Người Mỹ có hứng thú xem điều trần luận tội Tổng thống Trump qua truyền hình?
Phiên điều trần luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hạ viện ngày đầu thu hút khoảng 13,8 triệu khán giả xem truyền hình.
Theo thống kê từ công ty cung cấp dữ liệu Nielsen, khoảng 13,8 triệu người theo dõi phiên lấy lời khai công khai đầu tiên trong cuộc điều tra luận tội ông Trump trên các kênh truyền hình ở Mỹ. Kênh của Fox News thu hút khán giả xem phiên điều trần cao nhất với 2,9 triệu người xem, theo sát là kênh Comcast Corp của MSNBC với 2,7 triệu người.
Số lượng người xem phiên điều trần ông Trump ít hơn 33% so với phiên điều trần của Hạ viện đối với cựu Giám đốc Cục Điều tra Liên bang James Comey vào tháng 6/2017. Khi đó, tổng số người xem khoảng 19,5 triệu người.
Phiên điều trần luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hạ viện ngày đầu thu hút khoảng 13,8 triệu khán giả xem truyền hình (Ảnh: Bloomberg)
Thật khó để có sự so sánh về số lượng khán giả theo dõi các phiên điều trần hiện nay với các phiên điều trần trước đây, vì bối cảnh truyền hình thay đổi rất nhiều trong những năm qua. Ngày nay, nhiều người xem clip về các sự kiện trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc họ phát trực tuyến. Ngược lại, 71% người Mỹ cho biết họ đã xem phiên điều trần Watergate trực tiếp trên TV, theo công ty thống kê Gallup.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13/11 tuyên bố không quan tâm và coi thường phiên điều trần luận tội mình đang diễn ra và được truyền hình trực tiếp. Ông nói rằng mình quá bận rộn và còn nhiều việc phải làm hơn là xem nó. Mặc dù vậy, ông vẫn liên tục đưa ra nhiều đoạn tweet thể hiện sự bất bình của mình đối với quá trình điều tra luận tội đang diễn ra.
Hạ viện Mỹ hôm 13/11 tiến hành phiên điều trần công khai đầu tiên liên quan đến cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump. Phiên điều trần có sự tham gia của 2 nhân chứng, gồm quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bill Taylor và Phó Trợ lý ngoại trưởng Mỹ George Kent. Lời khai của 2 người này cơ bản trùng khớp với những gì họ cung cấp tại các phiên điều trần kín trước đó khi bày tỏ những lo ngại về các thỏa thuận của Tổng thống Mỹ với Ukraine.
Video đang HOT
Mặc dù đảng Dân chủ công bố bản sao lời khai trước đó như một phần của cuộc điều tra luận tội, song các nhà lập pháp đảng Dân chủ tại Hạ viện hy vọng rằng việc các nhân chứng nói lời khai trước khán giả truyền hình sẽ giúp củng cố sự ủng hộ của công chúng đối với cuộc điều tra luận tội Tổng thống.
(Nguồn: Bloomberg)
KÔNG ANH
Theo vtc.vn
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu hồi hương các chiến binh Nhà nước Hồi giáo bị bắt
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu một chương trình hồi hương các chiến binh Nhà nước Hồi giáo.
Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay (11/11) cho biết, họ đã trục xuất hai phiến quân Nhà nước Hồi giáo - một người quốc tịch Đức và một người quốc tịch Mỹ - bắt đầu một chương trình hồi hương các đối tượng gây ra xích mích với các đồng minh NATO kể từ khi nước này tiến hành một cuộc tấn công ở miền bắc Syria.
Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu
Các đồng minh đã lo lắng rằng phiến quân Nhà nước Hồi giáo có thể trốn thoát do cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria, bắt đầu vào tháng trước. Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc các nước phương Tây, đặc biệt là ở châu Âu, quá chậm chạp trong việc hồi hương những công dân đã đến Trung Đông để chiến đấu thay cho các nhóm chiến binh.
Kể từ khi phát động cuộc tấn công xuyên biên giới, Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm giữ lãnh thổ từ tay các lực lượng dân quân người Kurd đang giam giữ hàng ngàn chiến binh Nhà nước Hồi giáo và hàng chục ngàn thành viên gia đình của họ, bao gồm cả người nước ngoài.
Bộ trưởng Nội vụ Suleyman Soylu cho biết tuần trước, Ankara sẽ bắt đầu đưa các chiến binh Nhà nước Hồi giáo trở về nước từ thứ Hai, ngay cả khi các quốc gia quê hương đã thu hồi quyền công dân của họ.
Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Ismail Catakli cho biết một người Mỹ và một chiến binh Đức hôm nay đã bị trục xuất. Ông không nói rõ nơi họ được gửi đến, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần nói rằng các chiến binh sẽ được gửi trở lại nước bản địa của họ.
Theo ông Catakli, với các cuộc thẩm vấn đã hoàn thành 90% và báo cáo của các nước liên quan, việc xác định quốc tịch của các chiến binh nước ngoài bị bắt ở Syria đã được hoàn thành. Quá trình hồi hương các chiến binh nước ngoài sẽ chắc chắn được tiếp tục.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động cuộc tấn công vào vùng Đông Bắc Syria chống lại lực lượng dân quân YPG người Kurd hồi tháng trước, sau quyết định đưa quân đội Mỹ ra khỏi Syria của Tổng thống Donald Trump.
YPG, thành phần chính của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và một đồng minh của Hoa Kỳ chống lại Nhà nước Hồi giáo, đã giữ hàng ngàn chiến binh thánh chiến trong các nhà tù ở phía Đông Bắc Syria và cũng giám sát các trại giam nơi thân nhân của các chiến binh trú ẩn. Ankara đã coi YPG như là một nhóm khủng bố.
Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đã thúc đẩy mối quan tâm rộng rãi về số phận của các tù nhân. Các đồng minh phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ và SDF cảnh báo nó có thể cản trở cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo và hỗ trợ sự hồi sinh của nhóm khủng bố này. Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ những lo ngại đó và tuyên bố sẽ cùng các đồng minh chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo.
Ankara đã nhiều lần kêu gọi các nước châu Âu thu hồi các chiến binh thánh chiến là công dân của đất nước họ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cáo buộc YPG bỏ ngỏ một số nhà tù Nhà nước Hồi giáo.
Các quốc gia châu Âu đang cố gắng đẩy nhanh kế hoạch di chuyển hàng ngàn chiến binh thánh chiến ra khỏi các nhà tù Syria và vào Iraq. Cho đến nay, Đan Mạch, Đức và Anh đã thu hồi quyền công dân từ một số chiến binh thánh chiến và thành viên gia đình họ.
Tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết có 1.200 tù nhân Nhà nước Hồi giáo trong các nhà tù ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 287 chiến binh ở Syria.
Đài truyền hình nhà nước TRT Haber cho biết Thổ Nhĩ Kỳ có ý định hồi hương khoảng 2.500 chiến binh, phần lớn trong số họ sẽ được gửi đến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 13 người thuộc nhóm khủng bố Hồi giáo được lãnh đạo bởi Abu Bakr al-Baghdadi, người đã chết trong một cuộc đột kích của Mỹ hồi tháng trước.
Trâm Anh (theo Reuters)
Theo congly
Tổng thống Trump kêu gọi điều trần đối với người tố giác ông Ngày 9/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi tiến hành điều trần đối với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, Hạ nghị sĩ Adam Schiff và một số nhân chứng khác liên quan đến cuộc điều tra luận tội ông. Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Trump cũng cho rằng ngoài bà Pelosi và ông Schiff, cựu Phó Tổng thống...