Người Mỹ lạc quan khi F-35A thử thành công bom
Dù F35A lần đầu thử nghiệm ném bom trong tập trận nhưng người Mỹ tin rằng kế hoạch trang bị máy bay này vào tháng 6/2016 vẫn đúng tiến độ.
Theo CNN ngày 1/3, tiêm kích F-35A tại căn cứ Không quân Hill ở bang Utah, Mỹ lần đầu tiên thực hiện ném bom dẫn đường bằng laser GBU-12.
Phát biểu sau sự kiện này, Trung tá George Watkins thuộc Không quân Mỹ cho biết đây là cột mốc quan trọng vì Mỹ đang rèn luyện sự tự tin cho các phi công lái máy bay tàng hình F-35A bằng cách ném bom trong môi trường tương tự như thực chiến.
Trước khi ném bom GBU-12, hồi cuối năm 2015, tiêm kích F-35A đã lần đầu bắn đạn thật trong cuộc tập trận mang tên “Green Flag West”. Phát biểu trước truyền thông, Tương Herbert Carlisle, chi huy cua Ban Tham mưu Không quân My cho biết, cac hoat đông huân luyên la môt phương phap quan trong đê cho cac loai vu khi mơi va phi công đươc lam quen vơi cac tinh huông chiên đâu thưc tê.
Tiêm kích F-35A được lắp bom GBU-12.
Tương Carlisle cho biết thêm: “Điêu quan trong nhât la chung ta phai vươt qua kiên thưc ly thuyêt đê bươc vao môt môi trương thưc tê luôn biên đông va thay đôi môt cach nhanh chong”.
Dù đây không phải là lần đầu tiên Không quân My sư dung cac loai may bay đươc trang bi cac hê thông cam biên ma F-35 đang co trong cac cuôc diên tâp, nhưng đây se la lân đâu tiên môt chiêc may bay F-35 gân như hoan chinh đươc tham gia bắn đạn thật trong tập trận.
Việc Không quân Mỹ cho F-35 tham gia tập trận bắn đạn thật đã chứng minh chương trình phát triển máy bay hao tiền tốn của này của Mỹ đang dần bước vào giai đoạn hoàn thiện những tính năng cuối cùng trước khi được trang bị chính thức vào năm 2016 theo kế hoạch.
Theo Đại tướng Jeffrey Harrigian, mẫu chiến đấu cơ F-35 Lightning II Joint Strike Fighter sẽ vẫn được trình làng vào tháng 8/2016 như kế hoạch ban đầu. Thông tin này được Tướng Jeffrey Harrigian đưa ra trong cuộc họp được tổ chức bởi Liên hiệp không quân Mỹ.
Theo đó, phiên bản phần mềm điều khiển mà Không quân Mỹ (USAF) dự định lắp đặt trên mẫu F-35A cất và hạ cánh thông thường không khác nhiều so với phần mềm điều khiển 2B mà lực lượng lính thuỷ đánh bộ (USMC) sẽ sử dụng cho bản F-35B cất cánh ở đường bay ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Theo Tướng Harrigian, Block 3i sẽ có một bộ xử lí thông tin mạnh hơn, tuy nhiên, cả 2 phần mềm Block 3i và Block 2B sẽ đều giới hạn mức vũ khí trang bị trên máy bay.
Chiếc máy bay sẽ mang được 2 tên lửa không đối không tầm trung hiện đại AIM-120C, 2 bom dẫn đường bằng laze GBU-12 và 2 bom GBU-32 Joint Direct Attack Munitions. Và nếu sử dụng Block 3F, tiêm kích F-35 có thể bổ sung thêm tên lửa AIM-9X và AGM-154, cũng như các cảm biến hiện đại hơn.
Video đang HOT
Dù khá lạc quan về tiến độ phát triển của chương trình F-35 nhưng ông Harrigian vẫn không khỏi lo lắng: “Hiện các cảm biến trên F-35A vẫn đang làm việc tốt, tuy nhiên, sự liên kết chúng với nhau vẫn còn là một thử thách. Ngoài ra, những khó khăn khác cũng đến từ việc bảo trì kĩ thuật số và hệ thống hậu cần”.
Tuấn Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc, Nga tích cực chế tạo UAV có thể đối phó máy bay tàng hình Mỹ
Trung Quốc có Thần Ưng, Nga cũng có UAV mới có thể phát hiện được máy bay tàng hình của Mỹ trong khi bản thân nó sẽ không bị phát hiện.
UAV Mỹ tiếp tục mở rộng hoạt động, coi Biển Đông là khu vực mục tiêuNăm 2023 Trung Quốc se có 42.000 máy bay không người láiTrung Quốc đang triển khai nhiều máy bay không người lái ở biển Hoa Đông
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 29 tháng 8 dẫn trang mạng "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 26 tháng 8 đưa tin, Trung Quốc và Nga dương như đều đang chế tạo máy bay không người lái (UAV) nhằm loại bỏ ưu thế của máy bay tàng hình Mỹ.
Máy bay trinh sát không người lái tầm cao mới nhất Trung Quốc do dân mang tuyên truyền trên mạng
Theo bài báo, đầu năm 2015, hình ảnh về một loại máy bay không người lái hoạt động ở tầm cao và thời gian dài lần đầu tiên xuất hiện. Nó được đặt tên là Thần Ưng (Divine Eagle). Các nhà quan sát quốc tế tin rằng, mục đích thiết kế loại máy bay không người lái đến từ Trung Quốc này là phát hiện va tiêu diệt máy bay tàng hình của địch.
Bài báo cho rằng, chính như Jefferey Linn và P.W. Singh ngay từ tháng 5 có viết: "Năng lực chống tàng hình tầm xa của Thần Ưng vừa có thể dùng để đối phó máy bay, như máy bay ném bom B-2, vừa có thể dùng để đối phó tàu chiến như tàu khu trục DDG-1000.
Không quân Trung Quốc sử dụng Thần Ưng tiến hành cảnh giới, từ đó có thể tiến hành đánh chặn rất lâu trước khi máy bay tàng hình, tên lửa và tàu chiến địch xâm nhập phạm vi lục địa của họ.
Thần Ưng bay rất cao, nó còn có thể dò tìm xe tên lửa chống hạm và hệ thống phòng không trên đất liền, tiến hành chuẩn bị các đợt tấn công của Trung Quốc".
Máy bay trinh sát không người lái tầm cao mới nhất Trung Quốc do dân mang tuyên truyền trên mạng
Theo trang mạng World Flight, Nga dương như đang thiết kế một hệ thống tương tự.
Trong thời gian Triển lãm hàng không Moscow Nga tuần này, trang mạng World Flight đã phỏng vấn phó tổng giám đốc Tập đoàn điện tử vô tuyến điện (KRET) thuộc Tập đoàn công nghệ Nga, ông Vladimir Mikheyev.
Công ty nay là nhà thầu phụ của loại máy bay không người lái này. Khi trả lời phỏng vấn, ông Mikheyev cho biết, loại máy bay không người lái mới còn chưa đặt tên này tương tự Thần Ưng của Trung Quốc.
Thần Ưng sử dụng radar tần số thấp dò tìm máy bay chiến đấu tàng hình như F-35, F-22 và máy bay ném bom tàng hình B-2. Trong khi đó, mục đích chế tạo của phần lớn máy bay tàng hình là để tránh hệ thống radar tần số cao.
Máy bay trinh sát không người lái tầm cao Trung Quốc do dân mạng đăng tải trên mạng
Theo bài báo, máy bay không người lái Nga càng tiến thêm một bước, nó đã đưa vào thiết bị tác chiến điện tử phức tạp. Căn cứ vào thông tin trên trang mạng World Flight, "ông Mikheyev cho biết,
tập đoàn sẽ cung cấp một hệ thống tác chiến điện tử tổng hợp tích hợp sâu sắc, hệ thống này không chỉ cung cấp trường điện từ mang tính bảo hộ ở xung quanh máy bay để đối phó tên lửa không đối không, hơn nữa còn có thể tránh radar".
Vì vậy, nếu đây là sự thật, máy bay không người lái kiểu mới của Nga se có thể phát hiện được máy bay tàng hình của Mỹ trong khi bản thân nó sẽ không bị phát hiện. Đây có thể là một tổ hợp nguy hiểm.
Một số người trong Quân đội Mỹ đã dự định trước được ngày mà máy bay tàng hình trở nên lỗi thời.
Ngay từ tháng 2 năm 2015 từng có bài báo cho biết, khi thảo luận máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Mỹ sẽ có hình dạng gì, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, năng lực tàng hình có thể bị đánh giá cao.
Mô hình máy bay trinh sát không người lái Nga tại Triển lãm hàng không quốc tế Moscow (MAKS-2015)
Đô đốc Jonathan Greenert nói: "Anh chỉ có thể đi nhanh như vậy, anh biết năng lực tàng hình có thể bị đánh giá cao... Để chúng ta đối mặt với hiện thực đi, nếu trên không có thứ gì chuyển động nhanh, phá hoại phần tử va tản ra nhiệt lượng - tôi không quan tâm nhiệt độ động cơ thấp bao nhiêu, nó đều sẽ bị dò tìm được. Bạn biết rõ ý của tôi".
Điều này đã không phải lần đầu tiên Đô đốc Greenert nghi ngờ khả năng tồn tại lâu dài của công nghệ tàng hình. Chẳng hạn, trong một tài liệu năm 2012, ông cho rằng, năng lực tính toán tốt hơn cuối cùng sẽ làm giảm mạnh giá trị của tàng hình.
Căn cứ vào bài báo trên tờ tuần san "Thời báo Hải quân" Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert khi đó viết: "Những phát triển này hoàn toàn không báo trước sự kết thúc của tàng hình, nhưng chúng thực sự cho thấy tính hạn chế của thiết kế tàng hình...".
Dave Majumdar cũng cho rằng: "Nga và Trung Quốc đã bắt tay nghiên cứu chế tạo năng lực phòng không kiểu mạng lưới mới, cộng với radar mới vận hành ở tần số siêu cao (UHF) và tần số rất cao (VHF), những điều này rất có thể sẽ làm triệt tiêu đầu tư quy mô lớn của Mỹ trên phương diện máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Mô hình máy bay trinh sát không người lái Nga tại Triển lãm hàng không quốc tế Moscow (MAKS-2015)
Máy bay chiến đấu tàng hình lớn nhỏ chỉ có được tối ưu hóa thì mới có thể đối phó với radar điều khiển hỏa lực cao tần vận hành ở các bước sóng ngắn KU, X, C và S".
Nhưng, hoàn toàn không phải ai cũng đều hoàn toàn đồng tình. Vi du, khi phản ứng bình luận của Đô đốc Jonathan Greenert về năng lực tàng hình của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu tương lai Mỹ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ, tướng Hawke Carlisle cho rằng, năng lực tàng hình sẽ tiếp tục "rất quan trọng".
Theo tờ "Thời báo Không quân", tướng Hawke Carlisle cho rằng: "Tàng hình là tốt, nhưng anh không thể chỉ có năng lực tàng hình. Anh phải tiến hành hội nhập, annh phải có các chức năng khác nhau ở toàn bộ dải tần. Nó sẽ là rất quan trọng. Nó sẽ không phải là thuộc tính quan trọng duy nhất, không phải bây giờ".
Máy bay chiên đấu tàng hình F-22, F-35, máy bay ném bom tàng hình B-2 Mỹ sắp lỗi thời?
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
F-35 phô diễn sức mạnh tác chiến "độc nhất vô nhị" Nỗ lực muốn sớm triển khai chiến đấu cơ F-35 của Mỹ đã có thêm một bước tiến mới khi trải quả một cuộc thử nghiệm hoạt động tại một căn cứ biệt lập ở bang Idaho của nước này. Thông tin trên vừa được Không lực Mỹ đưa ra hôm 26/2 trong một thông cáo báo chí. Không lực Mỹ cho biết,...