Người Mỹ cần Việt Nam trong chiến lược toàn cầu?
Người ta hiểu rằng hai bên cần có nhau, nhưng có thể cách nói ra là khác nhau. Điều quan trọng hơn cả là thái độ của cả hai bên. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Chuck Hagel đều nói về quyền lợi chung.
Hội thảo “Khắc phục hậu quả chiến tranh: Chặng đường hòa giải và hợp tác tương lai giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” vừa được tổ chức tại thủ đô Washington, nước Mỹ hôm 26/3/2019.
Hội thảo do Ban Chỉ đạo Quốc gia về khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh (Ban Chỉ đạo 701) cùng Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP) phối hợp tổ chức.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh giới thiệu với Thượng nghị sĩ Leahy một số hình ảnh khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam. Ảnh: Báo QĐND
Nơi tổ chức mang tính biểu tượng rất cao cho sự hàn gắn vết thương chiến tranh và hòa giải hận thù, đó là Viện Hòa bình Hoa Kỳ.
Một phần của chương trình đã được nói đến cách đây vài tháng tại trung tâm Stimson cũng tại thủ đô nước Mỹ, về việc hợp tác giải quyết các chất nổ còn sót lại tại Việt Nam, và việc hợp tác này là một động lực thúc đẩy quan hệ Mỹ- Việt.
Hôm 26/3, chương trình được mở rộng hơn, với sự tham dự hùng hậu của hai bên. Phía Việt Nam ngoài sự có mặt của đương kim Đại sứ Hà Kim Ngọc, còn có cựu Đại sứ Phạm Quang Vinh, và có lẽ quan trọng nhất là sự có mặt của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Phía Mỹ người có vai vế quan trọng nhất là Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, người thường xuyên có các cuộc thăm viếng Việt Nam trong nhiều năm qua. Ngoài ra còn có ông Joseph H. Felter, trợ lý Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phụ trách khu vực Đông Nam Á.
Chắc không phải vô tình mà hai người mở đầu buổi hội thảo là đại diện cho ngành quốc phòng hai nước, ông Nguyễn Chí Vịnh và ông Felter.
Dĩ nhiên những vấn đề được thảo luận ở cuộc hội thảo đều có liên quan đến ngành quốc phòng, như rà phá bom mìn, tẩy độc căn cứ quân sự Biên Hòa, tìm kiếm quân nhân Mỹ và Việt Nam bị mất tích trong chiến tranh.
Video đang HOT
Nhưng có phải tương lai của quan hệ Việt – Mỹ có liên quan nhiều đến quốc phòng hay không?
Ít nhất phía Việt Nam, nếu có nghĩ đến điều đó cũng không lộ ra trong buổi hội thảo này. Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã mở đầu buổi hội thảo với việc nêu bật quan hệ chính trị giữa hai bên, tiếp đến là vấn đề xây dựng lòng tin.
Các thành viên của đoàn Việt Nam thể hiện đúng tinh thần chủ đề của hội thảo là hàn gắn vết thương chiến tranh thúc đẩy hợp tác tương lai.
Người ta thấy, tham dự cuộc hội thảo còn có những nhân chứng người Việt, từng kinh qua chiến tranh, chứng kiến bom đạn, chất độc da cam, đến thủ đô nước Mỹ với sự thành tâm quên đi hận thù, và hợp tác trong tương lai.
Phía người Mỹ dường như muốn nói nhiều điều hơn thế!
Một mặt họ công nhận trách nhiệm của nước Mỹ giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, dùng sự hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh làm động lực cho sự hợp tác đôi bên. Mặt khác họ cũng nêu lên vị trí của Việt Nam trong chiến lược toàn cầu mới của nước Mỹ.
Các diễn giả Mỹ 12 lần nêu lên thuật ngữ Ấn Độ dương – Thái Bình Dương, một không gian chiến lược bao gồm bốn cường quốc Ấn Độ, Úc, Mỹ và Nhật Bản. Một không gian chiến lược được liên tục nêu ra trong hai năm trở lại đây, gắn liến với các cuộc tuần tra Tự do hàng hải ngang quan Biển Đông đã được khởi động cách đây hơn ba năm.
Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương nhưng không bao gồm Trung Quốc. Điều đó được ngầm hiểu là một chiến lược toàn cầu đối phó với tham vọng siêu cường, thay đổi trật tự thế giới của Bắc Kinh, kẻ được coi như “con voi trong phòng”, ý nói kẻ vắng mặt nhưng phủ bóng lên quan hệ Việt Mỹ, theo lời một viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong buổi hội thảo.
Một diễn giả Mỹ đề cập việc cấm vận công ty Hoa Vi, bị tình nghi làm gián điệp bằng các thiết bị viễn thông bán ở phương Tây. Một người Mỹ khác nói đến chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh.
Ngoài những điểm chính yếu dường như được nhiều người Mỹ hiện nay quan tâm khi họ nhìn về Việt Nam, buổi hội thảo còn một lần nữa được người Mỹ dùng để hồi tưởng cuộc chiến tranh từng chia rẽ nước Mỹ rất lâu dài, với sự tham gia của những người từng gắn bó với Việt Nam trước đây trong cuộc chiến, trong đó có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel.
Ông Hagel cũng là người kết thúc buổi hội thảo bằng những phát biểu về bài học của cuộc chiến Việt Nam, đó là đừng áp đặt những giá trị mà mình coi là tốt đẹp lên người khác.
Nhìn chung cuộc hội thảo là kết quả chứ không phải là sự mở đầu của mối quan hệ Mỹ-Việt đang diễn ra một cách tốt đẹp.
Phía Việt Nam có thể vì một lý do nào đó đã không đề cập nhiều đến chiến lược, nhưng đã nói rằng hai quốc gia có những quyền lợi chung, như lời Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Quyền lợi chung đó là gì nếu không phải là những gì đang diễn ra ở Biển Đông mấy năm nay, với sự xuất hiện của “con voi trong phòng” ngày càng có vẻ hung hăng?
Người ta hiểu rằng hai bên cần có nhau, nhưng có thể cách nói ra là khác nhau. Người Việt Nam nói môt cách kín đáo, gián tiếp. Người Mỹ bộc trực hơn nói thẳng cái mình muốn.
Sự bộc trực đó không khỏi làm cho chính họ nói đến sự trớ trêu của lịch sử, khi mà cách đây hơn nửa thế kỷ họ đã đến đánh nhau với đất nước xa lạ, nay họ trở lại hợp tác với chính đất nước đó, tìm kiếm sự ủng hộ của đất nước đó trong những chiến dịch tự do hàng hải của họ.
Song điều quan trọng hơn cả là thái độ của cả hai bên. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đương kim Thứ trưởng quốc phòng Việt Nam và ông Chuck Hagel, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đều nói về quyền lợi chung.
Joaquin Nguyễn, từ Virginia, nước Mỹ.
Theo Vietnamnet
Bệnh viện dã chiến cấp 2 kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại Nam Sudan
Ngày 27/2, cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 (BVDCC2) của Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, tại căn cứ Bentiu của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) ở Nam Sudan (UNMISS).
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: TTXVN phát
Tham dự buổi lễ có đoàn Tổ công tác liên ngành về việc Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành - Trưởng ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về việc Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ làm trưởng đoàn, nhân dịp đoàn công tác tới thăm và làm việc tại Nam Sudan.
Phía Việt Nam còn có Đại sứ Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ; Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Phó Trưởng ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về việc Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ; Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam; Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y; đại diện Văn phòng Chính phủ và một số cơ quan, đơn vị Quân đội.
Về phía Phái bộ UNMISS có bà Hiroko Hirahara, Trưởng văn phòng thực địa căn cứ Bentiu; Bác sĩ Iqbal Mohd, Trưởng phòng y tế Phái bộ; đại diện lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tại căn cứ Bentiu. Phát biểu tại buổi lễ, Trung tá Bùi Đức Thành, Giám đốc BVDCC2 của Việt Nam đã ôn lại lịch sử ngày Thầy thuốc Việt Nam và nhấn mạnh những truyền thống nhân văn "Thầy thuốc như mẹ hiền" của các thế hệ thầy thuốc Việt Nam.
Phát biểu chào mừng, đại diện Chỉ huy Phái bộ UNMISS, bà Hiroko Hirahara bày tỏ sự cảm ơn đối với Chính phủ và QĐND Việt Nam đã cử BVDC tới Nam Sudan, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực vượt bậc và những đóng góp hiệu quả của cán bộ, nhân viên BVDCC2 đối với sứ mệnh GGHB LHQ tại Nam Sudan. Bà Hiroko nhấn mạnh: "Việc Việt Nam chuẩn bị kĩ càng trước khi triển khai BVDC đã cho kết quả rất tuyệt vời. Tôi đánh giá cao tính chủ động, sự chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn cao của các bạn. Các bạn đã trở thành một phần quan trọng của căn cứ Bentiu".
Đánh giá về sự đóng góp của BVDCC2 của Việt Nam, bác sĩ Ibal Mohd chia sẻ: "Chỉ sau 4 tháng tiếp quản BVDCC2 của Anh, các y, bác sỹ Việt Nam đã điều trị cho 550 lượt bệnh nhân, trong đó có 15 ca đại phẫu. Đây là một con số ấn tượng đối với một bệnh viện dã chiến cấp 2 ở một phái bộ GGHB".
Một tiết mục văn nghệ tại buổi lễ. Ảnh: TTXVN phát
Phát biểu chúc mừng các đồng nghiệp nhân dịp ngày Thầy thuốc Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y, cho rằng những thành tích mà BVDCC2 đã đạt được trong nhiệm vụ GGHB LHQ là niềm tự hào của ngành quân y Quân đội. Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên cũng đề nghị cán bộ, nhân viên BVDCC2 phát huy năng lực chuyên môn, hoạt động trong môi trường nào thì Lời thề Hypocrate và những lời dạy của Danh y Lê Hữu Trác vẫn là kim chỉ nam trong việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh biểu dương sự cố gắng và những kết quả ấn tượng của BVDCC2 và bày tỏ niềm tự hào trước những đánh giá tốt đẹp của lãnh đạo Phái bộ UNMISS, cơ quan y tế của Phái bộ và các đơn vị trong khu vực đối với BVDCC2 của Việt Nam.
Đồng chí nhấn mạnh: "Trong lịch sử dân tộc, chúng ta đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Giờ đây, chúng ta chứng tỏ với quốc tế thấy rằng, Việt Nam đang đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc bảo vệ hòa bình thế giới; Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân có kỉ luật nghiêm, tinh thần nhân đạo quốc tế cao cả. Hôm nay, tôi càng tự hào khi cán bộ, nhân viên của BVDCC2 không chỉ giỏi chuyên môn, làm tốt công tác đối ngoại quốc phòng, đoàn kết quốc tế... Tôi mong muốn BVDCC2 là một đơn vị giỏi toàn diện khi thực hiện sứ mệnh quốc tế cao cả tại nước ngoài".
Nhân dịp này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và đại diện các cơ quan đơn vị đã tặng quà chúc mừng BVDCC2 của Việt Nam nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam và động viên những nỗ lực của các "chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam" đang tham gia hoạt động GGHB LHQ tại Nam Sudan. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Đại sứ Đặng Đình Qúy, bà Hiroko Hirahara và bác sĩ Iqbal Mohd đã trồng cây lưu niệm tại khuôn viên BVDCC2 của Việt Nam.
Kết thúc buổi lễ, các vị khách mời đã được thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống của Việt Nam cho chính cán bộ, nhân viên BDCDC 2 của Việt Nam chế biến.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Việt Nam cử thêm một sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan Trung tá Nguyễn Kim Tỉnh của Cục Gìn giữ hòa Bình Việt Nam đi làm nhiệm vụ sĩ quan tham mưu tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS), thay Thiếu tá Đỗ Thị Hằng Nga đã kết thúc nhiệm kỳ về nước. Trung tá Nguyễn Kim Tỉnh đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên...