Người Mỹ không nhận mình là “đế quốc”
Quan chức cấp cao Mỹ bác bỏ quan điểm coi nước này là “đế quốc”, song lại tự coi mình mạnh hơn thực dân Anh.
Tàu sân bay của Mỹ
Cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, Giáo sư Đại học Harvard Joseph S. Nye, mới đây có bài viết phân tích về sức mạnh và vị thế của nước Mỹ.
Bài viết mang tên “Quyền bá chủ hay ưu thế của Mỹ” được đăng tải trên trang mạng Project Cyncicate vào ngày 9/3. Sau đó, một số tờ báo trên thế giới đã cho đăng tải lại bài viết này.
Giáo sư Joseph S. Nye
Trang mạng này được thành lập từ năm 1994, có trụ sở tại Prague, CH Czech và New York, Mỹ.
Mục đích của trang này là cung cấp cho độc giả những bài bình luận nguyên bản, hấp dẫn và đáng suy ngẫm về các vấn đề kinh tế, chính trị, khoa học và văn hóa.
Trang này hiện có tới 500 thành viên là các tờ báo và nhà xuất bản tại 154 quốc gia trên thế giới.
Trong bài viết, Joseph S. Nye cho rằng không quốc gia nào trong lịch sử hiện đại có sức mạnh quân sự lớn như Mỹ. Ông này cũng phản biện quan điểm của một số nhà phân tích cho rằng hiện nay Mỹ đang đi vào “vết xe đổ” của Vương quốc Anh, bá chủ toàn cầu gần đây nhất song đã suy thoái.
Video đang HOT
Theo Nye, Anh chưa bao giờ có ảnh hưởng lớn như Mỹ ngày nay.
Anh từng sở hữu một lực lượng hải quân có quy mô tương đương hai hạm đội của Mỹ hợp lại, Đế quốc Anh, nơi mặt trời không bao giờ lặn, từng cai trị 1/4 nhân loại. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nguồn lực tương đối của Đế quốc Anh và nước Mỹ hiện nay.
Khi Thế chiến Thứ nhất bùng nổ, Anh chỉ xếp thứ tư trong số các cường quốc về lực lượng quân đội, thứ tư về Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) và thứ ba về chi tiêu quân sự.
Nye cũng phủ nhận việc Mỹ bị coi là “đế quốc” vì cho rằng thực tế Mỹ không có thuộc địa để phải quản lý, do đó nước này tự do hành động hơn so với Anh. Nhờ việc được bao quanh bởi các quốc gia yếu và hai đại dương, nước Mỹ dễ tự phòng thủ hơn nhiều.
Chiến hạm của Anh trong Thế chiến I
Khi so sánh Anh và Mỹ trong vai trò bá chủ toàn cầu, Nye đã đi vào phân tích khái niệm “ bá quyền”.
Theo đó, có ý kiến cho rằng bá quyền đồng nghĩa với việc kiểm soát các nguồn lực mạnh nhất, song nếu xét theo định nghĩa này thì nước Anh trong thế kỷ 19, khi đang ở đỉnh cao quyền lực của mình vào năm 1870, xếp thứ ba (sau Mỹ và Nga) về GDP và thứ ba (sau Nga và Pháp) về chi tiêu quân sự, sẽ không thể được coi là bá chủ, cho dù nước này đứng đầu về lực lượng hải quân.
Tương tự, những người nói về bá quyền Mỹ sau năm 1945 đã không lưu ý rằng Liên Xô trước đây đã cân bằng sức mạnh quân sự với Mỹ trong hơn 4 thập niên. Dù Mỹ có sức mạnh kinh tế vượt trội, sức mạnh chính trị và quân sự của nước này đã bị hạn chế bởi sức mạnh của Liên Xô.
Một số nhà phân tích mô tả giai đoạn sau năm 1945 như một trật tự thứ bậc do Mỹ dẫn đầu. Theo đó, trật tự quốc tế do Mỹ đứng đầu có thể tồn tại lâu hơn việc giữ ưu thế về các nguồn lực của nước này, dù nhiều người khác cho rằng sự xuất hiện các cường quốc mới báo trước sự sụp đổ của trật tự trên.
Tuy nhiên, khi nói đến kỷ nguyên của cái được cho là bá quyền Mỹ, luôn có rất nhiều giả thuyết lẫn trong sự thật. Nó không hẳn là một trật tự toàn cầu mà giống một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng, chủ yếu là ở châu Mỹ và Tây Âu.
Ảnh hưởng của nó với các nước, trong đó có cả những cường quốc như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, không phải là luôn tốt đẹp. Do đó, vị thế của Mỹ trên thế giới có thể được mô tả chính xác hơn bằng cụm từ “bán bá quyền”.
Nye giải thích cho việc Mỹ duy trì sự thống trị kinh tế sau năm 1945 là bởi sự tàn phá của Thế chiến II tại nhiều quốc gia đồng nghĩa với việc Mỹ tạo nên gần một nửa GDP toàn cầu.
Vị thế đó kéo dài cho đến năm 1970, khi tỷ trọng của Mỹ trong GDP toàn cầu giảm xuống mức trước chiến tranh, còn 1/4.
Nhưng từ quan điểm chính trị hay quân sự thì thế giới khi đó là lưỡng cực, với Liên Xô cân bằng quyền lực với Mỹ.
Các yếu tố “bất lợi” khiến Mỹ không thể bảo vệ “lợi ích” của mình được liệt kê gồm: vũ khí hạt nhân của Liên Xô, chủ nghĩa Cộng sản phát triển ở nhiều nước như Trung Quốc, Cuba và Việt Nam; chiến tranh Triều Tiên kết thúc trong bế tắc; và các cuộc nổi dậy tại Hungary và Tiệp Khắc thất bại.
Lính Mỹ tại Latvia
Với hoàn cảnh như vậy, Nye cho rằng “ưu thế” (primacy) có vẻ là từ mô tả chính xác hơn tỷ lệ vượt trội của Mỹ (có thể đo lường) về cả ba loại nguồn lực: quân sự, kinh tế và sức mạnh mềm.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu có phải thời kỳ Mỹ chiếm ưu thế đang đi đến hồi kết?
Nye cho rằng không thể trả lời câu hỏi này một cách chính xác do không thể đoán trước sự phát triển toàn cầu.
Sự gia tăng các lực lượng xuyên quốc gia và các nhân tố phi nhà nước, chưa kể đến những cường quốc mới nổi như Trung Quốc, cho thấy có sự thay đổi lớn sắp diễn ra.
Tuy nhiên, Nye tin rằng ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ 21, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Như vậy, thời kỳ Mỹ chiếm ưu thế vẫn chưa thể kết thúc!
Theo Đất Việt
Tỷ phú Donald Trump đi bước lớn trong cuộc chạy đua tổng thống
Doanh nhân kiêm ngôi sao truyền hình thực tế Donald Trump đang có bước tiến quan trọng hướng tới việc chạy đua chiếc ghế tổng thống Mỹ vào năm 2016.
Theo trang tin Al Arabiya, trong một tuyên bố ngày hôm qua (18/3) về việc thành lập một ủy ban thăm dò cho cuộc bầu cử tổng thống, ông Trump, một thành viên của đảng Cộng hòa, đã thẳng thắn tuyên bố: "Tôi là người duy nhất có thể làm cho Mỹ thực sự vĩ đại một lần nữa".
Khi thời điểm bước vào chiến dịch tranh cử chính thức không còn xa, động thái này cho phép ông bắt đầu quyên góp tiền và thuê nhân viên cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Ông Trump cho biết, ông đã thuê các trợ lý chính trị ở Iowa, New Hampshire và Nam Carolina, nơi diễn ra 3 cuộc tranh cử tổng thống đầu tiên theo lịch trình.
Ông Trump sẽ phải cạnh tranh với nhiều ứng cử viên của đảng Cộng hòa tham gia tranh cử. Trong khi đó, về phía đảng Dân chủ, ứng cử viên Hillary Clinton được xem là chiếm nhiều lợi thế.
Ông Trump từ lâu đã ám chỉ khát vọng làm tổng thống nhưng khát vọng đó dường như mãnh liệt hơn trong thời gian gần đây. Mới đây, ông nói rằng ông sẽ không gia hạn hợp đồng cho chương trình thực tế của mình trên đài NBC.
"Tôi có một tình yêu lớn với đất nước chúng ta, nhưng đất nước đó đang gặp khó khăn nghiêm trọng", ông Trump nói trong một tuyên bố rộng rãi kêu gọi xây dựng lại cơ sở hạ tầng quốc gia, cải thiện an ninh biên giới, tăng cường quân đội và cải thiện nền kinh tế.
"Người Mỹ xứng đáng được nhiều hơn những gì họ nhận từ các chính trị gia của họ, những người chỉ nói và không hành động", ông nói.
Theo H.Vân
Hà Nội mới
Người Mỹ đầu tiên thoát án tù vì... chứng đa nhân cách Với trường hợp của Bill Milligan, theo nghiên cứu mới đây, căn bệnh đa nhân cách bắt nguồn từ sự bạo hành của cha dượng. Thoát án tù nhờ câu nói... ngô nghê Chỉ trong 2 tuần giữa tháng Mười năm 1977, tại khuôn viên trường đại học ở bang Ohio, Mỹ liên tiếp xảy ra 3 vụ hiếp dâm với những tình...