Người mở đường cho phụ nữ theo đuổi ngành Y
Bất chấp sự kỳ thị, phân biệt giới tính nặng nề của xã hội thời đó, Elizabeth Blackwell (1821 – 1910) trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ được nhận bằng Y khoa. Bà là một trong những người tiên phong giải phóng nghề nghiệp cho phụ nữ, một nhà cải cách xã hội nổi tiếng ở cả hai đất nước Anh và Mỹ.
Bà Elizabeth Blackwell mở bệnh viện cho phụ nữ và trẻ em
Theo đuổi đèn sách
Bà Elizabeth Blackwell sinh ngày 3/2/1821 tại Bristol (Anh quốc) trong gia đình có 9 anh chị em. Cha bà, ông Samuel Blackwell, chủ một nhà máy tinh chế đường ở Bristol, là một người có tư tưởng tiến bộ. Vì vậy, Elizabeth Blackwell may mắn được đến trường từ sớm và thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến.
Năm 1832, khi nhà máy đường của ông Samuel bị cháy, ông quyết định đưa cả gia đình di cư sang Mỹ. Gia đình bà đến sống ở thành phố New York nhưng do việc làm ăn của ông Samuel không suôn sẻ nên họ tiếp tục chuyển về phía Tây thành phố Cincinnati, bang Ohio. Không lâu sau, ông Samuel qua đời vì bệnh tật.
Để giúp đỡ gia đình, Elizabeth cùng hai chị gái mở một trường nữ sinh tại nhà. Tuy nhiên, Elizabeth không thấy hài lòng vì bà không thích công việc dạy học. Từ nhỏ, bà luôn mong được học thêm về Y khoa để giúp đỡ những người xung quanh nhưng thời đó, phụ nữ không được phép.
Bà quyết tâm trở thành bác sĩ khi chứng kiến cảnh người bạn thân của mình đau đớn chịu đựng căn bệnh phụ nữ mà không dám đi khám chỉ vì không có bác sĩ nữ. Khi nghe con gái nói chuyện sẽ theo học Y khoa, mẹ bà can ngăn bà nên an phận, lấy chồng sinh con như những phụ nữ cùng thời khác.
Tuy vậy, bà vẫn quyết theo đuổi ước mơ của mình. Bà làm đủ nghề để dành tiền đi học Y khoa. Khi ở Nam Carolina, bà Elizabeth may mắn được trọ ở nhà bác sĩ Samuel H. Dickinson. Tại đây, bà học được ở vị bác sĩ này một số kỹ năng cần thiết về Y khoa và hai cổ ngữ cần thiết cho ngành Y là La Tinh và Hy Lạp. Đó là những điều cần thiết để được nhận vào một trường Y khoa thời đó.
Đi nộp đơn xin học vào 16 trường Y khoa nổi tiếng nhưng bà đều bị từ chối chỉ vì ngành này không nhận phụ nữ. Sau nhiều nỗ lực, năm 1847, Elizabeth được nhận vào trường Cao đẳng Y tế Geneva nằm ở ngoại ô New York. Để được nhận vào trường, Elizabeth Blackwell phải có tất cả các phiếu đồng ý của sinh viên theo học tại đây.
Nghĩ rằng đây là một trò đùa, những chàng trai đều nhất trí bỏ phiếu cho cô gái trẻ. Thế nhưng, khi Blackwell đàng hoàng xuất hiện trong trường, họ mới biết nhà trường không nói đùa. Đây là thời điểm bà bắt đầu những chuỗi ngày khó khăn trên ghế nhà trường trước sự kỳ thị. Bằng trí thông minh, đặc biệt là sự kiên trì, quyết tâm, bà dần chiếm được cảm tình của mọi người và khẳng định được vị trí của mình.
Video đang HOT
Bà được thực tập tại bệnh xá Blockley Almshouse, thành phố Philadelphia. Trong thời gian này, bà có cơ hội theo dõi căn bệnh typhus (sốt do chấy rận gây ra), loại bệnh phổ biến ở người nghèo nhưng ít được các bác sĩ để ý. Luận án cuối khóa của bà cũng về vấn đề này được hội đồng khoa hết lời khen ngợi và vinh dự được chọn đăng trong báo Buffalo Medical Journal – tạp chí Y khoa nổi tiếng thời đó.
Chân dung bác sĩ Elizabeth Blackwell
Ngày 23/1/1849 trở thành cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời Elizabeth Blackwell khi bà trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Mỹ nhận tấm bằng Y khoa. Trong buổi lễ trọng đại này, lần đầu tiên trong lịch sử, Tiến sĩ Charles Lee, Hiệu trưởng trường Cao đẳng y tế Geneva Medical, một người đàn ông đầy kiêu hãnh đã đứng dậy và cúi chào cô gái nghị lực và giỏi giang.
Không dừng lại ở đó, Blackwell còn sang Pháp học thêm về ngành giải phẫu, một ngành khó đối với bất cứ bác sĩ nào, kể cả nam giới. Tại bệnh viện La maternité ở Paris, bà học hỏi được nhiều về kinh nghiệm giải phẫu cũng như phương pháp chữa các bệnh của phụ nữ và trẻ em. Vào năm 1850, bà bị mù một mắt do tai nạn nên không thể tiếp tục học ngành giải phẫu.
Bác sĩ của phụ nữ và trẻ em nghèo
Năm 1851, Elizabeth Blackwell quyết định quay trở lại Mỹ với hy vọng định kiến của xã hội đã thay đổi và bà có thể thực hành những kinh nghiệm Y học mà mình đã học được. Mặc dù đã được cấp bằng tốt nghiệp chuyên ngành Y, song cộng đồng y tế Mỹ vẫn chưa chấp nhận một bác sĩ là nữ giới. Do đó, bà quyết định làm việc tại gia, viết cuốn sách nổi tiếng về sức khỏe “Quy luật cuộc sống với những tài liệu tham khảo cho việc giáo dục thể chất của các cô gái”.
Bà còn viết bài đăng trên các tạp chí Y khoa và đi khắp nơi nói chuyện với người dân về các cách đề phòng và chữa bệnh thông thường. Tiếng tăm của bà dần vang xa, nhiều người phụ nữ lặn lội đến tìm bà nhờ chữa bệnh hoặc tư vấn. Năm 1853, bà Elizabeth mở một trạm y tế dành riêng cho phụ nữ nghèo.
Trạm y tế đó dần trở thành bệnh viện dành cho phụ nữ và trẻ em ở New York, riêng người nghèo được khám bệnh miễn phí. Đây còn là nơi để các nữ sinh viên Y khoa và các bác sĩ nữ làm việc. Bệnh viện đó ngày nay là New York University Downtown Hospital (Bệnh viện thuộc trường Đại học New York).
Vài năm sau, bà được mời qua Anh diễn thuyết và trở thành người phụ nữ đầu tiên được ghi danh vào cuốn Danh mục Y khoa Anh quốc. Bên cạnh việc khám, chữa bệnh, bà còn xây dựng một trường Y khoa dành cho phụ nữ với tên gọi Women’s Medical College. Bà không ngừng đấu tranh cho quyền bình đẳng của nữ giới trong lĩnh vực Y học.
Năm 1869, Elizabeth Blackwell còn giúp tổ chức hội Y tế Quốc gia ở London với nhiều hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo và thành lập trường Y khoa dành cho phụ nữ có tên là London School of Medicine for Women. Đến năm 1875, bà được bổ nhiệm làm giáo sư sản khoa đầu tiên là nữ giới ở trường Y khoa Nhi đồng London. Bà giữ chức vụ đó cho đến năm 1907 khi bị ngã cầu thang và không hồi phục được sức khỏe. Bà mất ngày 31/5/1910 tại Hastings, Sussex.
Nhu Thụy (Tổng hợp)
Quốc gia cách ly phụ nữ với đàn ông để chống dịch Covid-19
Trong khi Covid-19 lây lan, nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng những cách khác nhau để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tại một quốc gia Nam Mỹ, đàn ông và phụ nữ được cách ly để hạn chế tiếp xúc với nhau khi ra khỏi nhà.
Theo quy định của Colombia, đàn ông chỉ được ra đường vào những ngày lẻ và ngược lại, phụ nữ sẽ được ra khỏi nhà vào những ngày chẵn.
Đây là biện pháp phòng chống Covid-19 theo giới tính của Colombia. Vào những ngày lẻ tại Colombia, ra đường sẽ chỉ toàn nhìn thấy đàn ông. Đàn ông ở tiệm bánh, đàn ông đạp xe ngoài đường, đàn ông đi dạo trong công viên và đàn ông ở các cửa hàng bán nhu yếu phẩm.
Một số quốc gia tại khu vực Mỹ Latinh đang phải đối mặt với sự bùng phát của Covid-19, điển hình là Ecuador - nơi hàng trăm người đã tử vong trong những ngày gần đây.
Đàn ông ra đường vào ngày lẻ tại Colombia (ảnh: NY Times)
Trong tổng số hơn 60.000 ca nhiễm Covid-19 tại khu vực Mỹ Latinh, Colombia đã chiếm hơn 3.000 trường hợp. Những ca nhiễm virus tại Colombia chủ yếu tập trung tại thủ đô Bogota - trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước.
Trong khi một số nước khác cùng khu vực thực hiện hiện lệnh hạn chế tiếp xúc xã hội hoặc giới nghiêm thì Colombia lại thực hiện một biện pháp tương đối mới mẻ gọi là "cách ly giới".
Quy định ra đường theo ngày chẵn lẻ tại Colombia không được áp dụng với những người đang làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu như cung cấp thực phẩm, chăm sóc sức khỏe hoặc một số trường hợp đặc biệt khác.
Những người vi phạm lệnh "cách ly giới" sẽ phải đối mặt với án phạt lên giới 240 USD (khoảng 5 triệu VNĐ), tương đương một tháng lương theo mức tối thiểu của Colombia.
Một binh sĩ đeo khẩu trang trong dịch Covid-19 (ảnh: NY Times)
Trước đây, Colombia từng muốn giảm tắc đường và ô nhiễm bằng cách quy định xe nào có thể ra đường trong ngày dựa theo biển số.
Thị trưởng của Bogota cho biết, những người đồng tính có thể ra đường theo giới tính mà họ đã xác định và cảnh sát phải tôn trọng điều đó. Trong 2 ngày đầu tiên khi biện pháp "cách ly giới" được thực hiện, cảnh sát Bogota đã xử phạt 104 phụ nữ và 610 người đàn ông vi phạm.
Peru cũng ban hành biện pháp tương tự như Colombia, tuy nhiên sau đó đã phải hủy bỏ vì lo ngại sự phân biệt đối xử với người đồng tính.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Tuổi tác có phải là nguy cơ duy nhất gây ra tình trạng bệnh COVID-19 nặng? Người già dường như là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất khi virus corona mới tiếp tục hoành hành. Tuy nhiên, đây không phải là nhóm duy nhất có khả năng gặp nguy hiểm do bệnh COVID-19 Một trong những điều chưa được lý giải đó là đàn ông dường như có nguy cơ ảnh hưởng cao hơn nhiều so...