Người mua hóa chất sẽ phải trình CMND
Các biện pháp quản lý chợ hóa chất cũng được Sở Công thương dự thảo đề xuất. Trong đó, ngoài việc quản lý chặt người kinh doanh, người mua hàng cũng được giám sát.
Trao đổi với chúng tôi về phương án di dời chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM) như yêu cầu mới đây của UBND TP, ông Phan Hoàn Kiếm – phó giám đốc Sở Công thương, chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM – cho biết các cơ quan liên quan đã chọn được địa điểm mới, dự kiến tại Bình Chánh (TP.HCM), hiện đã được chuyển cho Sở Quy hoạch – kiến trúc xem xét, tư vấn.
Các biện pháp quản lý chợ hóa chất cũng được Sở Công thương dự thảo đề xuất. Trong đó, ngoài việc quản lý chặt người kinh doanh, người mua hàng cũng được giám sát.
Chẳng hạn nếu mua sỉ cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức kèm theo thông tin số lượng cần mua.
Với cá nhân, người mua phải xuất trình CMND, người bán ghi nhận lại để báo cáo khi cần… Việc đóng gói bao bì cũng được quy định rõ hơn về số lượng nhằm hạn chế việc mua bán lẻ, phục vụ những mục đích không chính đáng.
Video đang HOT
Thống kê mới đây của QLTT TP.HCM cho thấy tỉ lệ các vụ vi phạm liên quan đến hóa chất, phụ gia thực phẩm vẫn rất cao.
Trong sáu tháng đầu năm, đội QLTT 1A (đội chuyên ngành hóa chất) thực hiện kiểm tra 76 đơn vị sản xuất kinh doanh lĩnh vực này, phát hiện đến 71 đơn vị vi phạm, trong đó có 36 tổ chức và cá nhân kinh doanh tại khu vực chợ Kim Biên.
Các vi phạm phổ biến là kinh doanh hóa chất nhập lậu, quá hạn sử dụng.
Việc kiểm soát về đối tượng mua bán, mục đích sử dụng chưa được chặt chẽ, đặc biệt là hóa chất nguy hiểm, độc hại và phụ gia thực phẩm.
Tình trạng bán lẻ hàng hóa nhưng không lập hóa đơn bán hàng giao cho người mua còn phổ biến, nhất là đối với các hộ kinh doanh phụ gia thực phẩm.
Tình trạng sang chiết hóa chất, phụ gia thực phẩm trái phép để bán lẻ vẫn còn.
Cơ quan này cũng đã chuyển cho Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ Bộ Công an điều tra xử lý vụ Công ty TNHH sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Thư Trần Hớn có các hành vi vi phạm nghiêm trọng như buôn bán hóa chất giả (khoảng 3,2 tấn), kinh doanh hàng hóa nhập lậu và gần 3 tấn hóa chất quá hạn sử dụng…
Theo Tuổi Trẻ
Tội phạm tham nhũng kinh tế luôn tinh vi và phức tạp
Sau khi một số vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Nguyễn Đức Kiên, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh... bị phát hiện, điều tra, xử lý đã có tác dụng răn đe tội phạm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tội phạm kinh tế vẫn xảy ra nhiều và gây thiệt hại lớn trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngày 3-7, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, cho biết: Thời gian qua, đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; nắm tình hình đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc nổi lên như hoạt động lừa đảo lợi dụng kinh doanh đa cấp; phòng ngừa tội phạm kinh tế trong quá trình hội nhập...
Toàn lực lượng đã phát hiện 9441 vụ, 8631 đối tượng phạm tội về kinh tế; 123 vụ phạm tội về tham nhũng, xử lý 178 đối tượng.
Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên tòa.
Qua nắm tình hình và đấu tranh cho thấy, sau khi một số vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Nguyễn Đức Kiên, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh... bị phát hiện, điều tra, xử lý đã có tác dụng răn đe tội phạm trong lĩnh vực này.
Các ngân hàng thương mại cổ phần tự điều chỉnh hoạt động theo quy định của pháp luật; tình trạng lợi dụng "sở hữu chéo", tạo vốn ảo, thâu tóm ngân hàng, dùng công ty "sân sau" để rút tiền ngân hàng bước đầu được ngăn chặn.
Tuy nhiên, tội phạm kinh tế vẫn xảy ra nhiều và gây thiệt hại lớn trong lĩnh vực ngân hàng, thủ đoạn chủ yếu vẫn là thông đồng, móc ngoặc giữa nhóm đối tượng trong và ngoài ngân hàng để trục lợi hoặc cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Đáng lưu ý, do tình trạng sản xuất, kinh doanh của nhiều công ty gặp khó khăn, tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản giữa các cá nhân, doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với ngân hàng diễn biến phức tạp hơn, xảy ra ở nhiều lĩnh vực với nhiều thủ đoạn như, lợi cụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết và tâm lý hám lời của người dân để lừa đảo góp vốn kinh doanh, tham gia chuỗi kinh doanh đa cấp, đầu tư dự án, xin việc làm...
Điển hình, Cục Cảnh sát kinh tế (C46) đã bắt 8 đối tượng thuộc công ty Liên Kết Việt lừa đảo chiếm đoạt 1.910 tỷ đồng của 52.000 người dân tại hàng chục địa phương, nhưng loại hình này vẫn khá sôi động, tiềm ẩn nguy cơ gây phức tạp về ANTT.
Theo Công An Nhân Dân
Mở hướng phá án từ hai mẩu đầu lọc thuốc lá Với cái đầu lạnh, trái tim nóng cùng những đức tính cần cù, nhẫn nại, sáng tạo và luôn một lòng yêu nghề - Đó là những cảm nhận của tôi trong lần gặp gỡ cán bộ chiến sỹ Phòng Kỹ thuật hình sự (PC54) Công an TP HCM. Chúng tôi đến Phòng PC 54 Công an TP Hồ Chí Minh vào buổi...