Người miền Tây đổ về quê trước giờ TP.HCM giãn cách xã hội
Ngày 8-7, cầu Rạch Miễu hướng từ Tiền Giang qua Bến Tre kẹt xe kéo dài. Đây là đợt kẹt hiếm hoi trong vài tháng trở lại đây, khi dịch COVID-19 bùng phát. Nguyên nhân từ lượng xe từ TP.HCM đổ về nhiều bất thường.
Dòng xe kéo dài từ Tiền Giang qua Bến Tre trong chiều 8-7 do người dân đổ xô về quê trước thông tin TP.HCM sắp giãn cách xã hội – Ảnh: M.T.
Ông Hà Ngọc Nam – phó giám đốc Công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu – cho biết lượng xe bắt đầu tăng lên từ tối 7-7, đến ngày 8-7 thì xảy ra ùn ứ.
Một phần do xe phải xếp hàng chờ kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19, một phần do người dân trở về quê trước thời điểm TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ.
Có mặt trong dòng xe xếp hàng chờ lên cầu Rạch Miễu, phía bờ Tiền Giang, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà (46 tuổi, quê Bến Tre), cho biết từ ngày mai (9-7), TP.HCM sẽ siết chặt việc đi lại, giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ nên chị cùng con trai phải tranh thủ về quê ngoại ở Bến Tre trước thời điểm này.
“Tôi cùng con sẽ về quê một thời gian chờ dịch ổn mới quay lại Sài Gòn. Hiện chồng tôi vẫn ở lại để tiếp tục làm việc. Biết là về quê dịp này cũng nhiều thủ tục nhưng buộc lòng tôi phải đưa con về để tự cách ly ở nhà còn hơn ở lại trên Sài Gòn”, chị Hà cho biết.
Rất nhiều xe du lịch, xe máy của người dân Bến Tre về quê trong ngày 8-7 khiến cầu Rạch Miễu bị ùn ứ trên làn ôtô.
Ông Hà Ngọc Nam cho biết đã thông tin đến các lực lượng chức năng về tình trạng kẹt xe để lực lượng chức năng có hướng điều tiết, xử lý.
Cùng ngày, UBND tỉnh Bến Tre đã có văn bản chỉ đạo các sở ngành, các lực lượng chức năng sẵn sàng tiếp nhận đối với người từ TP.HCM về BếnTre.
Theo đó, thực hiện cách ly y tế tập trung đối với người trong vùng phong tỏa hoặc có yếu tố dịch tễ F1 liên quan đến ca mắc COVID-19 ở TP.HCM về Bến Tre.
Video đang HOT
Những người đến từ vùng khác thuộc địa bàn TP.HCM hoặc các trường hợp F2, F3 phải cách ly y tế tại nhà ít nhất 14 ngày theo quy định, đồng thời phải xét nghiệm 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 3 và ngày thứ 6 trong thời gian cách ly y tế tại nhà.
Người dân phải xét nghiệm COVID-19 trước khi đi vào Bến Tre – Ảnh: M.T.
"TPHCM nếu không làm quyết liệt dịch có thể bùng lên nữa"
Trong nhiều ngày qua số ca mắc mới tại ta nước dao động quanh con số 1.000, chủ yếu tại TPHCM. PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng TP cần thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội để cắt đứt chuỗi lây nhiễm.
Bắt đầu bùng phát trở lại từ cuối tháng 4, đến nay dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp tại TPHCM và một số tỉnh khu vực phía Nam. Chỉ trong hơn 2 tháng, nước ta đã thêm hơn 20.000 bệnh nhân, riêng TPHCM có hơn 8.300 ca. Trong nhiều ngày qua số ca mắc mới mỗi ngày đã tăng lên và vượt qua con số 1.000.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định diễn biến dịch Covid-19 tại TPHCM đang rất phức tạp và có khả năng tăng nhanh trong những ngày tới. Ngoài ra, một số địa phương khác cũng là điểm nóng dịch là Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang.
Dịch bệnh tại TPHCM đang rất phức tạp
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết ở một số tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh... tình hình dịch đã được khống chế song dịch đang bùng phát mạnh ở phía Nam, đặc biệt là TPHCM, số ca mắc còn tăng nhanh.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tình hình dịch tại TPHCM rất phức tạp, đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa chuỗi lây nhiễm. Từ vài ca chỉ điểm ban đầu đã phát hiện thêm các ổ dịch trong khu dân cư, khu nhà trọ, chợ, các khu công nghiệp... Đặc biệt, dịch từ đây đã lây lan ra một số tỉnh khác như Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Phú Yên...
Theo TS Phu có 2 lý do chính khiến dịch tại TPHCM đến nay vẫn chưa có điểm dừng.
Thứ nhất là do chủng virus. Biến chủng Delta được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ có tốc độ lây lan rất nhanh, có thể trong 2-3 ngày đã tạo thành chu kỳ dịch.
Thứ hai là việc thực hiện giãn cách vừa qua tại TP.HCM cũng chưa thật nghiêm. Giãn cách ở đây là phải thực hiện nghiêm việc giãn cách nhà với nhà, người với người, khu phố với khu phố. Ngoài ra, việc hạn chế các đám đông cũng chưa được thực hiện như các chợ vẫn tụ tập đông người...
Khi dịch đã lây lan trong cộng đồng thì biện pháp quan trọng nhất vẫn là giãn cách và phong tỏa để hạn chế người mắc bệnh tiếp xúc, lây nhiễm cho người lành, từ đó sẽ giảm dần số ca mắc. Khi số ca mắc quá lớn thì sẽ không thể chỉ truy vết và cách ly.
TPHCM cần thực hiện nghiêm việc giãn cách theo chỉ thị 16
"TPHCM cần rút kinh nghiệm đợt giãn cách trước thực hiện chưa nghiêm nên dịch còn gia tăng. Chúng ta phải mất rất nhiều tiền cũng như rất nhiều sự bất tiện trong cuộc sống để đổi lấy cách ly xã hội một cách thực sự. Vì thế, TP cần tận dụng 15 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ ngày 9/7 là cơ hội để khống chế dịch", TS Phu nhấn mạnh.
Dịch Covid-19 tại TPHCM đang diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, chuyên gia lưu ý việc phong tỏa phải thực hiện nghiêm đến từng hộ gia đình, theo nguyên tắc mỗi nhà đều "cửa đóng, then cài", về cơ bản đóng cửa các cửa hàng cửa hiệu trừ cửa hàng cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu... Người dân chỉ ra đường khi thật sự cần thiết và được chính quyền cho phép.
Đồng thời, các hoạt động lao động, sản xuất, giao thông cũng cần sắp xếp lại để hạn chế giao tiếp. Thành phố cũng cần tính phương án đảm bảo lưu thông hàng hóa, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, không để giao thông liên tỉnh khi đi qua thành phố bị ách tắc. Có thể cấm hoặc hạn chế tối đa việc dừng, đỗ để đưa người lên xuống địa bàn thành phố, chỉ được dừng, đỗ khi có sự cho phép của chính quyền.
"Người dân phải thực hiện nghiêm nếu không sẽ rất khó cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Nếu TPHCM làm không quyết liệt, dịch có thể bùng thêm nữa", TS Phu nhấn mạnh.
Người dân không nên đi lại khi không cần thiết
UBND TPHCM yêu cầu đẩy nhanh công tác tiêm vắc xin Covid-19 để tạo miễn dịch cộng đồng (Ảnh: Phạm Nguyễn).
"Chúng ta chưa thể dự đoán được khi nào đợt dịch thứ 4 sẽ chấm dứt. Hiện tại, Việt Nam cần thực hiện biện pháp mạnh hơn nữa. Việc dịch bùng lên hay giảm đi phụ thuộc vào việc đáp ứng phòng, chống dịch trong thời gian tới. TPHCM càng phải làm mạnh hơn nữa. Các địa phương khác cũng phải làm dứt điểm ngay từ đầu. Bình Dương, Đồng Nai..., kể cả Hà Nội không được chủ quan", TS Phu cho biết.
Chuyên gia tiếp tục khuyến cáo người dân không được chủ quan, luôn luôn áp dụng biện pháp 5K của Bộ Y tế, đặc biệt là không tụ tập đông người.
"Trong lúc này, người dân không nên đi lại khi không cần thiết", TS Phu nói.
Lên phương án điều trị 10.000-15.000 ca bệnh tại TPHCM
Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, số ca mắc Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã vượt qua con số 7.000. Dự báo số ca mắc còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới khi mà tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
TP đã đưa vào hoạt động Bệnh viện dã chiến số 3, số 4 để thu dung điều trị các trường hợp mới mắc hoặc các trường hợp đang được cách ly không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Điều này giúp nâng tổng công suất thu dung điều trị tại 4 bệnh viện dã chiến trên địa bàn thành phố lên 12.000 giường.
Cùng với 5.000 giường hiện có, TPHCM đã chuẩn bị cho kịch bản ứng phó dịch với 10.000 -15.000 ca mắc.
TPHCM: Chiến lược dập dịch Covid-19 khi giãn cách xã hội toàn thành phố Thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên toàn thành phố là cơ hội để ngành y tế không chế và đẩy lùi dịch Covid-19, các giải pháp chiến lược đã sẵn sàng cho "cuộc chiến". Số ca mắc Covid-19 đang tăng nhanh Tính hết ngày 7/7, trên địa bàn TPHCM có 8.470 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y...