Người Mỹ đầu tiên nhiễm Ebola không tin mình còn sống
Dù được xuất viện, bác sĩ Brantley vẫn không thể tin được rằng mình vừa thoát khỏi tử thần Ebola.
Ngày 21/8, hai bệnh nhân người Mỹ đầu tiên bị nhiễm Ebola đã được bệnh viện Đại học Emory, bang Atlanta (Mỹ) cho xuất viện sau hơn 2 tuần cách ly, điều trị tại đây. Họ là 2 người Mỹ đầu tiên nhiễm Ebola khi làm việc tại Liberia và được chuyển về Mỹ để điều trị.
Bệnh viện Đại học Emory cho hay bác sĩ Kent Brantly và nhà truyền giáo Nancy Writebol được phép xuất viện sau “quá trình điều trị khắt khe và xét nghiệm toàn diện”, đồng thời khẳng định hai người này không còn bị coi là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng sau khi họ khỏi bệnh.
Bác sĩ Brantley (áo sơ mi xanh) nắm tay vợ trong lễ xuất viện
Theo thông báo của bệnh viện, nhà truyền giáo Writebol đã được xuất viện từ hôm thứ Ba, trong khi bác sĩ Brantly đến hôm nay mới rời khỏi nơi điều trị. Bệnh viện Emory đã tôn trọng yêu cầu của cô Writebol và không công bố việc cô xuất hiện vào hôm đó.
Phát biểu với các phóng viên sau khi được xuất viện, bác sĩ Brantly xúc động nói: “Hôm nay là một ngày kỳ diệu. Đến giờ tôi vẫn không tin là mình còn sống, còn khỏe mạnh để có thể đoàn tụ cùng gia đình”.
Brantly kể rằng khi anh và gia đình chuyển tới Liberia để thực hiện công việc nhân đạo, virus Ebolavẫn là thứ gì đó rất xa lạ ở vùng đất này.
Tuy nhiên, cuộc đời anh rẽ sang một bước ngoặt mới vào ngày 23/7, khi anh cảm thấy sốt, mệt mỏi lúc tỉnh giấc. Lúc đó, anh biết rằng mình đã trở thành nạn nhân của Ebola, loại virus tử thần không có thuốc chữa.
Video đang HOT
Brantley nhiễm Ebola khi đang chăm sóc cho các bệnh nhân nghèo ở Liberia
Càng ngày, sức khỏe của anh càng suy sụp khi các triệu chứng Ebola ngày càng rõ rệt hơn, và đã có lúc anh nghĩ rằng mình không thể nào qua khỏi. Người bạn của anh là cô Writebol cũng có những triệu chứng tương tự.
Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, các bác sĩ ở Liberia đã quyết định sử dụng biện pháp cuối cùng, đó là tiêm cho hai người loại thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm có tên là ZMapp, rồi sau đó chuyển họ bằng máy bay về Mỹ để tiếp tục điều trị.
Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa rõ tác dụng của thuốc ZMapp như thế nào đối với sự phục hồi thần kỳ của Brantly và Writebol. Ngoài việc được tiêm ZMapp, Brantly còn được truyền máu của một cậu bé 14 tuổi đã sống sót qua dịch Ebola ở Liberia.
Brantley và gia đình của mình ở Mỹ
Trong hai tuần qua, sức khỏe của hai người này đã tiến triển rõ rệt tại bệnh viện Emory, và các xét nghiệm máu trong hai ngày trước khi xuất viện cho thấy cơ thể họ đã hoàn toàn sạch virus Ebola.
Sau khi rời khỏi bệnh viện, Brantly sẽ về gặp gỡ gia đình để đoàn tụ sau một thời gian xa cách tưởng chừng như là mãi mãi. Anh cũng cảm ơn mọi người vì đã quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho anh, đồng thời đề nghị họ tiếp tục cầu nguyện cho người dân Liberia và Tây Phi, nơi đại dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.300 người.
Theo Khampha
Bị cách ly vì Ebola, dân Liberia nổi loạn
Hôm 20/8, các cuộc đụng độ lại bùng phát tại thủ đô Monrovia của Liberia sau khi Tổng thống nước này ban hành lệnh giới nghiêm và cách ly khu ổ chuột để ngăn chặn virus Ebola lây lan.
Bạo lực nổ ra khi lực lượng an ninh tiến vào sơ tán một quan chức chính phủ và gia đình của ông khỏi khu West Point, vốn đang bị phong tỏa theo một phần của các biện pháp an ninh mới liên quan đến virus Ebola.
Các thành viên trong gia đình của một quan chức chính phủ đang được sơ tán ra khỏi West Point
Các hãng truyền thông quốc tế cho hay, những thanh niên da màu đã giận giữ xông vào rào chắn được lực lượng an ninh dựng lên để cố gắng thoát khỏi khu ổ chuột West Point. Quá nhiều người dân xông tới hòng phá vòng vây cách ly khiến các binh sĩ phải sử dụng biện pháp mạnh và súng ống để trấn áp.
Đã có ít nhất 4 người dân bị thương trong cuộc đụng độ. Theo báo cáo mới nhất, chưa ai bị thương do súng đạn của cảnh sát.
Một cậu bé bị thương trong cuộc đụng độ
Theo Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf , lệnh giới nghiêm được ban hành như một biện pháp quyết liệt mới để ngăn chặn sự lây lan của dịch Ebola, dịch bệnh đã giết chết ít nhất 1.350 người trên khắp Tây Phi. Liberia là quốc gia có số người tử vong lớn nhất, lên tới 576 người, trong số 972 người nhiễm bệnh.
Cảnh sát đang tuần tra trong một con đường tại khu ổ chuột
Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 9 giờ tối tới 6 giờ sáng, quy định người dân trong khu West Point không được vượt qua hàng rào được lực lượng an ninh dựng lên.
Bộ trưởng Thông tin Liberia Lewis Brown cho hay một lực lượng phản ứng nhanh đã được thành lập để đến từng nhà dân tại West Point giải thích nguy cơ mắc bệnh cũng như sự cần thiết phải cách ly những người đã nhiễm virus cho họ.
Lực lượng an ninh sử dụng dùi cui và súng ống để trấn áp đám đông
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã có những dấu hiệu đáng khích lệ ở những nơi có dịch khác tại Tây Phi. Người dân ở Guinea đã bắt đầu tìm đến sự chăm sóc ở các cơ sở y tế, nơi mà trước kia họ một mực từ chối. Tình hình ở Guinea đã có nhiều tiến triển hơn ở Liberia và Sierra Leone.
Theo Khampha
Nguy cơ Ebola vào Việt Nam tăng dần Theo các chuyên gia y tế tại TP.HCM, quy trình xét nghiệm Ebola là hết sức quan trọng nếu có ca bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, tất cả đang phải chờ Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Sáng 22/8, Viện Pasteur TP.HCM cho biết, số ca mắc và tử vong tại vùng dịch từ tháng 5 đến nay liên tục tăng...