Người mua hàng online chuộng “tiền trao cháo múc” và câu chuyện văn hóa shipper
Văn hóa giao hàng sẽ quyết định trực tiếp đến hình thức thanh toán mà khách hàng sử dụng. Hình thức thanh toán trực tuyến có rất nhiều ưu điểm nhưng lại không được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Dịch vụ giao hàng tận nơi đã thực sự đảm bảo chất lượng cho khách hàng?
Những năm gần đây, do nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng và cũng một phần lớn tác động của sự phát triển mạng xã hội, một loại một loại dịch vụ mới được ưa chuộng, đó là dịch vụ giao hàng tận nơi.
Nghề giao hàng tận nơi hay những người nhận nhiệm vụ giao hàng này được gọi là shipper. Là những người làm công việc vận chuyển hàng hóa đến tay người sử dụng dịch vụ. Mua sắm trực tuyến phát triển kéo theo nhu cầu chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua ngày càng lớn.
Nếu như những ngày đầu, hầu hết loại hình dịch vụ này đều mang tính cá nhân tự phát, thì hiện nay có rất nhiều công ty đã kinh doanh loại hình dịch vụ này một cách có tổ chức. Thế nhưng, bất kỳ loại hình dịch vụ nào đều ưu tiên trước nhất là quyền lợi của khách hàng, đi kèm với uy tín của cá nhân hay tổ chức kinh doanh loại hình dịch vụ đó.
Ảnh minh họa
Do nguồn cung cầu đáp ứng lẫn nhau nên loại hình dịch vụ này ngày càng phát triển, số lượng người lao động và đối tương lựa chọn công việc ngày càng đa dạng, vì vậy sản sinh ra việc chất lượng dịch vụ không giống nhau.
Hầu hết người mua hàng đều có xu hướng sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi rồi mới thanh toán. Ngược lại, người bán hàng cũng như công ty vận chuyển lại luôn mong muốn khách hàng của mình thanh toán trực tuyến.
Người mua hàng luôn lo lắng về chất lượng sản phẩm mình đã đặt, họ ưu tiên hơn hình thức thanh toán tận nơi để có thể kiểm tra trước khi nhận hàng và thanh toán. Nhưng với hình thức này, người bán hàng và công ty vận chuyển lại khá phải thấp thỏm lo lắng.
Nỗi sợ “bom” hàng
Khách hàng đôi khi hứng thú nhất thời nhưng đến phút cuối cùng lại “hết hứng” và quyết định “bom” hàng, đây chính là cơn ác mộng của các giao dịch thương mại điện tử.
Với những trường hợp này thật gây khó khăn cũng như phiền phức cho cả người bán và bên giao hàng, họ sẽ tốn kém cả thời gian, công sức cũng như tiền bạc với hình thức thanh toán có phần bất lợi cho mình này.
Muôn vài lý do để “bom” hàng (Ảnh minh họa).
Các đơn hàng khi không thể đến với người mua sẽ được hoàn trả về bưu cục rồi lại lên đường vận chuyển về phía người bán. Quy trình này khiến người bán cũng như bên vận chuyển vô cùng mệt mỏi và tốn công vô ích.
Video đang HOT
Những đơn chuyển hoàn dở khóc dở cười. ( Ảnh minh họa )
Ngoại trừ những trường hợp thuộc lỗi của người bán, có một số bộ phận người mua hàng rất thiếu ý thức và trách nhiệm trong việc giao dịch của bản thân mình. Từ đó dẫn đến việc cả người bán lẫn bên vận chuyển đều không mấy thoải mái với những đơn hàng thu tiền tận nơi.
Dịch vụ giao hàng đã tận trách nhiệm?
Nhưng cũng phải nói đến việc tắc trách của cả người bán và đặc biệt là công ty giao hàng nói chung cũng như cá nhân nhân viên vận chuyển nói riêng đã khiến cho số đông người tiêu dùng không còn đặt mấy niềm tin vào cách thức toán “tiền đi trước, hàng hóa mãi mới đến sau”.
“Tôi thường xuyên mua hàng online, nhưng mỗi lần trót thanh toán trước bằng hình thức chuyển khoản là đa phần đơn hàng đó luôn gặp trục trặc. Nhất là các bạn giao hàng thường xuyên đến mà không hề thông báo trước, bất kể tôi đã có yêu cầu với đơn vị bán hàng về thời gian giao dịch”, anh Trung ngụ tại quận Cầu Giấy chia sẻ.
Các đơn hàng khi người tiêu dùng không kịp nhận sẽ được hoàn về trụ sở của công ty vận chuyển trước khi trả hàng về với người bán. Việc hoàn tiền lại cho khách hàng lại diễn ra khá phức tạp và mất thời gian, bất kể lỗi đến từ người nhận hàng hay do nhân viên vận chuyển.
Rất nhiều trường hợp, người giao hàng đến bất chợt không thông báo trước với khách hàng thế nhưng khi được hẹn giao lại sau thì họ từ chối và yêu cầu khách hàng ra bưu cục để nhận hàng. Nhiều người tiêu dùng khá bất mãn khi họ trả tiền để được giao hàng tận nơi nhưng đến cuối cùng vẫn phải tự thân đi lấy hàng.
Hàng hóa không được bảo quản chất lượng
Một trong những vấn nạn khiến người tiêu dùng không mấy khi tin tưởng sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến là hàng hóa không được bảo quản chất lượng. Ngoại trừ những nguyên nhân khách quan, đôi khi việc hỏng, làm giảm chất lượng của hàng hóa lại thường đến từ các đơn vị của dịch vụ vận chuyển.
Cách đây không lâu, dân cư mạng xôn xao về clip tung hứng hàng hóa đầy vô trách nhiệm của một công ty vận chuyển được khá nhiều người tin tưởng. Trên thực tế điều này xảy ra không ít, những kiện hàng méo mó, thậm chí có dấu hiệu bị mở khi được trao đến tay khách hàng làm họ không dám trả tiền trước nhận hàng sau.
Những cây bút bị gãy do va đập.
Câu chuyện dở khóc dở cười như mười cân mận được niêm phong kĩ càng nhưng khi cân lại “ngót” đến vài cân. Hay như hàng đến tay người tiêu dùng lại hỏng hóc, biến dạng đến không nhận ra hình thù.
Vẫn biết trong quá trình vận chuyển không thể tránh được những tác động ngoài mong muốn, thế nhưng khi đã là một loại hình dịch vụ thì các công ty vận chuyển cũng như người giao hàng nên chú ý hơn về việc thực hiện quy trình bảo quản hàng hóa. Có như vậy người tiêu dùng mới đủ tin tưởng để sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và sức lực cũng như tiền bạc cho cả đôi bên.
Thanh toán trực tuyến là hình thức giao dịch văn minh và nhiều ưu điểm, giúp cả ba bên người bán, người mua và bên vận chuyển sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Ấy vậy nhưng để hình thức thanh toán này được sử dụng nhiều hơn thì các loại hình dịch vụ vận chuyển nên có quy trình nghiêm ngặt để hàng hóa được giao đến tay khách hàng đảm bảo chất lượng nhất.
Xây dựng văn hóa giao hàng chính là tác động lớn đến sự tin tưởng của khách hàng dành cho hình thức thanh toán trực tuyến.
Theo Helino
Lạ lùng như lý do chia tay của giới trẻ ngày nay: Vì hay đặt đồ ăn bên ngoài và không lấy tiền thừa của shipper
Nếu như người ta yêu nhau chỉ vì yêu thì khi tình cảm đã cạn lại có hàng vạn lý do để đường ai nấy đi. Thế nên lâu lâu, cộng đồng mạng lại được phen ngã ngửa vì những tình huống chia tay không thể nào khó tin hơn.
Có thể nói tình yêu là thứ kì lạ nhất trên đời này. Yêu đương có thể đưa bạn trải qua đủ loại cung bậc cảm xúc trên đời, từ vui buồn, giận hờn đến hạnh phúc, tuyệt vọng đều đủ cả. Không chỉ có thế, tình yêu còn khiến người ta khó hiểu hơn, mù quáng hơn và phũ phàng hơn.
Đương nhiên cái sự "phũ" nhất này thể hiện rõ nhất là khi tình cảm đã không còn mặn nồng như trước nữa. Thế nên khi yêu thì chỉ vì yêu còn đến lúc chia tay người ta lại có hàng ngàn, hàng vạn lý do. Mới đây, dân mạng lại được phen "kêu trời" khi biết được lý do mà một cô nàng bị chia tay: Hay order đồ ăn bên ngoài và không lấy tiền thừa của shipper.
Câu chuyện một cô nàng bị "đá" vì tips cho shipper đang gây xôn xao MXH.
Theo đó, cô nàng giấu tên đã đăng tải câu chuyện lên một diễn đàn trên MXH như sau:
"Chia tay vì tips thêm tiền cho shipper
Xin mọi người phân giải giúp em, xem em có sai ở điểm gì không. Người yêu em đòi chia tay vì lí do: Em hay order đồ ăn bên ngoài và không lấy tiền thừa của shipper.
Anh bảo "Mẹ không thích con gái ăn hàng, mẹ không thích con gái lãng phí" nhưng em có cảm giác không lành bởi ai cũng biết, chả hơi đâu tự dưng gây sự, chắc chắn phải có cái gì đó. Nhưng em lại không thấy có dấu bị "cắm sừng" hay gì cả, chỉ thấy khó hiểu và ức chế.
Sự thật là em có nấu ăn, em không giàu đến mức tuần 7 ngày đi ăn hàng. Nhưng mỗi khi mua cái đồ gì về ăn là chỉ biết cắm mặt vào ăn, còn sợ con bạn cùng phòng chụp rồi đăng lên Facebook (người yêu em rất hay soi Facebook bạn cùng phòng em để xem em có ăn hàng hay không).
Cứ mỗi lần nó đăng gì lên là y như rằng cãi nhau. Hay em đi cà phê, đi ăn với bạn bè cũng không dám check in, thậm chí còn bảo bạn bè đăng bài đừng tag mình không em rất sợ người yêu em nhìn thấy và lại ca bài ca: "Sao em đi tụ tập với bạn bè nhiều thế".
Đỉnh điểm là hồi Tết, em có đăng ảnh với mấy đứa bạn ở quê ghi caption: "Họp lớp cấp 1", nói là cấp 1 nhưng thật ra là mấy đứa bạn chơi với nhau từ đó đến giờ. Người yêu em ngay lập tức hỏi em: "Cấp một mà cũng họp lớp à? Rảnh nhỉ? Ăn sang nhỉ? Quán karaoke đẹp nhỉ? Đắt không? Tiền triệu chứ?"... Mà rõ ràng tiền triệu hay tiền tỉ thì em cũng không xin của anh ấy một đồng nào cả.
Đến hôm nay thì anh ấy đòi chia tay vì em không lấy tiền thừa của shipper. Theo anh ấy là "lãng phí, tốt với người dưng trong khi chưa chắc đã cho cha mẹ được đồng nào", nguyên văn lời nói của anh ấy luôn.
Trong khi em chỉ làm vậy có đúng một lần vào hồi mùa đông, trời rất là rét em thấy bạn shipper vất vả nên bảo bạn ấy về trước. Tiền thừa chỉ có mấy nghìn bạc thôi chứ ko có gì to tát. Hơn nữa chuyện đó đã rất lâu rồi phải hơn nửa năm rồi mà động tí anh ấy lại lôi ra mắng mỏ em.
Ngoài ra anh ấy cũng đòi chia tay vì hay "ăn hàng". Em thừa nhận trước đây em sống ảo, rất hay check in hàng ăn uống và thích review quán ăn, nhưng từ khi biết tính lão như vậy em đã tiết chế rất nhiều rồi.
Em hiện đang làm food marketing, do công việc nên hay phải đi quay chụp các quán ăn. Thi thoảng có hàng ăn ngon em đều tag đồng nghiệp (chỉ có nữ) vào để lưu lại viết bài. Anh ấy liền trả lời bình luận của em: "Giàu nhỉ, lại ăn" (việc này xảy ra khoảng mấy lần).
Em nhẫn nhịn rất nhiều vì nghĩ thôi anh ấy nói cũng đúng, bớt ăn lại có thêm tiền lo cho sau này cũng không sai chút nào. Nhưng riêng việc không lấy tiền thừa của shipper trong ngày mưa rét thì em sai ở đâu hả mọi người? Dù là tiền ăn hàng, tiền đi chơi với bạn, tiền tips cho phục vụ đều đâu phải tiền của anh ấy.
Mọi người nói cho em một câu công bằng với!"
Kèm theo những tâm sự đầy bức xúc này là những đoạn tin nhắn của cô nàng và anh người yêu. Quả thật đúng như những gì cô nàng kể lại thì bạn trai cô đúng là đang nhất quyết đòi chia tay vì lý do khó đỡ: không lấy tiền thừa của shipper chỉ 1 lần duy nhất.
Sau một hồi mắng người yêu lãng phí, sĩ diện, anh chàng vẫn dứt khoát "Chia tay đi".
Chỉ trong một thời gian ngắn, tình huống của cặp đôi này đã khiến nhiều người chú ý và được rất nhiều fanpage, diễn đàn khác nhau trên MXH đăng tải lại. Đương nhiên, những lời kể chi tiết của cô nàng cùng đoạn tin nhắn kia đã khiến nhiều người phẫn nộ với lý do chia tay mà anh người yêu đưa ra. Ai ai cũng khuyên cô gái chia tay đi và không có gì phải lưu luyến cả:
- Mình nghe câu chia tay mừng cho bạn quá. Chia tay nhanh còn kịp chứ lấy vào sau này thì bạn khổ lắm!
- Chia tay gấp bạn ơi, đang yêu mà đã khó như thế này rồi thì lúc cưới còn kinh khủng như thế nào nữa? Lo mà chạy đi còn không hết ở đấy mà suy nghĩ với công bằng cái gì nữa.
- Chúc mừng bạn gái nếu đã chia tay thành công nhé!
- Bạn nam này thuộc thể loại ki bo, keo kiệt, bủn xỉn, gia trưởng, quản lý người yêu như con, về mà làm gì không vừa lòng chắc ăn đánh đấy! Yêu kiểu gì mà như ở tù vậy trời! Chia tay gấp!
Người ta vẫn bảo yêu là thấu hiểu, là cùng nhau sẻ chia nhưng dường như anh chàng người yêu trong câu chuyện chưa có một giây phút nào chia sẻ với bạn gái. Không chỉ có thế, anh chàng còn luôn mặc định mình đúng, không chịu nghe bạn gái giải thích. Đây hẳn là những điều cấm kị trong bất kì mối quan hệ nào chứ không riêng gì yêu đương.
Là một câu chuyện chia sẻ giấu tên nên đến hiện tại, vẫn chưa rõ danh tính của nam chính và nữ chính nhưng phía dưới bài viết, dân mạng đang thảo luận vô cùng sôi nổi. Đúng là một khi đã không còn thích nhau nữa thì chỉ một hơi thở cũng có thể thành lý do chia tay được. Thế nên nếu vào một ngày không mấy đẹp trời nào đó, người yêu bạn nói lời chia tay thì cũng lấy đó làm suy sụp. Bởi vẫn còn có cả tỉ chị em cũng đang đau đầu bởi những hoàn cảnh éo le đừng hỏi đây này.
Theo Helino
Góc không dành cho người yếu tim: Ánh mắt thơ ngây trong thùng quà khiến thanh niên mém xỉu, và sự thật là... Khi nhận được thùng quà cô ruột gửi, anh chàng tí xỉu khi thấy ánh mắt, nụ cười của một đứa trẻ. Thế nhưng, sau cùng sự thật lại không như anh chàng nghĩ. Những ai đang đi học, đi làm xa nhà có lẽ sẽ chẳng còn lạ gì cảnh được bố mẹ, người thân gửi từng thùng quà quê lên. Rất...