Người mới về hưu nên làm gì?
Những hụt hẫng do có quá nhiều thời gian rảnh rỗi ở những người mới về hưu sẽ sớm qua đi nếu họ duy trì được sự lanh lợi và minh mẫn bằng các hoạt động phù hợp, theo một nghiên cứu của tổ chức BAGSO (Đức).
Mặc dù sự gia tăng tuổi tác có thể gây ra các khó khăn cho thị lực nhưng các chuyên gia khuyến khích người già đừng từ bỏ việc đọc và học cách thích ứng với hoàn cảnh mới.
Khả năng chuyển đổi từ ngữ sang những hình ảnh tinh thần là rất tốt cho hoạt động nhận thức. Đọc cũng giúp cải thiện vốn từ vựng, cách sử dụng ngôn ngữ và khả năng tập trung, theo chuyên gia Simone Helck, tổ chức thúc đẩy và phát triển chiến lược chăm sóc người cao tuổi Deutsche Kuratorium Altershilfe (Đức).
Vậy chính xác điều gì diễn ra trong não khi chúng ta đọc?
“Bộ não luôn tạo mới các nút giao giữa các tế bào thần kinh nhờ những kích thích như đọc sách”, chuyên gia y tế và là chủ tịch Hội Lão khoa Đức, ông Manfred Gogol giải thích.
Video đang HOT
Vì thế ông Gogol đề nghị đọc những cuốn sách có nội dung thực sự hấp dẫn chính người đọc. Nếu một cuốn tiểu thuyết quá dài gây mệt mỏi thì hãy thử đọc những truyện ngắn, các bài viết về xã hội…
Tuy nhiên, một trong những điều kiện tiên quyết để đọc được bất kỳ văn bản nào là phải kiểm tra mắt và dùng kính phù hợp. Ngoài ra, “font” chữ cũng cần lớn hơn và khoảng cách giữa các dòng cũng phải xa nhau hơn so với sách thông thường.
Theo Dân Trí
6 chiêu cho người thức đêm
Đối với những người thỉnh thoảng phải thức đêm làm việc, thực hiện những nguyên tắc dưới đây để có thể minh mẫn ban đêm, tỉnh táo ban ngày.
Nên
1. Bổ sung canxi: Các chuyên gia cho biết, 2h đêm là thời điểm cơ thể mất đi lượng canxi ở mức cao nhất, đặc biệt khi não hoạt động nhiều. Vì vậy, nên bổ sung 1.000-1.500mg canxi trước khi định thức qua đêm.
Lưu ý là sắt sẽ làm giảm sự hấp thụ của canxi vì thế bữa tối không nên ăn rau chân vịt, táo đỏ trứng, rong biển và các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao.
2. Bổ sung vitamin B: Vitamin B liên quan đến sự trao đổi chất, là nguồn cung cấp năng lượng chính, giúp tế bào não hoạt động và tăng cường trí nhớ.
Cơ thể hấp thụ vitamin B cần 4-5h vì vậy, nếu bạn có kế hoạch thức thâu đêm, hãy uống 1-2 viên vitamin B trước 9 giờ tối.
3. Đắp mặt nạ: Giấc ngủ không qui luật khiến làn da mất đi độ ẩm đặc biệt là ở người sử dụng máy vi tính. Dù tinh thần bạn đang rất minh mẫn nhưng làn da thì đang trong tình trạng nửa ngủ nửa thức, các bức xạ điện tử sẽ làm tổn hạn đến tế bào da nếu bạn không có biện pháp bảo vệ chúng.
Các chuyên gian New Zealand đưa ra lời khuyên nên đắp mặt nạ vào buổi tối giúp bạn bảo vệ làn da hiệu quả tước bức xạ điện từ!
.
Có nên ngủ bù vào cuối tuần?
Các chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ của Hoa Kỳ cho biết, thức khuya làm việc ngoài giờ và lựa chọn hình thức ngủ bù là không hề khoa học bởi làm việc thêm giờ và nghỉ ngơi quá độ sẽ làm rối loạn hệ thống nội tiết, nguy cơ suy nhược thần kinh có thể tăng lên gấp nhiều lần.
Không nên1. Uống cà phê: Hãy vứt bỏ tách cà phê giúp bạn minh mẫn cả đêm dài! Caffeine sẽ làm tê liệt hệ thần kinh dẫn đến rối loạn nội tiết và khiến cuộc sống vốn thiếu quy luật của bạn ngày tồi tệ hơn.
Một nghiên cứu ở đại học Oxford cho thấy,nếu bạn uống một tách cà phên đen nguyên chất sau 12h đêm thì huyết áp sẽ liên tăng trong 12 giờ tiếp theo và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng theo đó tăng lên nhiều lần.
2. Tắm nước lạnh: Làn nước mát lạnh giúp tinh thần sảng khoái hơn nhưng các chuyên gia y tế Anh cho hay, vào ban đêm máu của cơ thể đặc hơn, nước lạnh sẽ kích thích sự so lại của mao mạch khiến tim đập nhanh hơn và thần kinh căng thẳng hơn. Theo Đông y thì tắm nước lạnh vào ban đêm khiến cơ thể tích lũy nhiệt một cách vô thức và bạn cũng dễ "nổi giận" hơn!
3. Bật điều hòa: Nếu phải thức khuya làm việc tại văn phòng thì cần hết sức chú ý. Máy lạnh tại cơ quan được hoạt động hết công suất từ sáng đến tối mà khả năng phục hồi của cơ thể lại tương đối thấp vào ban đêm, vì vậy dù bạn mở điều hòa ở chế độ làm lạnh hay sưởi ấm thì cũng rất dễ bị cảm lạnh.
Theo Dân Trí
Xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt cao Ở trẻ em, thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37,5oC, khi lên đến 38oC là có sốt. Khi trẻ bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng...) chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy... Với mức sốt vừa 38-38,5oC thì cơ thể...