Người miền Trung đổ xô sang Lào, Thái Lan làm ăn
Từ sau Tết, mỗi ngày hàng nghìn người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình làm thủ tục du lịch nước ngoài, nhưng thực tế là đi tìm kế sinh nhai
Từ mùng 4 Tết, khi không khí xuân còn tràn ngập trong nhà, ngoài ngõ, chàng trai Nguyễn Đức Bình ở huyện miền núi Thanh Chương (Nghệ An) đã tạm biệt gia đình, xách ba lô sang Lào theo yêu cầu của ông chủ. Lên quốc lộ 46 để bắt xe khách sang Lào nhưng nhà xe chưa chạy, Bình phải nhờ người chở thẳng sang thị trấn Phố Châu, Hà Tĩnh theo đường Hồ Chí Minh. Đứng đợi gần nửa ngày, cuối cùng cậu cũng bắt được xe chạy từ Hà Tĩnh để sang Lào làm việc.
Trên chuyến xe 24 chỗ, có rất nhiều thanh niên như Bình đang ngủ gà ngủ gật. Họ đang làm nghề thợ sơn ở Lào, được ông chủ cho về Tết gần một tuần.
Tại khu vực làm thủ tục xuất cảnh ở Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, từ sáng mùng 4 Tết đã có hàng chục thanh niên miền Trung xếp hàng làm thủ tục để qua Lào, Thái Lan làm ăn. Một cán bộ ở đây cho biết, từ sau Tết đến giữa tháng 2 âm lịch, lượng người miền Trung xuất ngoại qua cửa khẩu này tăng đột biến, chỉ một số ít khách đi du lịch, còn lại đều đi làm thuê cho các ông chủ ở Thái, Lào.
Mùng 4 Tết đã có hàng chục thanh niên chờ đợi làm thủ tục xuất cảnh sang Lào ở cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Ảnh: Nguyên Khoa
Video đang HOT
Sau nửa năm làm thợ hồ ở thành phố Vinh nhưng thu nhập không đáng bao nhiêu, sau Rằm tháng Giêng, anh Hà Văn Kiểu ở xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương khăn gói sang Lào làm ăn. Anh cho biết, làm việc ở Lào có thu nhập khoảng 4 – 6 triệu đồng mỗi tháng, tuy không thật cao nhưng họ giữ được tiền, không ăn tiêu nhậu nhẹt, cưới hỏi như lúc đi làm trong nước. Một số ông chủ Lào còn lựa chọn phương án cuối năm mới cho công nhân lĩnh tiền một đợt để về nước.
Mấy năm gần đây, xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc bị hạn chế, đi Đài Loan, Malaysia, Ảrập không mang lại thu nhập như mong muốn, người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình bắt đầu chuyển hướng sang thị trường Lào, Thái Lan. Đây là khu vực giáp với các tỉnh miền Trung, chỉ cần đi ôtô hơn nửa ngày trời là sang đến Lào và qua sông Mekong làm thủ tục nhập cảnh là sang được đất Thái Lan.
Tại các tỉnh thuộc Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan như Nakhon Phanom, Mục Đa Hãn, Sacon Nakhon, Udonthani,… có rất nhiều bà con Việt kiều sinh sống. Đa số họ làm các nghề như giò chả, mở hiệu ăn, tiệm may mặc, thầu xây dựng. Lao động Việt Nam sang Lào, Thái chủ yếu làm thuê cho các ông chủ người Việt này.
Chị Nguyễn Thị Hải ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) sau một năm làm ăn ở Lào, được bạn mách bảo đã nhập cảnh sang Thái Lan, làm nghề thợ may trong một cơ sở của ông chủ người Việt Nam, trừ hết các chi phí ăn ở, mỗi tháng chị được trả công gần 7 triệu đồng, điều mà ở quê nhà chị có mơ cũng không dám nghĩ tới. “Đi làm ở Lào, Thái là được gần nhà hơn, thủ tục không rắc rối, không tốn tiền vé máy bay. Các ông chủ ở Thái Lan rất thân thiện, không có chuyện bóc lột công nhân, khi bên nhà có việc cần về là họ tạo điều kiện nên ngày càng có nhiều lao động Việt Nam sang đây làm ăn”, chị Hải cho biết.
Không chỉ lựa chọn con đường sang Lào, Thái Lan, nhiều thanh niên ở các huyện miền núi Tương Dương, Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An lại chọn con đường sang Trung Quốc làm việc. Sau Tết, những thanh niên này xuống quốc lộ 1A, bắt xe khách ra Móng Cái (Quảng Ninh) và xuất cảnh sang làm việc ở các nhà máy chế biến nhựa, nông sản và một số công trình xây dựng khu vực biên giới Trung Quốc.
Sau Tết, mỗi ngày có hàng nghìn người đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình làm hộ chiếu, giấy thông hành để đi nước ngoài khiến các trung tâm này luôn ở tình trạng tắc nghẽn, quá tải. Đại diện Phòng quản lý xuất nhập cảnh Quảng Bình cho biết từ dịp ra Tết đến nay, trung bình mỗi ngày có gần 1.000 người đến trung tâm làm thủ tục giấy tờ xuất nhập cảnh. Cá biệt ngày 19/2 có hơn 1.300 người đến làm thủ tục. Tại Nghệ An, để đáp ứng nhu cầu làm hộ chiếu, giấy thông hành của người dân, 100% cán bộ của Phòng quản lý xuất nhập cảnh được huy động làm việc hết tốc lực nhưng hàng ngàn người dân vẫn phải xếp hàng rồng rắn ở ngoài để đợi đến lượt mình làm thủ tục.
Hàng trăm người chờ đợi để được làm hộ chiếu, giấy thông hành tại Phòng quản lí xuất nhập cảnh Nghệ An. Ảnh: Doãn Hòa.
Trào lưu xuất ngoại sang Thái, Lào, Trung Quốc của người dân miền Trung diễn ra từ nhiều năm nay. Hầu hết những người này đều đi lao động chui, không qua các công ty hay tổ chức được cấp phép nào. “Ngoài một số ít công ty Việt Nam có trụ sở ở Lào thuê công nhân người Việt sang trồng cao su, làm công nhân xây dựng còn lại đa số người đi làm ở Thái, Lào đều theo dạng người đi trước kéo anh em, họ hàng, bạn bè sang sau”, một cán bộ của Sở Lao động Thương binh xã hội Nghệ An cho biết.
Ông Đào Trọng Lý, Phó chủ tịch thường trực Hội người Việt Nam tại Thái Lan cho biết hiện nay Thái Lan chưa chính thức cấp phép cho lao động người Việt, họ sang đây theo dạng du lịch và theo quy định chỉ được ở lại Thái Lan trong vòng 1 tháng. Để “lách luật”, hàng tháng những người này phải qua cửa khẩu Lào để làm thủ tục nhập cảnh lại.
Đại diện Sở lao động Thương binh xã hội Nghệ An cho biết, mỗi năm có từ 10 đến 12 nghìn lao động tỉnh này sang Lào làm việc. Những người này đi theo dạng lao động tự do, thời vụ nên sau 3 tháng ở Lào, họ lại phải quay về các cửa khẩu ở Việt Nam để làm thủ tục nhập cảnh trở lại. Nếu xảy ra tai nạn, những người này không được hưởng quyền lợi gì.
Theo VNE
Toàn công ty đội lễ cầu cúng đầu năm
Làm ăn khó khăn cả một năm qua và chưa thấy nhiều triển vọng trong năm mới, nhiều DN đóng cửa hết tháng giêng, dành thời gian cầu cúng.
DN biến văn phòng thành đàn tế
Trưa rằm tháng giêng, tiếng mõ của ông thầy cúng đều đều vọng ra từ trụ sở công ty MTV trong ngõ chợ Khâm Thiên - Hà Nội kéo dài cả vài tiếng đồng hồ. Bên trong trụ sở công ty, từ sếp đến nhân viên nghiêm trang quỳ gối trước ban thờ được sắp đặt đầy ắp các mâm lễ từ ngọt đến mặn.
Khói hương nghi ngút, ông thầy cúng trang phục khăn xếp áo the như liền anh kinh Bắc đang lầm rầm khấn vái. Chốc chốc, cả chục con người lại cúi rạp sát đất thi lễ sau tiếng mõ "keng"của ông thầy.
Lắng tai nghe, những lời cầu khấn, xin "lộc" cho quý doanh nghiệp câu được câu mất, đại ý "năm qua kinh tế khó khăn, mối làm ăn bị thu hẹp, thu nhập kém, nếu cứ đà ấy thì đến đóng cửa. Vậy cầu khấn cho doanh nghiệp năm nay vượt lên làm ăn bằng năm, bằng mười năm trước".
Loáng thoáng trong bài cầu khấn, có nhắc cả đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nợ công. Cho đến gói giải cứu BĐS, giảm thuế... mà các DN sẽ được hưởng.
Vừa chậm rãi đốt cả đống vàng mã, chị Nguyễn Kim Oanh, kế toán công ty rầu rầu: "Công ty tôi kinh doanh lĩnh vực linh kiện điện tử. Năm vừa rồi công ty gần như không làm được bao nhiêu trong khi chi phí và nợ ngân hàng vẫn phải chi trả đều đặn. Những tháng cuối năm thậm chí anh em đã bị chậm lương. Tết đến, ban giám đốc phải chạy ngược chạy xuôi lo trả lương cho anh em để ăn tết chứ không có thưởng".
Chị Oanh cho biết, tháng cuối năm không làm ăn được, cả sếp lẫn nhân viên thi nhau đi xem bói, cúng lễ chu đáo xong thầy phán phải cúng cho toàn thể công ty vào đúng ngày rằm.
Y lệnh thầy, lễ lạt được chuẩn bị chu đáo và toàn thể công ty không một ai vắng mặt. Tất cả điều nghiêm túc từ người già cho đến gái trẻ mới vào đều quỳ đội lỗ cúng bái.
Là chủ doanh nghiệp kinh doanh sắt thép đã nhiều năm, với sản nghiệp khá vững vàng, năm 2012, anh Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc Công ty TNHH Hùng Anh mất cả tỷ đồng khi làm ăn bê trễ, đối tác phá sản khiến anh phải cho nhân viên nghỉ việc gần một nửa.
"Năm nào gia đình tôi cũng về Thái Nguyên ăn tết với ông bà nội nhưng năm nay thì khác, tôi đi xem thầy nói tuổi tôi phải làm lễ cúng tại nơi đặt công ty (trên đường Phạm Văn Đồng - Hà Nội) đúng ngày mùng 2 tết".
Để có được lễ cúng giải hạn, cầu một năm làm ăn khấm khá, vợ chồng anh Hùng đã phải ngược xuôi sắm lễ từ trong tết. Đúng ngày mùng 2 tết, anh Hùng đánh xe về tận Bắc Ninh đón thầy ra. Theo yêu cầu của thầy, kế toán trưởng và trưởng phòng kinh doanh của công ty anh Hùng cũng ngậm ngùi bỏ ngày tết để đến trụ sở công ty thực hiện các nghi thức do thầy cúng sắp đặt.
Anh Hùng kể, những ngày cuối năm, mấy anh em cùng kinh doanh ngành thép ngồi với nhau và cùng nhận định năm 2013 sẽ còn vô cùng khó khăn nên khuyên nhau nên lễ lạt cho chu đáo.
Theo anh Hùng, có những doanh nhân đi lễ tới 12 đền, phủ suốt từ cuối năm cũ đến đầu năm mới. Riêng anh Hùng, sau lễ cúng ở trụ sở công ty, vì có căn số nên anh sẽ phải theo lễ tại một vài phủ, điện nữa mới mong cơ hội làm ăn sáng sủa trong năm mới. Vì thế, cả tháng giêng cơ quan anh gần như đóng cửa, mọi người chuyên tâm vào "nghiệp vụ" đi chùa và cầu cúng.
Cầu may được lo
Tuy chỉ kinh doanh một sạp hàng tạp phẩm vào hạng vừa ở chợ Trương Định xong bà Nguyễn Thị An đã "mở hàng" năm mới bằng một lễ cúng ngay tại kiot trong chợ khá hoành tráng.
Sáng ngày mùng 6, vàng mã được chở đến trên một chiếc xe 4 bánh đầy chặt. Thầy cúng rải ngay chiếu, mõ, sách ra trên nền chợ. Khói hương nghi ngút. Nhiều bạn hàng của bà An cũng gác lại hàng hóa ngồi kính cẩn nghe thầy gõ mõ, cũng lễ thành tâm.
Bà An cho biết: "Tuy không buôn bán lớn nhưng năm vừa qua buôn bán ế ẩm. Ngay cả tết là dịp kiếm ăn chính của cả năm mà cũng ế ẩm. Ngày mùng 6, tôi vừa mở hàng lấy ngày vừa soạn lễ cúng để mong năm nay làm ăn bớt ế ẩm hơn. Sạp hàng này nuôi cả gia đình tôi và hai cháu đang học đại học nên tôi đã bấm bụng bỏ ra 10 triệu cho cái lễ này đấy".
Bà An cũng kể thêm, nhiều người buôn bán lớn ở mặt phố gần chợ còn lễ "đúp", nghĩa là lễ chính rồi lại lễ tạ lại luôn để thấu được tới tận đức thánh thần. "Năm nay, người ta bỏ tiền ra lễ nhiều hơn những năm. Thôi thì cố gắng lo lễ cho chu đáo, còn yên tâm mà làm ăn. Riêng tôi, ngoài lễ ở sạp, tôi còn phải đi mấy đền, phủ nữa, mỗi nơi dăm triệu nữa mới xong".
Cười buồn khi được hỏi yếu tố khá tế nhị là chi phí cho việc cúng lễ, chị Oanh, kế toán công ty MTV cũng bật mí chi phí vào khoảng trên 20 triệu. Tuy công ty đang làm ăn khó khăn xong theo chị Oanh, không cúng lễ không ai yên tâm và lo lắng nhiều nên phải cố.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng lại đang thu xếp cho chuyến đi lễ cùng với các doanh nghiệp bạn tại các tỉnh miền Trung. Con số tiền chi cho việc lễ bái đầu năm được anh bật mí khiến không ít người giật mình: "Trên dưới 150 triệu". Nghe ra không hợp lý vì khó khăn thì phải tiết kiệm song đã là cái lệ nên DN nào cũng cố cho nó chu toàn đầy đủ.
Theo Dantri
"Rồng rắn" xin lộc, xin xăm ngày Tết Nguyên tiêu Hôm nay 25/2, nhằm 16 tháng Giêng, theo lệ hàng năm, hàng vạn người dân và du khách khắp nơi lại đổ về các chùa ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) xin lộc, xin xăm nhân dịp Tết Nguyên tiêu. Đoàn người "rồng rắn" xếp hàng lễ chùa xin lộc xin xăm theo lệ ngày 16 tháng Giêng hàng năm ở Hội...