Người Mỹ đầu tiên tái nhiễm nCoV
Kết quả giải mã trình tự virus cho thấy người đàn ông 25 tuổi tại Reno, Nevada, nhiễm nCoV lần hai sau hơn hai tháng khỏi bệnh.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm nCoV lần đầu hồi tháng 4, với các triệu chứng đau họng, ho, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy. Tình trạng bệnh tiến triển tốt, anh xét nghiệm hai lần âm tính với nCoV cuối tháng 4, sức khỏe ổn định.
Ngày 31/5, bệnh nhân tới viện khám vì xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, buồn nôn, tiêu chảy. Năm ngày sau, anh nhập viện, cần hỗ trợ thở oxy liên tục. Kết quả xét nghiệm cho thấy anh dương tính với nCoV, bệnh tình nghiêm trọng hơn lần đầu.
Các nhà nghiên cứu Đại học Y khoa Nevada Reno và Phòng thí nghiệm Y tế Cộng đồng Nevada đã tiến hành giải mã trình tự gên của cả hai mẫu nCoV thu thập từ bệnh nhân trong hai lần mắc. Kết quả, chủng nCoV trong lần tái nhiễm nguy hiểm hơn chủng người này nhiễm lần đầu.
“Nghiên cứu rất có thể là một ví dụ rõ ràng về tình trạng tái nhiễm. Tái nhiễm nCoV có thể xảy ra. Điều này nằm trong dự đoán, vì cơ thể con người không bao giờ đạt 100% miễn dịch”, Kristian Anderson, giáo sư miễn dịch học và vi sinh tại Scripps Research, La Jolla, California, nhận xét.
Video đang HOT
Người dân New York, Mỹ đeo khẩu trang ngừa Covid-19 tại Quảng trường Thời đại. Ảnh: VIEWpress
“Chúng ta chưa biết về tần suất tái nhiễm, tình trạng này sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian”, Anderson cho biết. “Trước khi các nghiên cứu rộng hơn được tiến hành, không thể kết luận một ca tái nhiễm đơn lẻ ảnh hưởng thế nào tới tuổi thọ, khả năng miễn dịch với nCoV và việc phát triển vaccine trong tương lai”.
Đây không phải trường hợp tái nhiễm Covid-19 đầu tiên trên thế giới. Trước đó, hôm 24/8, Đại học Hong Kong báo cáo một bệnh nhân nam 33 tuổi tái nhiễm CoV lần hai sau hơn 4 tháng mắc bệnh.
Thông thường, người mắc Covid-19 tái dương tính sau một thời gian khỏi bệnh chỉ là do “tàn dư”, là các mảnh virus còn sót lại trong cơ thể. Mảnh virus lúc đó không còn hoạt động. Kết quả dương tính lần thứ hai phần nhiều do độ nhạy của kit xét nghiệm.
Tái nhiễm nCoV là khi người bệnh nhiễm lượng virus hoàn toàn mới. Người bệnh nói trên bị nhiễm lại nCoV, chủng thứ hai có sự khác biệt đáng kể về gene so với chủng trong lần nhiễm thứ nhất.
Ấn Độ nới hạn chế bất chấp ca nCoV tăng
Giới chức Ấn Độ nới các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 kể từ ngày 29/8, bất chấp ca nhiễm và tử vong do nCoV đang tăng khắp cả nước.
Bộ Nội vụ Ấn Độ tuyên bố sẽ cho phép các cuộc tụ tập lên đến 100 người với điều kiện đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách tại các sự kiện văn hóa, giải trí, thể thao và chính trị từ tháng tới.
Các mạng lưới tàu điện ngầm Ấn Độ cũng được phép hoạt động trở lại theo từng giai đoạn từ ngày 7/9 tại các thành phố lớn. Các trường học, cao đẳng vẫn đóng cửa cho đến hết tháng 9, song học sinh có thể gặp giáo viên trong khuôn viên trường nếu cần thiết.
Chính phủ Ấn Độ đang hứng chỉ trích về kế hoạch tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào các trường cao đẳng y tế và kỹ thuật cho khoảng 2,4 triệu học sinh vào tuần sau. Các học sinh lo sợ sẽ nhiễm nCoV khi tham gia kỳ thi trong khi giới chức Ấn Độ cho biết đang thực hiện các biện pháp đặc biệt.
Nhân viên y tế Ấn Độ lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở thành phố Siliguri, bang Tây Bengal, hôm 29/8. Ảnh: AFP.
Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thành phố lớn như Mumbai và New Delhi, song đang tăng trở lại ở các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn. Một số bang ở Ấn Độ đã áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn trong những tuần gần đây khi ca nhiễm liên tục tăng.
Với hơn 5,3 triệu ca nhiễm và hơn 63.000 ca tử vong do nCoV, Ấn Độ là vùng dịch lớn nhất châu Á và lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Brazil. Tuy nhiên, chính phủ nước này đang đối mặt với áp lực giải phóng nền kinh tế vì hàng triệu người đã thất nghiệp kể từ khi các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 được áp dụng toàn quốc hồi tháng 3.
Với hơn 70.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, các chuyên gia cho rằng có thể mất nhiều tuần trước khi Ấn Độ, quốc gia 1,3 tỷ dân, đạt đỉnh dịch. Đảng đối lập đang kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đề ra kế hoạch vững chắc để ngăn đại dịch.
Hơn 24 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Toàn cầu ghi nhận hơn 24 triệu người nhiễm, gần 822.000 người chết do nCoV, giữa lúc xuất hiện một số ca tái nhiễm trên thế giới. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 24.007.130 ca nhiễm và 821.592 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 229.112 và 5.659 ca sau 24 giờ, trong khi 16.488.550 người đã bình phục,...