Người Mỹ chia rẽ khi đánh giá về công việc của ông Obama
Những căng thẳng và thế đối đầu với Quốc hội do phe Cộng hòa kiểm soát kể từ sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi tháng 11/2014 tới nay đã ít nhiều ảnh hưởng tới đánh giá của người dân Mỹ về công việc của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama. Cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy người dân xứ cờ hoa đã bị chia rẽ về vấn đề này.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn kết quả thăm dò dư luận mới nhất công bố ngày 19/3 của CNN/ORC cho biết 50% số người được hỏi nói rằng ông Obama đã có thời gian làm chủ Nhà Trắng thành công, trong khi 47% nói ông thất bại.
Trong số những người cho rằng Tổng thống Obama đã không hoàn thành nhiệm vụ có 37% đánh giá đó là lỗi của ông, 9% quy trách nhiệm cho Quốc hội. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Obama đã tăng lên 52%, lần đầu tiên kể từ khi tỷ lệ ủng hộ ông vượt trên 50% trong các cuộc thăm dò cũng của CNN/ORC hồi tháng 11/2012. Lần gần đây nhất CNN/ORC tiến hành thăm dò với câu hỏi như trên vào tháng 1/2011, chỉ có 45% nói rằng ông Obama thành công trên cương vị tổng thống Mỹ, trong khi 48% cho rằng ông thất bại.
So với hai tổng thống tiền nhiệm, tỷ lệ đánh giá thành công của ông Obama cao hơn khá nhiều so với ông George W. Bush nhưng thấp hơn ông Bill Clinton. Vào tháng 1/2007, có 39% số người được hỏi nói rằng cựu Tổng thống Bush thành công, 55% đánh giá ông thất bại. Trong khi đó, có tới 77% nói rằng cựu Tổng thống Clinton đã thành công trên cương vị ông chủ Nhà Trắng và chỉ có 20% nói ông thất bại.
Cũng theo kết quả thăm dò mới của CNN/ORC, 53% số người được hỏi cho biết họ đang thấy nước Mỹ đang được vận hành tốt, trong khi 46% không bằng lòng với thực tại. Đây là tỷ lệ hài lòng cao nhất về cách điều hành đất nước kể từ khi ông Obama bước chân vào Nhà Trắng.
Cuộc thăm dò của CNN/ORC được tiến hành từ ngày 13-15/3 qua điện thoại.
Theo Báo Tin tức
Bao Công Trung Quốc "săn cáo" ở Mỹ
Ông Vương Kỳ Sơn, vốn được ví như "Bao Công", sẽ có nhiệm vụ "săn cáo" trên đất Mỹ và gỡ quả "bom nguyên tử chính trị".
"Gỡ bom" trên đất Mỹ
Video đang HOT
Theo báo chí Mỹ, ông Vương Kỳ Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) sắp có chuyến thăm tới Mỹ. Quan chức vốn được ví là "Bao Thanh thiên" của Trung Quốc có sứ mệnh "săn cáo", cụm từ dùng để chỉ chiến dịch truy bắt các quan chức Trung Quốc tham nhũng trốn ra nước ngoài và thu hồi tài sản phi pháp.
Đáng chú ý, đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Vương Kỳ Sơn trên cương vị Bí thư CCDI.
Finacial Times cho biết ông Vương Kỳ Sơn sắp sang thăm Mỹ
Chiến dịch "săn cáo" là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn của Trung Quốc được triển khai từ năm 2014. Tuy nhiên, do Trung Quốc chưa ký kết Hiệp định dẫn độ tội phạm với một số quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ, Canada và Australia nên các nước này đã trở thành những điểm đến lý tưởng của các quan chức tham nhũng Trung Quốc.
Theo giới phân tích, chuyến thăm Mỹ lần này của ông Vương Kỳ Sơn có mục đích chính là tìm cách đẩy mạnh chiến dịch "săn cáo". Ngay cả báo chí Trung Quốc cũng chỉ ra cái tên đang bị săn lùng gắt gao nhất là Lệnh Hoàn Thành (em trai của Lệnh Kế Hoạch). Lệnh Hoàn Thành hiện đã trốn sang Mỹ cùng với một người chú.
Lệnh Kế Hoạch vốn là Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (Chính Hiệp) Trung Quốc, người từng là trợ thủ số một của cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong vai trò Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lệnh Kế Hoạch đã trở thành "hổ lớn" mới nhất bị đặt dưới diện điều tra từ cuối năm 2014.
Lệnh Hoàn Thành (trái) và Lệnh Kế Hoạch
Trong một thông báo ngắn gọn ngày 22/12/2014, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nói rằng ông Lệnh Kế Hoạch, 58 tuổi, đã bị điều tra vì "bị tình nghi có những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", song không nêu rõ chi tiết.
Giới phân tích cho rằng em trai của "hổ lớn" này là Lệnh Hoàn Thành nắm giữ những bí mật động trời và có khả năng trở thành "bom nguyên tử chính trị". Cũng có tờ báo ví Lệnh Hoàn Thành như một Snowden của Trung Quốc.
Trang tin của tập đoàn Xuất bản "Minh kính" cho biết trước đây xuất hiện đồn đoán nói rằng sau khi chạy trốn tới Mỹ, Lệnh Hoàn Thành đã bị Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh trục xuất về Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là thông tin được Trung Quốc cố tình làm giả nhằm đe dọa thế lực Lệnh Kế Hoạch. Sau đó, nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc đã bị "trúng kế".
Báo chí Mỹ thì đồn đoán rằng Lệnh Hoàn Thành có thể sử dụng những thông tin cơ mật ở cấp cao để uy hiếp Trung Nam Hải, yêu cầu dừng ngay chiến dịch bắt giữ và xử lý các thành viên trong gia tộc họ Lệnh.
Trước "Bao Công" Vương Kỳ Sơn, Trung Quốc cũng đã cử một quan chức cấp cao trực tiếp sang Mỹ "săn cáo". Có thông tin cho rằng hồi đầu tháng 1/2015, trợ lý của Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn đã đến New York để bố trí công tác liên quan tới việc điều tra tình hình tài sản của Lệnh Kế Hoạch tại Mỹ. Trong danh sách giám sát có cả người nhà của Lệnh Kế Hoạch tại Mỹ, gồm Lệnh Hoàn Thành (dưới tên giả là "Vương Thành"), Lý Bình (vợ của Lệnh Hoàn Thành) và con gái của Lệnh Hoàn Thành...
Cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết ở Mỹ hiện có 150 người Trung Quốc "tỵ nạn vì lý do kinh tế", phần nhiều trong số đó là các quan tham. Trước khi lẩn trốn, những người này đã tìm cách chuyển số tiền phi pháp khổng lồ bằng USD sang các nước khác để cất giấu.
Mặc dù Bắc Kinh không cung cấp số liệu cụ thể, nhưng theo thống kê của "Tổ chức Minh bạch Tài chính Toàn cầu", trong khoảng thời gian từ 2003-2012 đã có 1.250 tỷ USD tiền phi pháp "chảy" khỏi Trung Quốc.
Dùng "hổ săn cáo"
Do tính chất nghiêm trọng vụ Lệnh Hoàn Thành, Trung Quốc đã phải cử một "hổ lớn" như Vương Kỳ Sơn sang tận đất Mỹ. Ngoài những biệt danh kiểu "Bao Công", Vương Kỳ Sơn còn được ví như "bàn tay sắt", "dưới một người, trên tỷ người"...
Quan chức họ Vương bắt đầu thu hút sự chú ý đặc biệt sau khi được cử đến Quảng Đông để giải quyết vấn nạn phá sản lên mức đỉnh điểm ở Trung Quốc theo lệnh của ông Giang Trạch Dân (1997).
Sau khi Bắc Kinh bùng nổ dịch SARS, ông Vương Kỳ Sơn lại được điều động về làm Thị trưởng Bắc Kinh. Trước khi lãnh đạo bộ máy chống tham nhũng của Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn từng giữ chức Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề tài chính và thương mại, và tham dự một số vòng đối thoại chiến lược Trung-Mỹ.
Tại Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn được bổ nhiệm làm Bí thư CCDI. Từ đó tới nay, ông chính là "tư lệnh" chống tham nhũng ở Trung Quốc.
Ông Vương Kỳ Sơn (giơ tay) trong một cuộc họp tại Bắc Kinh hôm 11/2
Theo giới phân tích, có 4 lý do khiến ông Vương Kỳ Sơn "thành công" trong cuộc chiến chống tham nhũng tại Trung Quốc.
Thứ nhất, bản thân ông Vương Kỳ Sơn vô tư, không sợ thế lực nào. Ông Vương Kỳ Sơn đã trải qua nhiều cương vị, tới nay không dính líu tới bất cứ tin đồn tham nhũng nào. Hơn nữa, ông Vương Kỳ Sơn không có con cái, cho nên sợ rơi vào thế khó, không sợ bị dụ dỗ.
Thứ hai, ông Vương Kỳ Sơn được lãnh đạo thế hệ 5 ủng hộ mạnh mẽ. Trong quá trình chống tham nhũng, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng dành sự tin tưởng cao nhất, sự ủng hộ lớn nhất cho ông Vương Kỳ Sơn.
Thứ ba, ông Vương Kỳ Sơn là con rể của cố Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Diêu Y Lâm, có ưu thế chính trị của "thế hệ đỏ thứ hai".
Thứ tư, ông Vương Kỳ Sơn có tính cách kiên cường, linh hoạt về biện pháp áp dụng. Dù là trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á hay dịch SARS, ông Vương Kỳ Sơn đều đứng mũi chịu sào để xử lý vấn đề, cho nên được gọi là "đội trưởng đội cứu hỏa".
Vấn đề của ông Vương Kỳ Sơn hiện là việc ông đã cao tuổi (sinh năm 1948). Theo đó, tới tới Đại hội 19 ông đã 69 tuổi. Theo quy định bất thành văn "7 lên 8 xuống", tức là 67 tuổi có thể ở lại, 68 tuổi phải về hưu đối với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ông Vương Kỳ Sơn sẽ phải về hưu.
Tuy nhiên, với vụ Lệnh Hoàn Thành, việc cử Bí thư CCDI thăm Mỹ được đánh giá là "sự lựa chọn giá trị nhất" của Bắc Kinh trong thời điểm hiện nay vì chỉ ông Vương Kỳ Sơn mới có cơ hội tiếp xúc với các quan chức cấp cao của Mỹ.
Cái khó trong công tác chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của ông Vương Kỳ Sơn là ông này không có chức danh trong chính phủ Trung Quốc.
Theo Triều Đông
Đất Việt
Quân đội EU và tham vọng sắp lại bàn cờ thế giới Đề xuất thành lập quân đội của Liên minh châu Âu (EU) là hệ quả tất yếu của nhiều diễn biến và thực tế địa chính trị trên thế giới thời gian qua. Ảnh minh họa (Nguồn: Telegraph) Trong bối cảnh Mỹ-châu Âu bất đồng nghiêm trọng về các vấn đề chính trị và quân sự, Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker...