Người Mông giã từ “tiệc ma”
“ Tiệc ma tốn kém lắm. Nhiều người cả đời trả không hết nợ. Giờ thì tiệc ma không còn nữa. Người Mông ở Mường Cai đã thay đổi nhiều rồi”.
Trưởng bản Pá Vệ Giàng Chứ Sồng bắt tay và hứa với bộ đội Bộ CHQS tỉnh Sơn La quyết tâm xây dựng nếp sống văn hoá mới
Đó là những lời tâm sự của anh Sùng A Vừ – Phó Chủ tịch UBND xã Mường Cai, huyện Sông Mã (Sơn La).
Hủ tục như dây buộc cổ…
Mường Cai là xã khó khăn nhất của huyện, là nơi cư trú của gần 900 hộ dân gồm các tộc người: Mông, Thái, Sinh Mun, Khơ Mú…
Trong bữa cơm tối cùng Đội xây dựng cơ sở số 5 thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La-đơn vị đóng trên địa bàn xã Mường Cai, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về những hủ tục đau lòng, từng diễn ra trên mảnh đất này.
Trung tá Hà Thế Bằng – Đội trưởng Đội số 5 kể: Bà con vùng cao, nhất là đồng bào Mông từng có nhiều hủ tục rất lạc hậu. Những hủ tục ấy đã làm khổ chính cuộc sống của họ, kéo dài những phận nghèo, gây nên những cái chết oan uổng. Chuyện cúng ma ở vùng cao xảy ra như cơm bữa, cứ cái gì khó hiểu xảy ra trong cuộc sống thường ngày là cúng ma.
Video đang HOT
Ngay cả con trâu, con bò ốm bà con cũng cúng ma. Cúng đến khi nó chết thì lại mổ thịt ra mà cúng ma nữa để xin con ma đừng bắt con người, đừng bắt trâu, bò, lợn khác phải “đi theo”. “Trong rất nhiều hủ tục ấy thì hủ tục “tiệc ma” gây tốn kém và đau khổ nhất cho những người đang sống. Có nhiều người mang nợ cả đời chỉ bởi hủ tục này. Tuy bây giờ hủ tục không còn nữa nhưng dấu ấn của nó thì người đàn ông Mông nào cũng khó mà quên được…” – anh Bằng khẳng định.
Bỏ tiệc ma là thêm chữ hiếu
Bản Pá Vệ của xã Mường Cai nằm gần biên giới Việt-Lào, là nơi sinh sống của mấy chục hộ đồng bào Mông. Trưởng bản Giàng Chứ Sồng, 53 tuổi, trầm tư kể: Hủ tục của người Mông ta thì nhiều lắm, kể cả ngày cũng không hết cái khổ do nó gây ra đâu.
Ngay như ta khi lấy vợ, nếu không có 120 đồng bạc trắng để làm sính lễ thì cũng phải ngậm ngùi chia tay người mình yêu. Còn cái chuyện tiệc ma thì đúng là gây khổ bao đời nay. Là con trai Mông, khi bố mẹ chết là phải có ít nhất 1 con trâu, bò để cúng ma. Nhà có 7-8 người con cũng vậy, cứ theo tục mà làm. Không lo được đầu trâu, bò là coi như bất hiếu, bị dân bản khinh rẻ; dòng họ ruồng rẫy. Bởi thế không ít người phải vay, mượn để có trâu, bò cúng ma.
Người Mông trước đây vốn nghèo khổ, cả đời làm quần quật vẫn chẳng có nổi một con trâu, bò; nếu vay mượn thì lấy gì mà trả. Thế là cứ nợ lần lữa, trả mãi không xong, đói nghèo đeo đẳng.
Mà đâu chỉ có thế. Đám ma mổ nhiều trâu, bò thì cũng có nghĩa là tiệc đưa ma cứ kéo dài ngày này sang ngày khác, người chết cứ để tới 5-7 ngày… “Nhưng đó là chuyện cũ rồi. Ngày nay người Mông ở Mường Cai đã làm theo lời cán bộ, bỏ đi những hủ tục lạc hậu, tìm học những cái hay, cái đẹp cho cuộc sống mới” - ông Sồng nói.
Quá trình tuyên truyền để đẩy lùi luật tục lạc hậu ở đây cũng không đơn giản, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Cai – anh Sùng A Vừ cho biết: Ngay như việc từ bỏ tiệc ma là việc rất khó vì đấy là tín ngưỡng lâu đời của người Mông, lại thuộc phạm trù đạo đức, nên phải giải thích rất cụ thể, hợp lý, hợp tình và kiên trì mới tháo gỡ được quan niệm cũ.
Khi bà con đã hiểu được rằng nếu bỏ tiệc ma thì không những môi trường làng bản trong sạch, lại không phải chi phí tốn kém, con cháu thêm điều kiện phát triển sau này… như vậy mới là có hiếu, thì bà con sẽ làm theo.
Theo Phó Chủ tịch Sùng A Vừ, ở Mường Cai giờ chẳng ai để ma dài ngày và ăn uống linh đình nữa. Người ốm đau, phụ nữ khi sinh nở đều đến cơ sở y tế điều trị. Những cái chết oan uổng không còn, những cái nghèo do hủ tục đã chấm dứt. Cuộc sống mới đang mở hướng tươi sáng…
Theo xahoi
Những câu chuyện ly kỳ ở "thiên đường" chuyển giới
Ban đêm - trên các đường phố Pattaya, thật khó có thể nhận biết đâu là "kiều nữ hàng hiệu".
Có những cô nàng trắng ngần, cao ráo, chân dài lả lướt với bộ ngực đầy khiêu khích, thu hút mọi ánh mắt qua đường, nhưng chỉ khi "nàng" cất giọng ồm ồm, thì đây đích thị là một "lady boy" (hay "kathoey"- theo cách gọi của người Thái).
"Chân dài... kathoey" trên phố
Pattaya nằm cách Thủ đô Bangkok (Thái Lan) khoảng 165km về phía Đông Nam, thuộc tỉnh Chon Buri. Nơi đây nguyên là làng chài nhỏ ven biển, trải qua thăng trầm thời gian và biến động lịch sử, Pattaya ngày nay trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn nhất của đất nước Thái Lan. Thứ khiến thành phố biển này thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ đến chính là "sex-show". Đây là một dịch vụ đặc biệt, được chính phủ nước sở tại và chính quyền địa phương cho phép hoạt động công khai, phục vụ người nước ngoài là chủ yếu. Hàng chục sân khấu sex-show lớn nhỏ luôn sáng đèn và đầy ắp khách hàng đêm; cùng nhan nhản những quán bar, vũ trường, sòng bạc và các tụ điểm ăn chơi tấp nập khách ra vào... tất cả đã biến Pattaya trở thành một đại sân khấu. Một lượng "nhân công lao động" không nhỏ tại đây là các "kathoey" - cách người Thái gọi những anh chàng chuyển giới. Ở nơi này, họ có thể thoải mái sống là chính mình mà không bị ai soi mói, lại có nghề để kiếm tiền, nên đổ đến ngày càng đông.
Trái với không khí có phần tĩnh lặng ban ngày, khi màn đêm buông xuống, Pattaya nhộn nhịp khác thường. Những con phố bỗng như dài đến vô tận với hàng nghìn biển hiệu rực rỡ, đèn màu lấp lánh. Trên những hè phố ấy, thoáng lướt qua là những cô nàng với nước da trắng trẻo, đôi chân dài được phô trương hết cỡ trong chiếc quần soóc bò ngắn cũn cỡn còn bộ ngực thì như muốn nhảy ra khỏi chiếc áo hai dây, khiến mọi ánh mắt dõi theo. Chỉ khi "nàng" rút điện thoại, cười nói với âm giọng của... đàn ông miền biển thì tất cả mới bất ngờ, nhận ra đó là một kathoey. Dường như đã quá quen với cảnh này, dân địa phương thường không mấy chú ý, nhường phần hiếu kỳ lại cho du khách. Băng qua những ngách nhỏ cạnh hông các quán bar, có thể dễ gặp cảnh vị khách loay hoay chụp ảnh một nhóm kathoey đang "túm năm tụm ba" tán chuyện. Họ cũng chẳng hề tỏ vẻ ngại ngùng hay khó chịu, mà thậm chí còn cười toe toét, tạo dáng trước khung hình.
Công nghệ sex-show
Tại Pattaya, "dịch vụ đặc biệt" được chia làm hai mảng rõ rệt. Đầu tiên là trung tâm tổ chức "Tiffany's show" (hay còn gọi là Alcazar show). Đây là buổi trình diễn nghệ thuật của các vũ công chuyển giới mà bất cứ ai cũng có thể thưởng thức. Tại Thái Lan, chỉ cần bỏ ra chừng dăm bảy chục ngàn USD là một anh chàng có thể hóa thành một "hot girl" với chỉ số 3 vòng... tùy chọn. Thậm chí những anh chàng có nhiều nét nữ tính sẵn, sau khi đụng dao kéo, còn có chỉ số chuẩn hơn cả người mẫu. Thế nên các vũ công tại đây dễ khiến người xem ngợp bởi vẻ đẹp "dao kéo" của mình. Một vài trong số họ còn từng đoạt giải "Hoa hậu thế giới chuyển giới" (Miss Tiffany International) được tổ chức hàng năm, nhờ nhan sắc vượt trội và thường trở thành vedette trên sân khấu biểu diễn. Ngay cửa vào trung tâm tổ chức "Tiffany's show" có bố trí một quầy bar, phục vụ đồ uống miễn phí cho khán giả trước giờ biểu diễn. Mỗi người có thể uống bao nhiêu tùy thích, cần thiết có thể mang theo vào trong khán phòng. Phục vụ quầy bar là hai "kathoey" - họ từng là nghệ sỹ biểu diễn, song lớn tuổi nên rút về hậu trường phục vụ.
"Tiffany's show" được hỗ trợ công nghệ tối đa, từ âm thanh, hiệu ứng ánh sáng cho đến kỹ xảo sân khấu. Các tiết mục được dàn dựng cẩn thận, và các nghệ sỹ biểu diễn thuần thục. Một điều mà ít người biết, đó là các nghệ sỹ trong Tiffany's show thường... hát nhép. Nhằm gây sự ngạc nhiên và hứng thú cho khán giả, trung tâm nghệ thuật này sử dụng rất nhiều bài hát của các quốc gia khác nhau, và trong khi biểu diễn nghệ sỹ sẽ mặc trang phục đặc trưng của đất nước đó.
Như với Việt Nam là bài hát "Chuyện thường tình thế thôi" do ca sĩ Hồng Ngọc trình bày, được remix lại sôi động. Nghệ sỹ biểu diễn mặc áo dài cách điệu và nhép miệng bài hát này khéo đến nỗi, nhiều khán giả Việt Nam tưởng lầm là đang nghe hát live. Không hề có khoảng nghỉ giữa các tiết mục, cứ nghệ sỹ này vẫy tay chào rút vào cánh gà, thì ở cánh gà đối diện lại xuất hiện một nhóm nghệ sỹ khác ra biểu diễn... cho đến tận cuối chương trình. Nhưng đây chưa phải điểm kết thúc, khi khán giả ra về thì thật bất ngờ, những nghệ sỹ của Tiffany's show đã đợi sẵn ở sảnh dưới, mời chào chụp ảnh chung. Mua một chiếc tíc-kê, giá khoảng 40 nghìn đồng là khán giả được phép chụp ảnh với một nghệ sỹ. Đôi khi, có tới 3-4 nghệ sỹ cùng ùa tới vây quanh bạn, và rút cuộc là bạn phải trả thêm tiền cho tất cả. Một vài khán giả do bất đồng ngôn ngữ, chưa hiểu sự việc lập tức bị những cánh tay lúc trước còn mềm mại múa hát, giờ cứng ngoắc kéo lại, kèm theo những âm thanh trầm đục phát ra có phần bực bội, phụ trợ thêm là những đôi mắt lúc trước trên sân khấu còn đá lông nheo khiến khối anh chàng ngẩn ngơ, giờ bỗng quắc lên dữ dội, khiến khán giả phát hoảng mà phải mau chóng móc hầu bao.
Mảng thứ hai là "sex-show" đúng nghĩa, biểu diễn những thứ mà phần lớn khách Việt Nam hoặc từ chối xem ngay từ đầu vì ngại ngùng, hoặc xem rồi thì chặc lưỡi...
Thực tế, tại Thái Lan những người có tiền để phẫu thuật chuyển giới đều ít nhiều có điều kiện kinh tế. Còn một bộ phận không nhỏ vẫn sống trong hình hài nam giới và mơ ước một ngày nào đó tích cóp đủ tiền bạc, để được trở về là chính mình. Vào các siêu thị, hay bến tàu, nhà ga... tại Bangkok hoặc Pattaya, có thể dễ bắt gặp một anh chàng trang điểm cực đậm, đứng làm việc. Người Thái không mấy chú ý đến chuyện này, mà coi họ như bất cứ một người lao động bình thường nào khác. Quả thực, nơi đây đúng là "thiên đường" dành cho người chuyển giới.
Theox ahoi
Đuổi "ma", hóa giải nỗi sợ trong tòa nhà hoang Nhờ sự dũng cảm của tôi và anh Lâm (Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt - Lào) mà cuối cùng những "con ma" trong tòa nhà hoang đã phải lộ diện... Cửa hàng Conieur d Asie bị ngắt tín hiệu điện thoại khi đêm về Chúng không những chẳng tấn công hay làm hại chúng tôi mà còn bỏ chạy trối...