Người miền Tây lại nghĩ ra sáng kiến mới, chiên cơm cháy chà bông để được lâu ngày, đóng hộp cẩn thận gửi đồng bào miền Trung ăn “lấy thảo” chút đặc sản quê nhà
Cơm cháy là món ăn quen thuộc của người dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Vận dụng sự sáng tạo của mình, người dân Lai Vung chiên cơm cháy – món ăn phù hợp tiêu chí để được lâu và ăn no gửi đồng bào miền Trung vào thời điểm lũ lụt này.
Về phần sáng tạo chắc phải nhờ đến người miền Tây. Trước đó họ nghĩ ra loại bánh mới trữ được lâu ngày gửi miền Trung thì nay dựa trên những tiêu chí cũ: để được lâu – ăn không ngán – no lâu, người miền Tây đã vận dụng ngay món cơm cháy truyền thống ở miền mình để gửi đồng bào miền Trung ăn “lấy thảo”, vượt qua cơn đói giữa trận đại hồng thủy bị nhà nhà bị nước lũ chia cắt.
Trước đó nhiều người dân Cần Thơ cùng nhau gói bánh gửi miền Trung.
Mới đây, hình ảnh về bà con Xóm Đáy, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp làm những hộp cơm cháy chà bông gửi tặng đông bào miền Trung khiến không ít người cảm động.
Theo đó, cơm cháy chà bông là một món ăn quen thuộc của người dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Chắc có lẽ từ điều này họ đã nghĩ ra sáng kiến về việc gửi chút lòng cho người miền Trung ngay lúc này.
Video đang HOT
Nhiều người tập trung cùng nhau làm cơm cháy gửi miền Trung. Ảnh: Gia Bảo.
Để có được những miếng cơm cháy ngon như thế này, người ta chọn gạo nếp. Gạo nếp được vo sạch sau đó được hấp hoặc đãi qua với lửa để gạo kết dính, trong công đoạn này gạo sẽ được nêm nếm cho vừa ăn, người ta có thể cho chà bông hoặc mỡ hành trước để rút ngắn được thời gian.
Người dân Lai Vung chiên cơm cháy số lượng lớn gửi miền Trung. Ảnh: Gia Bảo.
Trước khi đem chiên, gạo được cán thành những miếng dày vừa phải, tròn, vừa tay cầm. Sau khi chiên, người miền Tây để thành phẩm cho nguội sau đó bỏ vào trong keo (cách gọi của người miền Tây với lọ, hủ) để gửi đi miền Trung.
Cơm cháy được cho vào keo. Ảnh: Gia Bảo.
Mỗi keo cơm cháy như thế có hạn sử dụng từ 7 – 10 ngày. Mặc dù chỉ là một món ăn dân dã thế nhưng qua đó cũng có thể thấy chút tình của người miền Tây.
“Mon nay co ly qua ne, đê được lâu va ăn ngon không bi ngan, nhưng cung sơ mây cu gia răng yêu ăn không được”, bạn H.K bình luận.
“Giống như người miền Tây đang nói ăn chút cơm cháy, bình tĩnh chờ nước rút vậy, dễ thương quá”, bạn D.L bình luận.
Thủy Tiên xóa status gây tranh cãi khi xin trích quỹ ủng hộ miền Trung để giúp người lao động Việt Nam ở Nhật
Mới đây, Thủy Tiên đã gây ra một luồng tranh cãi gay gắt khi đề xuất sử dụng tiền từ thiện của miền Trung để ủng hộ người dân Việt Nam thất nghiệp tại Nhật Bản.
Bài đăng đề xuất sử dụng tiền từ thiện của miền Trung để ủng hộ người dân Việt Nam thất nghiệp tại Nhật Bản.
Bài viết này nhận về vô số những ý kiến bất đồng vì cho rằng tiền từ thiện miền Trung phải được dùng đúng mục đích, không nên tùy tiện trích xuất làm việc khác.
Có người còn cho rằng, ý của Thủy Tiên rất tốt nhưng việc làm của cô sẽ trở thành tiền lệ vì còn có hội người Việt Nam tại Hàn Quốc, Trung Quốc hay những quốc gia khác cũng cần giúp đỡ. Và như vậy, tiền từ thiện chẳng khác nào như muối bỏ bể, không sử dụng đúng mục đích của mình. Thực sự, bài đăng của 'nàng Tiên' đã khiến nhiều người 'thất vọng nhẹ'.
Nhiều bình luận bất đồng về ý kiến đề xuất của Thủy Tiên
Sau khi nhận về vô số chỉ trích, mới đây Thủy Tiên đã xóa bài post gây tranh cãi này. Thế nhưng nỗi thất vọng về Thủy Tiên vẫn tồn tại trong lòng cư dân mạng.
Hiện tại, nữ ca sĩ đã xóa bài đăng nêu trên
Vụ đoàn thiện nguyện bị hét giá thuê thuyền 6 triệu/chuyến: Nhà thuyền đã liên lạc và trả lại tiền Trước đó, ngày 21/10, tài khoản Facebook T.N.A đã đăng bài viết đề cập đến việc nhà thuyền lấy giá cao khi nhóm thiện nguyện này từ Đồng Hới (Quảng Bình) tới xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tiếp tế lương thực cho bà con bị cô lập bởi mưa lũ. Sự việc đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý...