Người mua nhà ở xã hội đến ăn, ở tại công trình vì chủ đầu tư chậm giao căn hộ
Chủ đầu tư trễ hẹn giao nhà 3 năm, nhiều người mua nhà ở xã hội của dự án nhà ở xã Vĩnh Lộc A tập trung tại công trình yêu cầu chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thiện căn hộ để giao nhà cho dân.
Người mua nhà tập trung tại dự án để phản đối việc chủ đầu tư chậm bàn giao nhà ở xã hội đã 3 năm – Ảnh: HỮU HẠNH
Chiều 2-7, khoảng 40 khách hàng mua nhà ở xã hội của dự án khu nhà ở xã Vĩnh Lộc A ( huyện Bình Chánh) tập trung tại công trình chung cư đang thi công để yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện căn hộ, bàn giao nhà cho người mua. Dự án do công ty cổ phần đầu tư phát triển An Nhân làm chủ đầu tư.
Các khách hàng cho biết họ mua căn hộ nhà ở xã hội của dự án này từ năm 2017-2018 chủ đầu tư hứa sẽ giao nhà vào quý II năm 2019. Hai lô chung cư của dự án cũng đã xong phần thô và làm lễ cất nóc năm 2018.
Tuy nhiên, đến nay các căn hộ vẫn chưa hoàn thiện để bán giao cho người mua nhà.
“Chúng tôi chờ nhà để ở hơn ba năm, quá mệt mỏi với những lời hứa suôn của chủ đầu tư hết lần này đến lần khác. Nhiều người đi vay mượn tiền để mua nhà, giờ phải vừa trả nợ, vừa trả tiền thuê nhà”, ông Mai Văn Hợp, người mua căn hộ A0408 trao đổi với Tuổi Trẻ.
Video đang HOT
Khách hàng trải bạt, đem bàn ghế, bếp nấu đến công trình để ăn, ở nơi đây – Ảnh: HỮU HẠNH
Khách hàng cho biết trong tháng 6 vừa qua, chủ đầu tư mời khách hàng đến để “bàn giao kỹ thuật” căn hộ. Tuy nhiên, các căn hộ chưa được hoàn thiện nội thất, chưa có đèn, điện, nước. Riêng block B thì các căn hộ chưa được lát gạch nền, nhiều căn chưa có cửa chính.
Bên ngoài các block chung cư, nước mưa đọng thành vũng, các bậc thang lên xuống được xây bằng gạch đóng rêu xanh.
Những người mua căn hộ cho biết họ đến công trình ở từ ngày 30-6 vì không còn đủ tiền đóng tiền thuê nhà. Họ sẽ dọn đến căn hộ chung cư ở, tự mua đèn sạc để thắp sáng, mua thức ăn nấu sẵn bên ngoài về ăn và sử dụng nhà vệ sinh chung ở tầng trệt.
“Chúng tôi muốn Sở Xây dựng cùng ngồi lại để buộc chủ đầu tư có phương án hoàn thiện và bàn giao căn hộ cho dân”, một người mua nhà cho biết.
Theo UBND xã Vĩnh Lộc A, người dân chỉ tập trung tại công trình chứ không có ngủ lại.
Một khách hàng chở tủ lạnh, máy giặt đến căn hộ quyết ở lại – Ảnh: HỮU HẠNH
Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết sở này đã mời chủ đầu tư dự án đến làm việc nhiều lần. Sở cũng yêu cầu sắp xếp tài chính để hoàn thiện dự án, giao nhà cho người mua. Chủ đầu tư sau đó cũng hứa sẽ hoàn thiện từng đợt để bàn giao nhà cho dân.
“Tuần tới, sở sẽ tiếp tục mời chủ đầu tư làm việc về dự án này”, vị lãnh đạo sở xây dựng cho biết.
Kiến nghị cho phép chủ đầu tư được hoán đổi quỹ đất nhà ở xã hội
Theo HoREA, nếu cho phép doanh nghiệp chuyển giao quỹ nhà ở tương đương giá trị quỹ đất 20% thì sẽ có nhiều nhà ở xã hội hơn ở vị trí khác với mức giá vừa túi tiền của người thu nhập thấp.
Trong văn bản gửi tới Bộ Xây dựng góp ý một số quy định của Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng mới đây, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cũng chỉ ra những điểm bất hợp lý của quy định trên.
Theo đó, HoREA nhận thấy, Nghị định 49/2021/NĐ-CP chỉ quy định một phương thức chủ đầu tư phải xây dựng nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại có quy mô diện tích từ 2 ha trở lên, nhưng đã bãi bỏ phương thức "chuyển giao quỹ nhà ở tương đương giá trị quỹ đất 20%" mà trước đây đã được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là không hợp lý, thiếu tính khả thi và không phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Bởi lẽ, các dự án nhà ở thương mại (khu đô thị, khu nhà ở) rất đa dạng về phân khúc thị trường từ cao cấp đến bình dân, về quy mô diện tích từ dưới 1 đến vài chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ha. Vì thế, cần có cơ chế phù hợp để chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ dành một phần quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.
Do vậy, có những dự án nhà ở thương mại phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của dự án, nhưng có nhiều dự án nhà ở thương mại không phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của dự án. Nếu có cơ chế "chuyển giao quỹ nhà ở tương đương giá trị quỹ đất 20%" mà trước đây đã được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP thì vừa sát với thực tiễn, vừa có được quỹ nhà ở xã hội nhiều hơn với giá thành hợp lý hơn, phù hợp hơn với khả năng tài chính của đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội.
"Ví dụ, một chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại cao cấp 'B' tại phường An Phú, TP. Thủ Đức có diện tích 2ha nên phải dành 4.000m2 đất để xây dựng nhà ở xã hội trong theo quy định của Nghị định 49/2021/NĐ-CP. Chủ đầu tư đã mua lại quyền sử dụng đất khu đất này với giá bình quân 80 triệu đồng/m2 dẫn đến chi phí giải phóng mặt bằng 4.000 m2 lên đến 320 tỷ đồng và đây là chi phí hợp pháp được tính vào chi phí đầu tư nhà ở xã hội, nên mặc dù dự án nhà ở xã hội này được miễn tiền sử dụng đất, nhưng giá thành nhà ở xã hội tại đây có thể lên đến 35 - 40 triệu đồng/m2 thì không thể làm nhà ở xã hội được nữa vì giá bán nhà quá cao.
Nếu xác định giá trị quỹ đất 4.000 m2 này theo giá thị trường để hoán đổi quỹ đất khác hoặc quỹ nhà ở xã hội khác có giá trị tương đương thì Nhà nước sẽ có nhiều nhà ở xã hội hơn ở vị trí khác và giá bán nhà ở xã hội phù hợp hơn", HoREA chỉ ra ví dụ.
Từ đó, hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ- CP) để đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Nhà ở 2014, trên cơ sở gần như khôi phục lại một số nội dung của Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Cụ thể, Điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị quy định, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị tại các đô thị loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội, hoặc phải dành 20% quỹ nhà ở của dự án để làm nhà ở xã hội.
Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị đó có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% (trừ trường hợp Nhà nước thu hồi quỹ đất 20% để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách và trường hợp chủ đầu tư không có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì chuyển giao quỹ đất này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án).
Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án được lựa chọn hình thức hoặc dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này, hoặc chuyển giao quỹ đất hoặc quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20% tại thời điểm chuyển giao để sử dụng làm nhà ở xã hội được xác định giá đất phù hợp với giá đất trên thị trường theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp thực hiện hoán đổi số lượng nhà ở xã hội tương đương tính theo
căn hộ, hoặc diện tích sàn xây dựng căn hộ, theo hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm tùy theo từng khu vực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và theo công thức tính số lượng căn hộ (hoặc diện tích sàn xây dựng) căn hộ nhà ở xã hội sau hoán đổi bằng số lượng căn hộ (hoặc diện tích sàn xây dựng) hoán đổi nhân hệ số điều chỉnh giá đất của khu vực sau hoán đổi chia hệ số điều chỉnh giá đất của khu vực trước hoán đổi.
Dự án giữa lòng đô thị Bình Dương sau 15 năm vẫn nằm... trên giấy 15 năm qua, khu đất rộng hơn 24 ha ở phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương liên tục được gia hạn, chuyển đổi quy hoạch. Đến nay tất cả các quy hoạch vẫn chỉ nằm trên giấy, trong khi đó hàng trăm hộ dân ở đây vẫn phải sống trong cảnh tạm bợ, với những căn nhà sập...