Người Mỹ chung sống với Covid-19
Theo các chuyên gia dịch tễ, Covid-19 ở Mỹ dần suy yếu nhờ người dân ý thức cao hơn về giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng và hạn chế di chuyển.
Những tuần gần đây, Mỹ ghi nhận những dấu hiệu đáng khích lệ về Covid-19. Số ca nhiễm mới giảm mạnh tại nhiều khu vực, đất nước dần bước qua đỉnh dịch tồi tệ nhất.
Một số ý kiến cho rằng đây là kết quả của chương trình tiêm chủng nhanh chóng. Số khác nhận định sự suy giảm xảy ra tự nhiên, khi thời tiết ấm dần. Mọi lời giải thích đều đi kèm hai cảnh báo quan trọng: đất nước vẫn còn ở vị trí cao trên bản đồ dịch bệnh, tiếp tục ghi nhận hơn 90.000 trường hợp dương tính mới mỗi ngày. Bên cạnh đó, biến thể mới lây lan nhanh chóng và việc nới giãn cách xã hội cũng dễ khiến Mỹ gặp rủi ro.
Số ca nhiễm trung bình theo ngày ở Mỹ đạt mức cao nhất là 248.200 vào hôm 12/1 và bắt đầu giảm kể từ đó. Cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Tom Frieden cho rằng sự suy yếu của đại dịch chủ yếu dựa vào hành vi của người dân, không phải chiến dịch tiêm chủng.
“Tôi không nghĩ vaccine có nhiều tác động đến tỷ lệ ca nhiễm. Đây là những gì chúng ta đang làm đúng: giãn cách, đeo khẩu trang, không đi du lịch, không tụ tập đông người trong nhà”, ông nói.
Song Frieden lưu ý số ca mắc tại Mỹ vẫn cao hơn so với mùa xuân và hè năm ngoái. “Chúng ta đã chứng kiến ba đỉnh dịch. Việc có ghi nhận đợt bùng phát thứ tư hay không tùy thuộc vào mỗi người, và cái giá phải trả cực kỳ đắt”, ông nhận định.
Video đang HOT
Điểm xét nghiệm nCoV tại Chicago, tháng 10/2020. Ảnh: NY Times
Rochelle Walensky, giám đốc đương nhiệm của CDC, cho biết hành vi của người dân đặc biệt quan trọng trong công tác ngăn chặn sự lây lan của virus. Theo ông, còn quá sớm để nới quy định sử dụng khẩu trang. Walensky ghi nhận dấu hiệu khả quan, song nhấn mạnh lượng ca mắc vẫn “cao gấp hai lần rưỡi so với mùa hè năm ngoái”.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Đo lường và Đánh giá Y tế của Đại học Washington cho rằng vaccine đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống dịch. Họ dự đoán virus sẽ lây lan mạnh khi thời tiết lạnh hơn.
“Có hai yếu tố làm giảm khả năng truyền bệnh. Một là tiêm chủng quy mô lớn, tỷ lệ người trưởng thành sẵn sàng dùng vaccine đạt 71%. Hai là điều kiện thời tiết. Số ca mắc sẽ giảm từ nay đến tháng 8″, các chuyên gia báo cáo trong cuộc họp ngày 12/2.
Theo mô hình dịch tễ, virus tiếp tục trở lại vào tháng 6. Mô hình dự đoán Mỹ ghi nhận thêm 152.000 ca tử vong do Covid-19 vào ngày . Song việc triển khai vaccine sẽ cứu sống khoảng 114.000 người. Tuần qua, cả nước tiêm khoảng 1,62 triệu liều mỗi ngày, kết quả tốt nhất kể từ khi triển khai, vượt qua mục tiêu 1,5 triệu liều của Tổng thống Joe Biden.
Gần 40 triệu người đã tiêm mũi vaccine đầu tiên, chiếm 12% dân số Mỹ. Theo các chuyên gia, cần khoảng 70-90% người dân có miễn dịch tự nhiên hoặc thông qua tiêm chủng mới mong dập tắt đại dịch. Một số nhà dịch tễ học đồng tình với ông Frieden, rằng đến nay Mỹ chưa đủ người tiêm vaccine để tạo ra “vết lõm” lớn đến như vậy trong biểu đồ số ca nhiễm.
Lời giải thích khác, kém lạc quan hơn cũng xuất hiện: Số trường hợp dương tính ở Mỹ không giảm, chúng chỉ chưa được giới chức phát hiện. Theo Eleanor Murray, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Đại học Boston, việc chính phủ tập trung vào phân phối và quản lý vaccine có thể khiến công tác xét nghiệm trở lên lỏng lẻo. “Tôi lo rằng các nguồn lực đang được chuyển dần từ xét nghiệm sang tiêm chủng”, ông nói.
Ngày 17/2, Mỹ ghi nhận hơn 28 triệu ca mắc Covid-19 và gần 500.000 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân đang được điều trị là khoảng 9,4 triệu, trong đó 18.716 người có triệu chứng nặng đến nghiêm trọng. Tổng số người đã hồi phục là hơn 18,4 triệu.
Ông Trần Đắc Phu: 'Lây nhiễm ở Hải Dương, Quảng Ninh rất phức tạp'
Chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu nhận định các ca nhiễm nCoV cộng đồng ở Hải Dương, Quảng Ninh rất phức tạp, chưa rõ nguồn lây, khuyến cao truy vết nhanh và xét nghiệm rộng.
Ông Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, trưa 28/1 cho biết các ca nhiễm mới chưa xác định được F0, vì vậy chưa rõ thời gian lây trong cộng đồng là bao lâu.
"Nhiều bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, dịch có thể lây lan mạnh khi người dân mất cảnh giác", ông Phu cảnh báo.
Trưa 28/1, Bộ Y tế công bố thêm 82 ca nhiễm mới, bao gồm 72 ca ở Hải Dương và 10 ca ở Quảng Ninh. Những ca nhiễm mới liên quan đến hai ca nhiễm cộng đồng gồm "bệnh nhân 1552" (nữ công nhân ở Hải Dương) và "bệnh nhân 1553" (nhân viên an ninh sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh). Hai bệnh nhân này được ghi nhận sáng cùng ngày. Trong đó, "bệnh nhân 1552" tiếp xúc với cô gái dương tính với biến thể nCoV Anh tại Nhật Bản.
Biến thể này có khả năng lây tới 70%, nếu không được kiểm soát tốt có thể lây lan cho nhiều người trong cộng đồng, theo ông Phu. Do đó, mẫu của "bệnh nhân 1552" đang được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải trình tự gene để xác định chủng nCoV. Quá trình cần khoảng 3 ngày mới có kết quả. Hiện chưa rõ có phải các bệnh nhân Hải Dương nhiễm biến thể mới này hay không.
Để nhanh chóng chặn nguồn lây, ông Phu khuyến cáo lực lượng chức năng thực hiện các biện pháp quyết liệt gồm truy vết thật nhanh, phát hiện hết các nhóm người tiếp xúc từ F1 đến F3, xét nghiệm diện rộng để phát hiện ổ dịch và phong tỏa các ổ dịch nếu có. Toàn bộ người F1 đưa đi cách ly tập trung.
Đến sáng 28/1, giới chức y tế đã truy vết được 237 F1 của "bệnh nhân 1552" và 355 F1, 124 F2, 2 F3 của "bệnh nhân 1553". Lực lượng chức năng đang tiếp tục truy vết và lấy mẫu xét nghiệm những người các diện tiếp xúc.
Ông Phu nhấn mạnh: "Người dân không chủ quan, lơi lỏng các biện pháp phòng bệnh, áp dụng chặt thông điệp 5K gồm đeo khẩu trang, khử khuẩn tay, giữ khoảng cách, không tụ tập đông người và khai báo y tế".
Các ca nhiễm mới đã chấm dứt 55 ngày không lây nhiễm cộng đồng tại Việt Nam. Hiện tổng số ca nhiễm là 1.635, tổng số khỏi 1.430, 35 người tử vong do Covid-19.
Nhân viên y tế xét nghiệm RT-PCR mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc "bệnh nhân 1553" tại Quảng Ninh, tối 27/1. Ảnh: UBND tỉnh Quảng Ninh.
Ca nhiễm biến chủng nCoV không có khả năng lây cộng đồng Chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu cho rằng "bệnh nhân 1435" nhiễm chủng nCoV biến thể là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay, nên không có khả năng lây cộng đồng. "Bệnh nhân 1435", sinh năm 1976, quê Trà Vinh, từ Anh nhập cảnh sân bay Cần Thơ hôm 22/12/2020, cách ly tập trung ngay tại Trà Vinh. Cùng chuyến...