều

Nhạc quốc tế

21:38:26 22/01/2025
Ở tuổi 21, công chúa Kpop ngày càng xinh đẹp, trưởng thành. Nhan sắc bảo chứng của Jang Wonyoung thăng hạng nhờ 1 điều.
Clip nam thanh niên chạy xe máy tốc độ xé gió, cảnh tượng sau đó khiến người dân giật mình thảng thốt

Clip nam thanh niên chạy xe máy tốc độ xé gió, cảnh tượng sau đó khiến người dân giật mình thảng thốt

Netizen

21:37:50 22/01/2025
Thanh niên chạy xe trong đường làng với tốc độ xé gió đã xảy ra sự cốkhiến người dân hai bên đường không khỏi giật mình.